Hạnh phúc của ông chủ Mắm Lê Gia khi khởi nghiệp lần hai

Đặng Hoa Thứ năm, 08/08/2024 - 08:46

Hạnh phúc đối với Lê Anh - nhà sáng lập Mắm Lê Gia chính là được bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống, được đồng hành cùng sự phát triển của quê hương.

Đẹp lên cùng quê hương

Chiều muộn một ngày cuối tháng 7/2024, anh Lê Anh chạy xe từ nhà máy Mắm Lê Gia tại Thanh Hóa về văn phòng Hà Nội để tiếp đón nhóm bạn đại học đến chơi và tìm hiểu về mắm truyền thống.

Trên những chiếc bàn ăn bằng tre nơi phòng ăn của công ty, vợ chồng anh lựa chọn thiết đãi bạn bè và những người yêu quý Mắm Lê Gia bằng món chả cá với mắm tôm do chính công ty anh sản xuất.

Bữa ăn ấm cúng kết thúc, vợ chồng anh chào khách và chuẩn bị hành trang để về Thanh Hóa vào sáng sớm ngày tiếp theo. Khu nhà máy kết hợp du lịch trải nghiệm của Lê Gia sẽ đón bác Vân, một người bạn lâu năm, về tổ chức làm bánh trung thu cho trẻ em.

Những năm trước đây, vợ chồng anh cùng nhau bôn ba khắp nơi để tìm cách tăng độ phủ của các sản phẩm mắm truyền thống, không chỉ vào các siêu thị lớn trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài. Nhưng năm nay, anh chị đa phần di chuyển giữa Hà Nội và Thanh Hóa. Họ đang tập trung cho “khởi nghiệp lần hai” - Dự án du lịch trải nghiệm với khát vọng đẹp lên cùng quê hương.

Ý tưởng cho dự án này xuất phát từ đâu, thưa anh?

Anh Lê Anh: Khi bắt đầu khởi nghiệp năm 2016, tôi xác định một trong các sứ mệnh của mình là gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của cha ông. Tôi nghĩ, phải làm sao để nước mắm truyền thống được mọi người hiểu hơn, đặc biệt là người trẻ, vì có hiểu thì mới thương, có thương thì mới yêu.

Một trong các cách hiểu dễ và hiệu quả nhất là trực tiếp nghe câu chuyện và trải nghiệm ngay tại nơi sản xuất. Từ những ngày đầu thành lập Lê Gia, tôi vẫn luôn ấp ủ điều đó. Nhà máy ban đầu nhỏ xinh, dù cơ sở vật chất chưa được đầu tư nhiều nhưng vẫn bố trí theo hướng mang lại trải nghiệm tốt.

Đến dự án mới, tôi rút ra rằng cách làm hiệu quả nhất là từ trái tim đến với trái tim. Lê Gia xác định KPI của đội ngũ là cảm xúc tích cực và niềm vui của khách hàng. Mọi hành động đều hướng đến làm cho du khách được vui chứ không phải nhằm mục tiêu bán hàng.

Dự án du lịch trải nghiệm lần này đã khiến bộ mặt của Lê Gia ở Thanh Hóa thay đổi như thế nào?

Anh Lê Anh: Chúng tôi xanh hơn, bền vững hơn và mang đậm tính truyền thống! Vì muốn khi khách đến đều có cảm giác thoải mái nên ngay trong ý tưởng, chúng tôi đã chấp nhận diện tích sử dụng cho kinh doanh bị ít đi để dành chỗ cho không gian trải nghiệm và diện tích cây xanh.

Tư duy này được chúng tôi thể hiện ở ý tưởng thiết kế không gian, cảnh quan, quy trình tiếp đón, hướng dẫn, phân luồng lối đi…

Nổi bật ngay giữa sân nhà máy là 2 chiếc mái nón đường kính 20m bằng lá guột bền, thân thiện với môi trường. Mái nón tượng trưng cho bà, cho mẹ và những giá trị truyền thống tốt đẹp của người Việt.

