Diễn đàn quản trị
Hậu M&A chuỗi cafe mua chuỗi phở: Gộp thương hiệu hay để phát triển riêng?
Mua xong mà để đó, không tận dụng chuỗi địa điểm đắt giá của thương hiệu phở là quá lãng phí. Chủ thương hiệu cà phê sẽ phải làm gì?
.jpg)
Giai đoạn 2016-2017, thị trường Việt Nam đã chứng kiến rất nhiều vụ M&A đình đám. Nổi bật là thương vụ trị giá 1 tỷ USD, khi các nhà đầu tư Thái Lan tiến quân vào thị trường bán lẻ. Hay các nhà đầu tư Hàn Quốc mua lại dự án bất động sản với giá 350 triệu USD.
Lợi thế mà các thương vụ M&A đem lại cho các nhà đầu tư chính là kế thừa hoạt động kinh doanh của các công ty. Tuy nhiên, theo ông Dominic Scriven - Giám đốc Quỹ đầu tư Dragon Capital: Hơn một nửa các vụ M&A không tạo ra giá trị gia tăng.
Thực tế, M&A dựa trên 3 yếu tố: Giá trị doanh nghiệp về mặt con số và tài chính; nhận diện, hình ảnh thương hiệu; văn hóa doanh nghiệp. Trong đó, hình ảnh thương hiệu có giá trị vô hình nhưng rất lớn.
Những nghiên cứu gần đây với 500 công ty lớn trên thế giới cũng cho thấy, giá trị thương hiệu chiếm tới hơn 50% tổng giá trị doanh nghiệp. Điều này lý giải vì sao 50-80% doanh nghiệp thất bại sau các thương vụ M&A có nguyên nhân từ việc chưa đánh giá đúng giá trị của thương hiệu.
Theo các chuyên gia, M&A có ảnh hưởng rất lớn tới các thương hiệu. Và mọi chiến lược cho thực thể mới luôn cần phải được dẫn dắt bởi chiến lược thương hiệu, để tất cả các quyết định sau M&A đều phù hợp với tầm nhìn thương hiệu chung và được dẫn dắt bởi nhận diện thương hiệu. Bởi vậy, nếu DN không đặc biệt chú trọng đến chiến lược thương hiệu giai đoạn hậu M&A thì thương vụ rất khó có thể thành công.
Và đó cũng chính là vấn đề được nêu ra trong Chương trình CEO – Chìa khoá thành công số 51 với chủ đề: "Doanh nghiệp gia đình - Bài toán đa thương hiệu". Chương trình nêu ra câu chuyện của một doanh nghiệp gia đình sản xuất và kinh doanh cà phê có lịch sử phát triển 20 năm, sở hữu thương hiệu nổi tiếng trong nước và một số nước trên thế giới.
Doanh nghiệp sở hữu một chuỗi cửa hàng có vị trí đắc địa bậc nhất với nhiều dòng sản phầm đa dạng như cà phê xay, cà phê bột, đóng gói, pha sẵn.... Trên đà phát triển, thương hiệu này đã chớp thời cơ thu mua một thương hiệu ẩm thực nổi tiếng khác (phở) cũng có chuỗi cửa hàng đắc địa nhất nhì trên cả nước.
Đó là một thương vụ M&A đình đám của 2 thương hiệu khét tiếng với 2 chuỗi cửa hàng vàng. Thương vụ diễn ra hết sức tốt dẹp. Các cổ đông cùng HĐQT đều hoan hỷ hài lòng. Tuy nhiên, ngay sau đó, giữa CEO và các thành viên còn lại của HĐQT đã phát sinh mâu thuẫn về chiến lược khai thác thương hiệu và chuỗi vừa thu mua đươc.
Các thành viên HĐQT thì muốn lập tức trộn lẫn các chuỗi cửa hàng cà phê và phở có địa điểm đắc địa để mở rộng kinh doanh cà phê. Bằng cách đưa đồng bộ các sản phẩm cà phê vào bán trong chuỗi phở.
Họ cho rằng, vốn đầu tư bỏ ra khá lớn. Mua xong mà để đó, không tận dụng chuỗi địa điểm đắt giá của thương hiệu phở là quá lãng phí.
