Hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacific ngập chìm trong thua lỗ

Trần Anh Thứ năm, 09/08/2018 - 07:15

Jetstar Pacific, hãng hàng không giá rẻ đầu tiên của Việt Nam, liên tục báo lỗ những năm qua, hiện số lỗ lũy kế của hãng hàng không này đã lên tới trên 4.286 tỷ đồng, vượt qua cả vốn điều lệ của công ty.

Ngành hàng không Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây mang lại lợi nhuận ấn tượng cho các hãng hàng không và các công ty dịch vụ khác trong ngành. Cả Vietnam Airlines và Vietjet Air, hai hãng hàng không lớn nhất trong nước, đều đạt lợi nhuận cao nhờ tăng số lượt khách phục vụ qua các năm.

Thậm chí, việc giá nhiên liệu máy bay tăng mạnh trong thời gian gần đây cũng không làm giảm lợi nhuận của các hãng bay này. Trong 6 tháng đầu năm nay, Vietnam Airlines cho biết doanh thu đạt 47,5 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 18% so với cùng kỳ 2017, lợi nhuận đạt 1.500 tỷ đồng, tăng trưởng gần gấp đôi.

Với Vietjet Air, kết quả còn ấn tượng hơn. Lãi từ mảng vận tải hàng không của công ty 6 tháng đầu năm đạt gần 1.700 tỷ đồng, tăng 53,4% so với cùng kỳ năm 2017.

Mặc dù vậy, lợi nhuận chảy vào ngành không dường như không dành cho tất cả các hãng bay. Đi ngược xu hướng chung, Jetstar Pacific, hãng hàng không giá rẻ đầu tiên của Việt Nam, liên tục báo lỗ những năm qua. Tới cuối năm 2017, số lỗ lũy kế của hãng hàng không này đã lên tới trên 4.286 tỷ đồng, vượt qua cả vốn điều lệ của công ty.

Hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacific ngậm chìm trong thua lỗ

Trong 3 năm trở lại đây, Jetstar Pacific có cho thấy sự tăng trưởng cùng chiều với xu thế chung của toàn ngành. Năm 2017, doanh thu của công ty đạt 6.887 tỷ đồng, tăng trưởng gần 60% so với năm 2015 và khoảng 40% so với năm 2016.

Tuy nhiên, vấn đề của Jetstar Pacific trong nhiều năm qua nằm ở chi phí giá vốn (bao gồm chi phí nhiên liệu, chi phí thuê/ mua máy bay...) luôn cao hơn doanh thu khiến hãng hàng không này lỗ ngay trước khi tính đến các chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp.

Năm 2017, lợi nhuận gộp của Jetstar Pacific âm 357 tỷ đồng. Cộng với các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí tài chính tăng mạnh lên 286 tỷ đồng đẩy tổng lỗ hoạt động kinh doanh của hãng lên con số 1.054 tỷ đồng. Năm 2016, Jetstar Pacific cũng lỗ hoạt động kinh doanh gần 1.000 tỷ đồng.

Nhờ khoản lợi nhuận khác hơn 700 tỷ đồng thu được trong năm 2017, khoản lỗ trước thuế của hãng giảm xuống còn 346 tỷ đồng.

Kết quả kinh doanh tiêu cực phần nào phản ánh việc Jetstar Pacific phải tăng chi phí mua và cho thuê máy bay theo kế hoạch mở rộng đội bay lên 30 chiếc Airbus A320 vào năm 2020.

Việc Jetstar Pacific hoạt động bết bát bất chấp thị trường hàng không tăng trưởng là điều không bất ngờ. Hãng hàng không liên doanh giữa Vietnam Airlines và Qantas Airways từ xưa đến nay đã có tiền sử thua lỗ lớn. Là hãng hàng không giá rẻ đầu tiên tại Việt Nam, song Jetstar Pacific không tận dụng được lợi thế của mô hình này, và nhanh chóng bị đè bẹp khi Vietjet Air xuất hiện.

Hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacific ngậm chìm trong thua lỗ 1
Số liệu của Vietnam Airlines là Báo cáo tài chính công ty mẹ

Kinh doanh thua lỗ, để duy trì hoạt động, Jetstar Pacific sử dụng đòn bẩy tài chính khá lớn. Năm 2016, khoản vay nợ ngắn hạn của công ty là 2.475 tỷ đồng. Khoản này giảm xuống còn 345 tỷ đồng trong năm ngoái.

Tuy vậy công ty tăng mạnh khoản doanh thu chưa thực hiện lên 3.435 tỷ đồng trong năm ngoái. Đây là khoản mục ghi nhận giá trị bán tài sản tái thuê như một khoản nợ, phản ánh nghiệp vụ bán và thuê lại (sale and leasingback) máy bay của các hãng hàng không.

Nghiệp vụ này đã mang lại lợi nhuận lớn cho Vietjet Air, hãng hàng không giá rẻ đã vượt qua cả Vietnam Airlines để dẫn đầu thị trường hàng không nội địa. Ngoài Vietjet Air, Jetstar sắp tới còn phải cạnh tranh với Bamboo Airways đang chờ cấp phép của tập đoàn FLC.

Trên các chặng bay quốc tế tới Việt Nam, Jetstar Pacific sẽ phải đối mặt với các hãng hàng không giá rẻ trong khu vực như Air Asia, Lion Air, Tiger Airways. Cạnh tranh ngày càng gay gắt sẽ khiến Jetstar Pacific mất nhiều năm để bù đắp lại khoản lỗ lũy kế hơn 4.286 tỷ đồng dù thị trường hàng không trong nước vẫn có triển vọng tăng trưởng trong thời gian tới.

Chính phủ chính thức cho phép thành lập Hãng hàng không Bamboo Airways

Chính phủ chính thức cho phép thành lập Hãng hàng không Bamboo Airways

Nhịp cầu kinh doanh -  6 năm
Ngày 09/07/2018, ký thay Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã chính thức cho phép thành lập Hãng hàng không Bamboo Airways, xét theo đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và sự đồng thuận của các bộ ngành liên quan.
Chính phủ chính thức cho phép thành lập Hãng hàng không Bamboo Airways

Chính phủ chính thức cho phép thành lập Hãng hàng không Bamboo Airways

Nhịp cầu kinh doanh -  6 năm
Ngày 09/07/2018, ký thay Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã chính thức cho phép thành lập Hãng hàng không Bamboo Airways, xét theo đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và sự đồng thuận của các bộ ngành liên quan.
Ông Nguyễn Đức Tài thôi điều hành, Thế Giới Di Động sẽ ra sao?

Ông Nguyễn Đức Tài thôi điều hành, Thế Giới Di Động sẽ ra sao?

Doanh nghiệp -  4 giờ

Chủ tịch Thế Giới Di Động tin tưởng ban lãnh đạo mới, cùng chiến lược kinh doanh tập trung vào chất sẽ giúp doanh nghiệp tăng trưởng không giới hạn.

Vinhomes lãi lớn quý I nhờ đâu?

Vinhomes lãi lớn quý I nhờ đâu?

Doanh nghiệp -  20 giờ

Vinhomes đặt mục tiêu doanh thu năm nay đạt 180.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 42.000 tỷ đồng.

Trước bão thuế quan, Viconship vẫn tăng vốn 'khủng', đẩy mạnh thâu tóm doanh nghiệp cảng biển

Trước bão thuế quan, Viconship vẫn tăng vốn 'khủng', đẩy mạnh thâu tóm doanh nghiệp cảng biển

Doanh nghiệp -  21 giờ

Cùng với việc thoái vốn khỏi các khoản đầu tư ngoài ngành và tiến hành thâu tóm cổ phần các doanh nghiệp logistics, Viconship đang dần hoàn thiện hệ sinh thái vận tải biển.