Là công ty sản xuất mắm truyền thống, yêu thiên nhiên nên chúng tôi kỳ công đầu tư cảnh quan, trồng quanh nhà máy rất nhiều cây xanh với những loại cây đậm chất truyền thống như cây chay, bồ kết, thị, mận quân, mắc mật…

Du khách đến được chúng tôi tiếp đón bằng những món quà quê như sung, khế, ổi, bánh tráng chấm mắm ruốc…ngay tại vườn. Ngồi trên chõng tre, khách được uống nước vối mát lạnh. Các đoàn khách đăng ký trước được ăn bánh đúc chấm mắm tôm, làm gỏi cuốn chấm nước mắm cùng nhiều hoạt động khác mang giá trị cốt lõi là tôn vinh nghề truyền thống. Trong quá trình pha nước chấm, họ sẽ hiểu rằng một bát nước mắm gồm đầy đủ các yếu tố trong ngũ hành, hiểu được hậu vị và vị umami đến từ đâu…

Khách tham quan được nghe câu chuyện từ chính những nghệ nhân làm mắm, trải nghiệm và khám phá một cách trực quan ngay tại nhà máy. Bên cạnh đó, chúng tôi cung cấp mã QR để khách xem video giới thiệu chi tiết và tham gia các tìm hiểu thêm về nghề truyền thống và quê hương.

Du khách cũng được tham gia các trò chơi truyền thống. Hình ảnh một gia đình bao gồm ông bà, bố mẹ, các con và cháu vui vẻ quây quần ngồi trên chiếc chõng tre cùng nhau chơi ô ăn quan hay cùng nhau nhảy sạp…trong khuôn viên nhà máy Lê Gia rất được trân quý.

Lê Gia muốn tạo nên một không gian truyền thống để truyền tải văn hóa truyền thống chứ không chỉ là mắm truyền thống.

Hình như anh cũng là người trực tiếp dẫn đoàn?

Anh Lê Anh: Với tôi, đó là niềm hạnh phúc. Hạnh phúc khi được đón tiếp, lắng nghe từ chính khách hàng của mình, để có thể điều chỉnh, làm tốt hơn mỗi ngày. Với chúng tôi, việc được mọi người đón nhận là niềm hạnh phúc lớn nhất chứ không phải doanh thu bán hàng.

Tôi cảm thấy hạnh phúc khi được giới thiệu đến các bạn nhỏ khám phá về quy trình sản xuất mắm truyền thống và tìm hiểu về văn hóa truyền thống. Đứng dưới gốc cây bồ kết dù đã khản cả tiếng nhưng vẫn không ngừng nhận được câu hỏi của một bạn nhỏ trong đoàn làm tôi thấy sung sướng vô cùng. Có lẽ, cảm giác giống như những người đầu bếp, hạnh phúc khi những món ăn mình nấu được thực khách đón nhận.

Chúng tôi cũng tiếp đón nhiều đoàn khách quốc tế đến tìm hiểu về nghề truyền thống và văn hóa truyền thống Việt Nam. Chúng tôi hạnh phúc khi được giới thiệu những nét tinh hoa trong văn hóa truyền thống gắn với hộ chiếu ẩm thực - mắm truyền thống đến bạn bè quốc tế.

Sắp tới, chúng tôi sẽ mở rộng những hoạt động trải nghiệm về nghề truyền thống gắn với quê hương như: Tham quan hải đăng nghe kể chuyện về những người lính không quân hàm, một ngày làm ngư dân, các hoạt động trải nghiệm xay bột, làm bánh truyền thống quê hương (bánh khoái, bánh đúc, bánh răng bừa) ngay tại khuôn viên nhà máy… Chúng tôi cũng sẽ kết hợp với các trường để lan tỏa các giá trị nghề truyền thống đến thế hệ tương lai của đất nước.

Là đơn vị đạt chứng nhận OCOP 5 sao, chúng tôi ý thức được trách nhiệm của mình trong việc lan tỏa cùng cộng đồng địa phương, cộng hưởng với du lịch biển thêm một điểm đến, tạo công ăn việc làm và giữ gìn bản sắc nghề truyền thống.

Lê Gia mong muốn không chỉ truyền tải câu chuyện nghề mắm truyền thống mà còn truyền tải niềm tự hào quê hương xứ Thanh. Tôi tự nhận thấy mình phải có trách nhiệm cùng quê hương và có trách nhiệm với thế hệ mai sau.

Hành trình kiên tâm

Lần đầu tiên nghe anh chia sẻ về ý tưởng này là thời điểm cách đây 4 năm. Bốn năm đó có dễ dàng với anh để hiện thực hóa ước mơ đó hay không?

Anh Lê Anh: Chúng tôi mất hơn 4 năm để thuyết phục các cơ quan quản lý nhà nước chấp thuận cho dự án này. Đó là một hành trình kiên tâm, như cách chúng tôi khởi nghiệp làm mắm truyền thống.

Hầu hết đều là vốn vay ngân hàng. Hơn 60 tỷ đồng chưa kể thiết bị là một con số đầu tư quá lớn với một doanh nghiệp khởi nghiệp với nghề truyền thống. Việc vay khoản vốn lớn như vậy là không dễ nhưng chúng tôi kiên trì thuyết phục được các ngân hàng tài trợ vốn cho khát vọng của chúng tôi. Tôi gọi dự án này là khởi nghiệp lần 2, hành trình trả nợ bắt đầu (cười).

