Tiêu điểm
Hàng không nội địa Việt Nam phục hồi nhanh nhất thế giới
Dự kiến trong năm 2022, lượng hành khách thông qua các cảng hàng không trên cả nước ước đạt 87,8 triệu khách, tăng 190% so với năm 2021.

Theo công bố của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), Việt Nam hiện đang đứng vị trí số 1 trong danh sách 25 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới.
Các vị trí tiếp theo lần lượt là Mexico, Brazil, Nga, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Australia. Trong danh sách này, khu vực Đông Nam Á, ngoài Việt Nam đứng vị trí số 1 còn có Indonesia đứng thứ 8, Malaysia thứ 9, Philippines thứ 13 và Thái Lan đứng thứ 24.
Theo số liệu từ Cục Hàng không Việt Nam (Bộ Giao thông vận tải), 6 tháng đầu năm, lượng hành khách thông qua các cảng hàng không Việt Nam đạt 40,7 triệu khách, tăng 56,8% so với cùng kỳ 2021. Trong số này này có 1,8 triệu khách quốc tế và 38,9 triệu khách nội địa.
Những nhân tố làm đảo lộn kịch bản phục hồi ngành hàng không
Các hãng hàng không Việt Nam vận chuyển 20,1 triệu khách, tăng 56,1% so với cùng kỳ 2021. Trong đó, khách quốc tế đạt 667 nghìn khách, khách nội địa 19,5 triệu khách, tăng 51,8% so với cùng kỳ 2021.
Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng cho biết, hai năm 2020-2021, thị trường hàng không Việt Nam sụt giảm mạnh với mức giảm lần lượt là 42,1% và 80% so với năm 2019.
Các hãng hàng không Việt Nam phải chật vật, xoay xở, thực hiện mọi giải pháp mang tính tự vận động cũng như được sự hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước để duy trì hoạt động. Sang năm 2022, với việc nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch bệnh và tình hình phòng, chống dịch bệnh đạt được nhiều kết quả khả quan, thị trường đã có dấu hiệu phục hồi, đặc biệt là thị trường nội địa.
Dự kiến trong năm 2022, lượng hành khách thông qua các cảng hàng không trên cả nước ước đạt 87,8 triệu khách, tăng 190% so với năm 2021.
Trong đó, khách quốc tế đạt 5 triệu khách, tăng 844% so với năm 2021. Khách nội địa 82,8 triệu khách, tăng 178,4% so với năm 2021. Các hãng hàng không Việt Nam cũng dự kiến vận chuyển 43,3 triệu khách trong năm nay, tăng 185% so với năm trước.
Với hàng không thế giới, theo Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), du lịch hàng không quốc tế đang phục hồi mạnh mẽ trong năm nay, ngoại trừ khu vực châu Á - Thái Bình Dương phục hồi chậm hơn.
Sự phục hồi lượng hành khách quốc tế của khu vực Châu Á Thái Bình Dương phụ thuộc vào các thị trường du lịch lớn như Trung Quốc và Ấn Độ. Vào cuối tháng 3 vừa qua, Ấn Độ đã khởi động lại các chuyến bay quốc tế nhưng Trung Quốc vẫn tiếp tục đóng cửa biên giới với du khách quốc tế.
Hiện nay, Trung Quốc vẫn đang theo đuổi chính sách Zero-Covid. Hai thành phố lớn là Thượng Hải và Bắc Kinh thắt chặt lệnh phong tỏa đối với kinh doanh và du lịch. Tuy nhiên, ông Willie Walsh cho rằng, các hạn chế đi lại của Trung Quốc sẽ không ảnh hưởng lớn đến việc phục hồi du lịch hàng không toàn cầu.
Bên cạnh đó, ngay cả khi hoạt động du lịch hàng không đang trên đà phục hồi và tăng trưởng mạnh, IATA vẫn nhận thấy “một số thách thức” đối với thị trường hàng không toàn cầu.
Những thách thức này chủ yếu đến từ xung đột giữa Nga – Ukraine khiến an ninh hàng không bị phá hủy hoàn toàn, giá xăng dầu tăng cao khiến tăng giá vé máy bay.
Kịch bản phục hồi ngành hàng không Việt
Mở cửa hàng không dẫn dắt kinh tế hồi phục
Mở cửa hàng không và du lịch sẽ là bước khởi đầu để khai thông mọi nguồn lực cho nền kinh tế từng bước phục hồi và phát triển sau dịch.