Chủ tịch Cen Land: 'Từ chỗ rất rụt rè, chúng tôi sẽ làm rất mạnh'

Chủ tịch Cen Land: 'Từ chỗ rất rụt rè, chúng tôi sẽ làm rất mạnh'

Doanh nghiệp -  1 ngày

Sau một năm không đạt kỳ vọng, Cen Land đang chuyển mình từ môi giới thuần túy thành nhà phát triển bất động sản với tham vọng doanh thu, lợi nhuận tăng gấp nhiều lần trong năm 2025.

Novaland thắng kiện ở dự án 10.000 tỷ đồng

Novaland thắng kiện ở dự án 10.000 tỷ đồng

Doanh nghiệp -  1 ngày

VIAC tuyên chấp nhận yêu cầu khởi kiện của công ty con thuộc Novaland, buộc Taekwang Vina tiếp tục thực hiện hợp đồng chuyển nhượng dự án Khu dân cư 7/5.

Đoàn tàu Thống Nhất đặc biệt kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Đoàn tàu Thống Nhất đặc biệt kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Media -  1 giờ

Hai đoàn tàu xuất phát từ ga Hà Nội và ga Sài Gòn sẽ gặp nhau tại ga Đà Nẵng vào trưa 30/4 trong thời khắc kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước.

Từ thống nhất đến thịnh vượng: Hành trình 50 năm và khát vọng tương lai

Từ thống nhất đến thịnh vượng: Hành trình 50 năm và khát vọng tương lai

Tiêu điểm -  1 giờ

Để hiện thực hoá khát vọng xây dựng nước Việt Nam “hơn mười ngày nay”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh phải giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực và phát huy mọi tiềm năng.

Ông Nguyễn Đức Tài thôi điều hành, Thế Giới Di Động sẽ ra sao?

Ông Nguyễn Đức Tài thôi điều hành, Thế Giới Di Động sẽ ra sao?

Doanh nghiệp -  4 giờ

Chủ tịch Thế Giới Di Động tin tưởng ban lãnh đạo mới, cùng chiến lược kinh doanh tập trung vào chất sẽ giúp doanh nghiệp tăng trưởng không giới hạn.

Tái hiện 2 Đoàn tàu Thống Nhất kết nối Nam - Bắc

Tái hiện 2 Đoàn tàu Thống Nhất kết nối Nam - Bắc

Ống kính -  4 giờ

Hai đoàn tàu xuất phát từ ga Hà Nội và ga Sài Gòn sẽ gặp nhau tại ga Đà Nẵng vào đúng ngày kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Vốn đầu tư công giải ngân chậm chạp

Vốn đầu tư công giải ngân chậm chạp

Tiêu điểm -  17 giờ

Mặc dù đã hết bốn tháng đầu năm nhưng 24 bộ, cơ quan trung ương và địa phương giải ngân vốn đầu tư công ở mức dưới 5%, thậm chí còn chưa bắt đầu giải ngân vốn.

Cần mở rộng đối tượng áp ‘luồng xanh’ thủ tục đầu tư, kinh doanh

Cần mở rộng đối tượng áp ‘luồng xanh’ thủ tục đầu tư, kinh doanh

Tiêu điểm -  17 giờ

“Luồng xanh” là thủ tục đầu tư, kinh doanh đặc biệt theo phương thức hậu kiểm, được đánh giá là chìa khóa quan trọng tạo cơ chế bứt phá cho nền kinh tế.

Cơn bão 'kiệt sức' ăn mòn sự gắn bó của nhân tài với doanh nghiệp

Cơn bão 'kiệt sức' ăn mòn sự gắn bó của nhân tài với doanh nghiệp

Diễn đàn quản trị -  18 giờ

Giữ chân người tài không phải là trò chơi của ngân sách mà là nghệ thuật lắng nghe và thấu hiểu người lao động, đặc biệt là khi họ đang dần kiệt sức.