Hay như khó khăn trong việc mời gọi du khách đến với Lê Gia. Chúng tôi lựa chọn chiến lược tập trung cho trải nghiệm để tạo marketing truyền miệng nên sẽ mất nhiều thời gian hơn. Chúng tôi không chọn những cách làm mà mình phải đánh đổi bằng quyền lợi của khách hàng.

Đầu tư hàng chục tỷ đồng cho du lịch trải nghiệm mà lại không thu phí thì liệu có quá lãng mạn? Anh tính toán hoàn vốn như thế nào?

Anh Lê Anh: Nếu như tôi đã ngây thơ khi khởi nghiệp lần đầu thì bây giờ cũng lãng mạn làm những cái mới. Nếu xét các chỉ số tài chính cho một dự án như vậy thì quả thực ngây thơ về mặt quản trị, không ai đầu tư một khối tài sản cố định quá lớn với doanh thu còn khiêm tốn.

Trong quá trình làm, tôi luôn muốn làm tốt hơn những gì mình có, ví như đầu tư rất nhiều cho cảnh quan và cây xanh, phải là mái lợp guột chứ không phải mái bê tông, nhà vệ sinh phải đạt chuẩn tương đương nhà vệ sinh ở sân bay, nền nhà cũng mài nền bê tông cho lộ đá và phủ tăng cứng thay vì chỉ đổ bê tông bình thường... nên chi phí độn lên khá nhiều. Tôi thừa nhận bản thân ngây thơ về tài chính nhưng vẫn nỗ lực với mục tiêu vì trải nghiệm tốt nhất cho du khách

Chúng tôi tin rằng, những gì xuất phát từ trái tim sẽ đến trái tim. Chúng tôi hy vọng, du khách sẽ cảm nhận được sự tận tâm, chân thành khi đến với nhà máy Lê Gia, sẽ thêm hiểu, thêm tin và từ đó, chúng tôi sẽ có được tài sản quý nhất của doanh nghiệp là sự ủng hộ của khách hàng.

Với khó khăn về mặt tài chính, anh có bao giờ nghĩ đến việc tiếp cận vốn đầu tư từ các quỹ?

Anh Lê Anh: Đến thời điểm này là không. Nếu có sức ép từ bên ngoài, tôi nghĩ mình khó giữ được mình. Tôi không đặt tiền lên đầu khi làm các dự án nên giảm được áp lực về mục tiêu doanh thu. Nếu nhận đầu tư thì tôi sẽ không thể tiếp tục lãng mạn được.

Tôi luôn cố gắng chọn kinh doanh tạo tác động xã hội và hạnh phúc trên hành trình mình đi.

Làm mắm ở nhà máy Lê Gia

Văn hóa người đứng đầu quyết định văn hóa doanh nghiệp

Anh làm thế nào để truyền tải tinh thần “coi niềm vui của khách hàng là mục tiêu của Mắm Lê Gia” đến đội ngũ nhân viên?

Anh Lê Anh: Với tôi, cách quản trị tốt nhất là bằng văn hóa doanh nghiệp. Dù có đưa ra rất nhiều quy định, chế tài nhưng mà nhân viên không muốn làm thì chịu. Văn hóa doanh nghiệp là cái hiệu quả bền vững, sâu sắc.

Văn hóa doanh nghiệp chịu ảnh hưởng phần lớn từ người đứng đầu. Thấy người lãnh đạo cấp cao nhất công ty tận tâm với khách hàng, đam mê với sản phẩm thì cả đội ngũ sẽ được truyền lửa theo.

Mắm Lê Gia có 4 giá trị cốt lõi: tận tâm, nhân văn, chân thành, sẵn sàng. Chúng tôi thường xuyên truyền thông các giá trị này và thể hiện các từ khóa qua từng hành động cụ thể.

Thực tế đã chứng minh tính hiệu quả của nó. Nhiều nhân sự giỏi chúng tôi tuyển được không phải vì lương cao, mà đa phần nằm ở tính nhân văn, trong ý nghĩa công việc mà họ làm. Không chỉ bán một chai nước mắm đơn thuần, họ đang góp phần giúp bữa ăn của các gia đình, trường học, khu công nghiệp… và của chính những người thân của họ trở nên an lành hơn.

Mắm Lê Gia đã khác như thế nào so với 4 năm về trước?