AirAsia muốn triển khai taxi hàng không khắp Đông Nam Á
Theo Forbes, Tập đoàn AirAsia đang có kế hoạch tung ra dịch vụ đi chung taxi hàng không trên khắp Đông Nam Á vào năm 2025. Hãng do hai tài phiệt người Malaysia là Tony Fernandes và Kamarudin Meranun làm giám đốc điều hành.
Mở cửa hàng không với quốc tế: Cần "mở thoáng" và "mở thật"!
Nhiều chuyên gia cho rằng, ngành hàng không cần mở cửa sớm với các quy định thông thoáng và thực chất nhằm giúp hàng không và du lịch phục hồi.
Cục Hàng không đề nghị mở lại toàn bộ đường bay quốc tế từ 14/2
Việt Nam dự kiến mở lại đường bay quốc tế thường lệ như thời điểm chưa có dịch Covid-19 từ 17h ngày 14/2/2022.
Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam giữa bất ổn thương mại
Dù dự báo tăng trưởng GDP thấp hơn, Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế dẫn đầu về tốc độ tăng tại Đông Nam Á.
Vướng mắc giá FIT cho điện tái tạo: Bộ Công thương thúc EVN xử lý
Bộ Công thương yêu cầu EVN khẩn trương báo cáo giải quyết vấn đề hưởng giá FIT các dự án điện gió, điện mặt trời theo đúng yêu cầu Nghị quyết 233 của Chính phủ.
Thủ tướng đưa ra 3 sứ mệnh cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên chuyển đổi số
Thủ tướng đề nghị cộng đồng doanh nghiệp xây chiến lược dài hạn, đổi mới văn hoá, quản trị, tự sáng tạo đột phá thay vì chỉ ứng dụng và làm chủ công nghệ…
Đối diện 'cơn sóng thần' thuế quan, bản đồ nào dẫn lối tránh cho doanh nghiệp Việt?
Giữa những bất định vì thuế quan, các hiệp định thương mại có sẵn là bước đệm giúp doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chuyển hướng.
Vasep đề xuất 2 gói hỗ trợ cứu xuất khẩu thủy sản trước biến động thuế quan từ Mỹ
Vasep kiến nghị loạt giải pháp nhằm duy trì xuất khẩu thủy sản trong bối cảnh Mỹ thay đổi chính sách thuế, doanh nghiệp đối mặt nguy cơ giảm đơn hàng và hàng tồn kho.
VPBank bổ nhiệm chủ tịch hội đồng thành viên GPBank
Việc bổ nhiệm dàn lãnh đạo mới là một phần trong lộ trình triển khai phương án chuyển giao bắt buộc GPBank cho VPBank đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.
Bất động sản mất hút trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp quí I
Nhóm ngân hàng và chứng khoán gần như độc chiếm thị trường phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong ba tháng đầu năm.
Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam giữa bất ổn thương mại
Dù dự báo tăng trưởng GDP thấp hơn, Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế dẫn đầu về tốc độ tăng tại Đông Nam Á.
Giá vàng hôm nay trưa 26/4: Trong nước bất ngờ tăng giá
Giá vàng trong nước bất ngờ tăng vào lúc gần trưa nay ở tất cả các nhà bán thêm từ 50.000 – 100.000 đồng/chỉ.
Phá kỷ lục lợi nhuận, Techcombank hướng tới vốn hóa 20 tỷ USD cuối 2025
Chủ tịch Hồ Hùng Anh cho biết Techcombank tự tin sẽ lặp lại những kỳ tích như giai đoạn IPO cổ phiếu vào năm 2017.
PAN Group liên tục thay 'ghế nóng' ở công ty thành viên: Chiến lược đầy toan tính
Thay đổi lãnh đạo ở PAN Group không đơn thuần là sự chuyển giao quyền lực mà còn là chuyển hướng kinh doanh, làm mới bộ máy điều hành và nâng cấp năng lực quản trị toàn diện.
Bùng nổ đại đô thị, nguồn cung nhà ở ngập thị trường
Các đại đô thị từ hàng trăm đến hàng nghìn ha đang bùng nổ khắp cả nước, mang đến nguồn cung bất động sản khổng lồ khuấy đảo thị trường.