Bởi vậy, kinh doanh trộn lẫn cả hai thương hiệu là phương án tối ưu, vì ăn luôn là phải đi cùng với uống. Cách làm này nhằm cộng lực hai thương hiệu mạnh với nhau (nhân đôi giá trị thương hiệu và chuỗi địa điểm) để làm tăng gấp đôi - gấp 3 giá trị thương hiệu.
Trong khi đó, CEO của công ty lại kiên quyết phản đối khi cho rằng, cần phải giữ nguyên hai hệ thống độc lập. Như vậy công ty sẽ sở hữu cùng lúc 2 thương hiệu, 2 chuỗi lớn. Tiếp tục duy trì phát triển 2 hệ thống. Mở rộng kinh doanh. Ý nghĩa của thương vụ nằm ở việc: mua thêm thương hiệu là để phát triển hơn nữa, thậm chí sau này có thể bán đi với giá trị cao hơn.
Vị CEO nhìn nhận, không nên trộn lẫn 2 thương hiệu bởi đây là hai ngành hàng khác nhau nên việc kinh doanh vẫn nên tiếp tục theo hướng độc lập hai hệ thống. Kinh nghiệm nhiều vụ M&A đã cho thấy, nếu sở hữu hai hệ thống riêng biệt thì không sao, nhưng cứ gộp vào là sẽ thất bại.
Bởi, việc gộp 2 chuỗi sẽ vô tình làm lẫn lộn ý niệm và đặc tính hai thương hiệu, thậm chí dẫn tới đánh mất thương hiệu. Có chăng thì chỉ nên làm 1 việc: đưa cà phê pha sẵn vào chuỗi cửa hàng phở để làm đồ uống sau ăn.
Nếu làm tốt, 1 + 1 không chỉ dừng lại ở con số 2 hoặc 3 mà còn hơn thế nữa. Cònnếu làm không tốt, có khi một cộng một lại bằng không. ...
Vậy CEO sẽ thuyết phục HĐQT như thế nào? Mời quý vị đón xem Chương trình CEO – Chìa khoá thành công số 51 với chủ đề: "Doanh nghiệp gia đình - Bài toán đa thương hiệu" sẽ được phát sóng vào lúc 10h sáng Chủ nhật (22/4) và phát lại vào 8h sáng thứ Hai (23/4) trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.
CEO – Chìa khóa thành công là một chương trình chính luận, kinh tế chuyên biệt của Đài Truyền hình Việt Nam. Ra đời từ năm 2005, chương trình có sứ mệnh “Đồng hành doanh nghiệp, nâng tầm doanh nhân” trong thời kỳ kinh tế thị trường và hội nhập.
Bắt đầu từ năm 2017, bên cạnh các chương trình phát sóng trên VTV, CEO – Chìa khóa thành công sẽ tổ chức chuỗi các hội thảo dành riêng cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp theo các chủ đề hữu ích và thời sự về kinh doanh. TheLEADER.vn là đơn vị bảo trợ thông tin cho chương trình này.
Chương trình được tổ chức định kỳ hai tháng một lần các hội thảo, tọa đàm, workshop, với nội dung xoay quanh các vấn đề nan giải mang tính chiến lược về thương hiệu, phát triển, nhân sự, tài chính của các doanh nghiệp. Qua đó, đồng hành, tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp, giúp họ tiếp tục định hướng phát triển.
M&A doanh nghiệp không chỉ là phép cộng
M&A doanh nghiệp không chỉ là phép cộng
Tăng trưởng là mong muốn của mọi doanh nghiệp khi đã hội tụ đầy đủ các yếu tố về tài chính và nhân lực. Tuy nhiên, tăng trưởng theo hướng nào luôn là câu hỏi đặt ra cho các doanh nghiệp: M&A để tăng trưởng, hay phát triển tự thân theo hướng truyền thống?
Doanh nghiệp gia đình nên chọn M&A hay tăng trưởng tự thân
M&A sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô hoạt động một cách nhanh chóng, kịp thời nắm bắt được các cơ hội để phát triển và chiếm lĩnh thị trường. Song liệu có phải doanh nghiệp nào lựa chọn M&A là phương pháp mở rộng và đầu tư cũng có thể thành công?
M&A 2018: Sức nóng từ các thương vụ bán lẻ và hàng tiêu dùng
Xu hướng chủ yếu trên thị trường M&A trong các năm tới vẫn sẽ tập trung vào lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh, bán lẻ và bất động sản.