Anh Lê Anh: Có lẽ là chúng tôi lan tỏa được giá trị của sản phẩm truyền thống và đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng.

Nó không phải là các bằng khen, chứng chỉ, các hoạt động thiện nguyện chúng tôi đã làm, mà nó thể hiện ở sứ mệnh chúng tôi đang và sẽ cố gắng thực hiện.

Sứ mệnh của Lê Gia là: là đầu ra của hàng nghìn ngư dân bám biển, diêm dân làm muối, Lê Gia chăm sóc bữa ăn cho hàng triệu gia đình Việt Nam bằng những gia vị truyền thống, hoàn toàn tự nhiên và tốt cho sức khỏe. Thông qua đó chúng tôi góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa và tài nguyên bản địa, gia tăng chuỗi giá trị nông sản và du lịch, giới thiệu ra thế giới những đặc sắc của hộ chiếu ẩm thực Việt Nam.

Anh có định làm kinh doanh ở những nơi khác ngoài Thanh Hóa hay không?

Niềm hạnh phúc trên khuôn mặt của những người lao động xứ Thanh

Anh Lê Anh: Lê Gia có nhiều hoài bão, ước mơ hơn. Mô hình du lịch trải nghiệm là một trong số đó, và sắp tới sẽ có nhiều hoạt động hơn, vẫn còn nhiều thứ phải làm. Tuy nhiên, dù phát triển gì thì chúng tôi cũng chỉ tập trung ở quê hương tôi dù tôi đã được khuyên làm mắm ở nhiều vùng có khí hậu thuận lợi hơn. Tôi mong ước cùng quê hương đẹp lên.

Chia sẻ trong lễ khánh thành dự án, chỗ tôi đứng phát biểu là nơi gắn với tuổi thơ thả diều, chăn trâu, trốn mẹ tát cá giữa trưa hè. Đó là nơi cách tổ tiên “nằm nghỉ” vài trăm mét, là nơi tôi sinh ra, khởi nghiệp, đóng thuế tạo công ăn việc làm, giúp anh em đồng bào ly nông mà không ly hương.

Những cô chú công nhân ở quê rất khó xin việc, kể cả đi xa vài ba chục cây số đến khu công nghiệp vì họ không tuyển người già. Ở Lê Gia, họ được trân trọng. Họ được làm việc trong công ty có đầy đủ chế độ phúc lợi, được tổ chức sinh nhật, tham gia các hoạt động tập thể... Làm việc cho một doanh nghiệp có chứng nhận OCOP 5 sao, được làm trong nhà máy có chứng chỉ ISO 2000 và tiếp xúc với những người giỏi, họ có cơ hội mở mang tầm nhìn và tư duy. Ở Lê Gia, họ có thu nhập và được nâng cấp về đời sống tinh thần.

Hay như hình ảnh việc cô công nhân treo trang trọng bức ảnh tri ân của công ty ngay chính giữa phòng khách đơn sơ của gia đình là một hình ảnh mang nhiều cảm xúc với tôi.

Tôi cảm thấy có động lực vì những việc làm của mình được ghi nhận bởi khách hàng, nhân sự, các cơ quan chính quyền và cộng đồng. Phần thưởng của tôi đôi khi chỉ đơn giản là hình ảnh cô bé tiểu học chăm chú nghe tôi chuyện văn hóa truyền thống ở gốc cây bồ kết dù tôi đã khản cổ và ướt đẫm mồ hôi. Hoặc là hình ảnh bà và cháu cùng nhau chơi ô ăn quan dưới mái nón lợp bằng lá guột với những tiếng cười giàu cảm xúc. Đó là động lực để tôi đi xa đến hôm nay.

Anh có nghĩ sẽ tiếp tục mang theo sự lãng mạn trên các chặng đường tiếp theo trên hành trình làm kinh doanh?

Anh Lê Anh: Chắc chắn là phải có. Với nghề truyền thống, nếu cứ mang lên bàn cân đo đếm chỉ số tài chính thì không làm được. Nó khốc liệt vô cùng.

Đôi khi ngây thơ cũng giúp mình đi đỡ mệt mỏi hơn, liều hơn và hạnh phúc hơn.

Xin cảm ơn anh!

