Các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tây Ninh tăng cường kiểm soát người ra vào, hình thành vành đai chống dịch quanh TP. HCM.
Chiều 9/7, tại cuộc họp với các tỉnh lân cận TP. HCM về công tác phòng chống dịch Covid-19, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, đến nay tỉnh Đồng Nai, các địa bàn của Bình Dương, Long An tiếp giáp với TP. HCM đã thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.
Do đó, Phó thủ tướng lưu ý việc đảm bảo lưu thông hàng hóa, không để xảy ra ách tắc. Người từ TP. HCM về các địa phương phải khai báo y tế, lập danh sách quản lý, điều tra dịch tễ để có phương án cách ly, xét nghiệm phù hợp.
Phó Thủ tướng yêu cầu trong nửa tháng tới, các tỉnh cùng TP. HCM tranh thủ thời gian, thực hiện quyết liệt các biện pháp để cắt đứt chuỗi lây nhiễm dịch bệnh. Trong quá trình thực hiện, nếu có điều gì vướng mắc thì kịp thời phản ánh để tháo gỡ ngay. Đối với những khu đã gián cách theo Chỉ thị 16 phải làm nghiêm, tránh tình trạng ngoài chặt, trong lỏng.
Các địa phương tập trung kiểm soát hoạt động cơ quan, nhà máy, xí nghiệp theo hướng duy trì sản xuất nhưng an toàn. Chính quyền địa phương kiểm tra, vận động người dân không ra khỏi nhà khi không có việc cần thiết, xử lý nghiêm người vi phạm.
"Khoanh hẹp mà chặt thì chống dịch vất vả, kinh tế đỡ thiệt hại. Khoanh rộng và chặt thì chống dịch đỡ vất vả nhưng ảnh hưởng đến kinh tế nhiều hơn. Song nếu khoanh mà không chặt thì thiệt hại sẽ rất lớn. Sau khi đã khoanh vùng, phải điều chỉnh truy vết, xét nghiệm phù hợp", Phó thủ tướng nhấn mạnh.
Việc lấy mẫu có trọng tâm, đến tận thôn, xóm, khu phố, thậm chí đến từng gia đình. Người già, có bệnh nền hoặc có triệu chứng cần được xét nghiệm tại nhà, không để tập trung đông người khi lấy mẫu hay tiêm vaccine. Các tỉnh kết hợp linh hoạt giữa xét nghiệm nhanh và PCR, phù hợp với từng tình huống, điều kiện cụ thể.
Thực hiện nghiêm nguyên tắc đảm bảo tốc độ lấy mẫu phải đồng bộ với tốc độ xét nghiệm. Lấy mẫu về phải trả kết quả xét nghiệm trong 24h, không chạy theo phong trào, không để tồn đọng mẫu.
Các địa phương phải chuẩn bị sẵn sàng cơ sở điều trị theo mô hình 3 cấp, thiết lập các bệnh viện dã chiến trên cơ sở vật chất, hạ tầng sẵn có dành cho các trường hợp F0 mà không có triệu chứng, có cơ chế theo dõi những F0 có triệu chứng nặng lên thì chuyển ngay lên cơ sở điều trị có năng lực tốt hơn.
Đối với tỉnh Bình Dương đã chuẩn bị kế hoạch ứng phó với tình huống 2.000 ca F0. Xác định nguy cơ dịch bệnh bùng phát rất cao, tỉnh kiến nghị trung ương hỗ trợ thiết bị, nhân lực, gỡ vướng cơ chế mua máy xét nghiệm, sinh phẩm.
Tỉnh Long An đã khống chế các ổ dịch trong bệnh viện, khu công nghiệp. Tuy nhiên, địa phương có đến 36.000 người làm việc tại TP. HCM và ngước lại có 20.000 người TP. HCM làm việc trên địa bàn tỉnh. Vì vậy, Long An nghiêm túc thực hiện các chỉ đạo, khuyến cáo của trung ương, phối hợp với các địa phương quản lý chặt người lao động qua lại.
Long An kiến nghị trung ương hỗ trợ y bác sĩ điều trị bệnh nhân Covid-19 trong trường hợp dịch bệnh nghiêm trọng hơn.
Còn tỉnh Đồng Nai cho biết, đã ghi nhận 160 ca mắc. Sau khi TP. HCM giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, Đồng Nai xác định nếu không tận dụng được cơ hội này cùng với TP. HCM, thì sau này tỉnh cũng trở thành nguy cơ. Cho nên Đồng Nai sẽ tận dụng 15 ngày để quyết liệt truy vết, dập dịch.
Đồng Nai sẽ tiếp tục kiểm soát chặt người về từ TP. HCM, Bình Dương, dự báo số ca mắc Covid-19 mới có thể tăng thêm, Đồng Nai đã chuẩn bị được 1.600 giường để điều trị các ca F0 và chỗ cách ly F1.
Tỉnh Tây Ninh cho biết sẽ kiểm soát chặt người ra vào, thực hiện khai báo y tế, lịch trình di chuyển, số điện thoại liên hệ.
Về vấn đề cung cấp hàng hóa, giám sát thị trường, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh cho biết, trong thời gian vừa qua, đã tập trung vào 3 công việc chính: Đảm bảo sản xuất an toàn; giám sát thị trường, khắc phục tình trạng giá cả bất hợp lý; bảo đảm nguồn cung và lưu thông hàng hóa trong bối cảnh dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp.
Đến nay tình hình lưu thông, bảo đảm nguồn cung hàng hóa tại 4 tỉnh cơ bản ổn định, hàng hóa đủ.
Tuy nhiên, ông Khánh cho rằng trong 4 tỉnh có 1 số địa bàn mật độ dân tương đối đông như TP. Biên Hòa, TP. Thủ Dầu Một cho nên các tỉnh cần rút kinh nghiệm từ TP. HCM để xây dựng các giải pháp bảo đảm nguồn cung hàng hòa, lương thực, thực phẩm trong các trường hợp phát sinh đột xuất.
Ông Khánh đề nghị Long An, Đồng Nai, Bình Dương và Tây Ninh phối hợp với TP. HCM để xây dựng quy trình thống nhất, đảm bảo lưu thông, cung cấp hàng hoá thiết yếu phục vụ người dân trong vùng dịch.
15 ngày tới thực hiện chỉ thị 16 của TP.HCM được xem là ‘trận đánh quyết định’ trong phòng chống dịch của cả nước. Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tinh thần “tất cả vì TP.HCM” và yêu cầu dành những gì tốt nhất cho thành phố chống dịch.
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.