Vượt bão thuế quan: Số hóa để tận dụng chính sách và tăng sức đề kháng
Sự kiện “Chuyển mình trong Trade Storm” gợi mở lộ trình số hóa doanh nghiệp sản xuất, tận dụng chính sách R&D và tín dụng xanh.
Hiểu lầm lớn: 'Lãnh đạo giỏi truyền động lực cho nhân viên mỗi ngày'
Người lãnh đạo giỏi không phải là người liên tục cổ vũ mà là người tạo ra môi trường và điều kiện để nhân viên tự động khơi dậy động lực của chính họ.
AI không cướp ghế, nhưng thay đổi cách lãnh đạo cầm quyền
Trong kỷ nguyên số, nơi dữ liệu trở thành tài sản, AI không thay thế người lãnh đạo nhưng chắc chắn đang thay đổi cách vận hành và tư duy quản trị.
Vũ khí chiến lược của Shark Nguyễn Xuân Phú trên sân chơi toàn cầu
Hệ thống quản trị chất lượng của doanh nghiệp sẽ tạo nên ranh giới rõ ràng giữa một thương hiệu có nền tảng và một nhà buôn đổi nhãn.
Cách phân quyền thực chất của Bộ Nông nghiệp và môi trường
Việc phân quyền mới của Bộ Nông nghiệp và môi trường không chỉ là phân bổ trách nhiệm mà còn đặt nền móng cho một tư duy quản lý mới – linh hoạt, hiệu quả nhưng không buông lỏng kiểm soát.
Thêm nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sang Mỹ thoát thuế chống bán phá giá
Xuất khẩu cá tra sang Mỹ dự kiến sẽ thuận lợi hơn khi nhiều doanh nghiệp Việt Nam không phải chịu thuế chống bán phá giá.
River Park - LA Home: Hấp lực mạnh mẽ với cư dân tri thức
Tiếp nối phân khu LA Sol trong tổng thể khu đô thị sinh thái LA Home, River Park được phát triển dành cho nhóm khách hàng đang tìm kiếm môi trường sống chất lượng cao, nơi mọi trải nghiệm được tổ chức liền mạch. Ba dòng chảy “xanh, tri thức và thịnh vượng” chính là nền tảng tạo nên sức hút khác biệt, giúp River Park khẳng định vị thế an cư bền vững tại khu Tây TP.HCM.
Chủ tịch Lê Hồng Minh: Người VNG không mất việc vì AI, chúng tôi tạo ra AI
Lãnh đạo VNG tự tin doanh nghiệp đang bước vào một giai đoạn tăng trưởng mới, khi AI trở thành công cụ hỗ trợ tăng hiệu suất, giúp công việc thực hiện tốt hơn.
Vincom Mega Mall Ocean City: 'Tân binh' hút loạt thương hiệu quốc tế đổ bộ
Những ngày này, Vincom Mega Mall Ocean City đang là cái tên được cộng đồng quan tâm, chờ đợi tới ngày chính thức khai trương vào 22/8 tới. Trung tâm thương mại đầu tiên theo mô hình One Stop Shopertainment quy tụ hàng trăm thương hiệu bán lẻ hàng đầu trong và ngoài nước, sẽ góp phần nâng tầm trải nghiệm tiêu dùng tại Việt Nam tiệm cận các chuẩn mực quốc tế.
VietinBank tăng trưởng tín dụng 10% trong nửa đầu năm
Đại diện VietinBank cho biết nhà băng đã đạt được những kết quả kinh doanh tích cực trong 6 tháng đầu năm.
500.000 tỷ đồng đã sẵn sàng bơm vào các dự án hạ tầng
Chính phủ thúc tiến độ xây dựng hạ tầng, hệ thống ngân hàng sẵn sàng bơm 500.000 tỷ đồng cho các dự án trọng điểm.
Bộ tứ giá trị tạo nên tài sản sinh lời đỉnh cao Boutique Gate
Sở hữu cùng lúc 4 lợi thế vượt trội về công năng – dòng tiền – nhận diện – tương lai, quỹ căn Boutique Gate thuộc Vinhomes Global Gate vừa ra mắt đã nhanh chóng vươn lên “ngôi vương” phân khúc bất động sản thương mại thấp tầng cao cấp tại Đông Bắc Hà Nội.