Nước mắm truyền thống và nước mắm công nghiệp: Sự nhập nhèm bị lợi dụng

Nước mắm truyền thống và nước mắm công nghiệp: Sự nhập nhèm bị lợi dụng

Tiêu điểm -  5 năm
Sự va chạm giữa nước mắm truyền thống và nước mắm công nghiệp chính là sự va chạm giữa công nghệ truyền thống và công nghệ hiện đại đã bị nhập nhèm, bị lợi dụng bởi những người kinh doanh thiếu đạo đức.
Nước mắm truyền thống và nước mắm công nghiệp: Sự nhập nhèm bị lợi dụng

Nước mắm truyền thống và nước mắm công nghiệp: Sự nhập nhèm bị lợi dụng

Tiêu điểm -  5 năm
Sự va chạm giữa nước mắm truyền thống và nước mắm công nghiệp chính là sự va chạm giữa công nghệ truyền thống và công nghệ hiện đại đã bị nhập nhèm, bị lợi dụng bởi những người kinh doanh thiếu đạo đức.
Người đầu tiên làm bảo tàng nước mắm ở Việt Nam

Người đầu tiên làm bảo tàng nước mắm ở Việt Nam

Phát triển bền vững -  5 năm

Kinh doanh đủ mọi nghề để tích luỹ vốn liếng, chàng trai trẻ Trần Ngọc Dũng đã làm một cuộc “lội ngược dòng” ngoạn mục, biến làng chài Khánh Thiện thành “bảo tàng sống” để du khách rung động và biết yêu hơn giọt nước mắm truyền thống.

Giáo sư Võ Tòng Xuân: Phải bỏ luôn dự án ‘Bộ tiêu chuẩn nước mắm’

Giáo sư Võ Tòng Xuân: Phải bỏ luôn dự án ‘Bộ tiêu chuẩn nước mắm’

Leader talk -  5 năm

Nước mắm và nước chấm là hai sản phẩm khác nhau, tại sao lại "đánh lận con đen" làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn?

Vụ nước mắm: ‘Không thổi cũng vỡ trận, thổi sai càng vỡ trận’

Vụ nước mắm: ‘Không thổi cũng vỡ trận, thổi sai càng vỡ trận’

Leader talk -  5 năm

Vai trò của Nhà nước, của những nhà làm luật trong các cuộc chơi, các cuộc tranh tài như những gì đang diễn ra giữa chai nước mắm truyền thống và chai nước mắm công nghiệp trở nên vô cùng quan trọng.

Cân nhắc đánh thuế bất động sản

Cân nhắc đánh thuế bất động sản

Bất động sản -  21 phút

VARS cho rằng việc ban hành chính sách thuế bất động sản nhằm kiềm chế đà tăng giá và điều tiết thị trường phát triển lành mạnh, bền vững.

F88 đảo ngược kết quả kinh doanh

F88 đảo ngược kết quả kinh doanh

Doanh nghiệp -  27 phút

Sau khi thua lỗ hàng trăm tỷ đồng trong năm ngoái, F88 đã có màn "lội ngược dòng" ấn tượng trong nửa đầu năm nay với lợi nhuận sau thuế đạt 89 tỷ đồng.

Phát Đạt bắt tay Thanh Bình Phú Mỹ làm khu công nghiệp

Phát Đạt bắt tay Thanh Bình Phú Mỹ làm khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  36 phút

Phát Đạt và Thanh Bình Phú Mỹ sẽ cùng phát triển, tạo ra các khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ sinh thái trong thời gian tới.

Tiếp nhận phản hồi từ người lao động: Vũ khí cạnh tranh bị lãng quên

Tiếp nhận phản hồi từ người lao động: Vũ khí cạnh tranh bị lãng quên

Diễn đàn quản trị -  43 phút

Có nhiều cách làm hay trong việc tiếp nhận phản hồi từ người lao động và biến góp ý thành hành động đơn giản, không áp đặt nhưng đầy khích lệ, giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Hình ảnh Hạ Long tan hoang sau bão số 3

Hình ảnh Hạ Long tan hoang sau bão số 3

Ống kính -  1 giờ

Cơn bão Yagi đổ bổ vào Quảng Ninh ngày 7/8 đã gây hư hại nhiều công trình, cửa hàng tại khu du lịch Bãi Cháy và Hòn Gai.

Siêu bão Yagi gây thiệt hại nặng nề tại miền Bắc

Siêu bão Yagi gây thiệt hại nặng nề tại miền Bắc

Tiêu điểm -  13 giờ

Siêu bão Yagi đổ bộ vào miền Bắc đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản và nông nghiệp, ảnh hưởng lớn đến nhiều tỉnh thành.

Quảng Ninh quyết không để ùn tắc tại cửa khẩu Móng Cái

Quảng Ninh quyết không để ùn tắc tại cửa khẩu Móng Cái

Tiêu điểm -  17 giờ

Hàng trăm container, xe tải đã đăng ký xuất khẩu hàng hóa tại cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) trong ngày đầu tiên hoạt động trở lại sau bão số 3.