Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và đang phát triển thực hành ESG hướng đến tăng trưởng bao trùm, bền vững, tăng cường năng lực chống chịu là nội dung của sáng kiến mới do USAID và Bộ Kế hoạch và đầu tư phối hợp triển khai.
Thứ trưởng Trần Quốc Phương làm việc với Giám đốc Khu vực Châu Á của USAID Michael Schiffer.
Sáng kiến về ESG (tiêu chuẩn môi trường – xã hội – quản trị) đầu tiên dành cho doanh nghiệp nhỏ được công bố bởi Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Bộ Kế hoạch và đầu tư.
Chiếm khoảng 90% số lượng doanh nghiệp tư nhân, 50% lao động và đóng góp 40% vào GDP cả nước, doanh nghiệp nhỏ và đang phát triển là lực lượng quan trọng của nền kinh tế Việt Nam.
Tuy nhiên, khi Việt Nam đang chuyển hướng tích cực sang tăng trưởng xanh, bao trùm và bền vững, nhóm doanh nghiệp nhỏ và đang phát triển lại đang tương đối chậm chân và tỏ ra lúng túng.
Điển hình như Công ty CP Vật liệu xây dựng Secoin, trong suốt hơn 30 năm hoạt động đã luôn tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về môi trường. Trong bối cảnh nền kinh tế đang chuyển dịch theo xu thế bền vững, Secoin cũng đang có kế hoạch chuyển đổi sang sử dụng năng lượng sạch.
Tuy nhiên, những nỗ lực đó chỉ là tự phát bởi theo bà Đinh Hoài Giang, Tổng giám đốc Secoin, công ty chưa được đào tạo một cách bài bản về ESG. Trong bối cảnh doanh nghiệp “thấm đòn” sau 2 năm Covid-19, lại phải ứng phó với lạm phát có nguy cơ tăng cao, chuỗi cung ứng đứt gãy, những nỗ lực mang tính tự phát như vậy là chưa đủ để doanh nghiệp tăng cường năng lực chống chịu.
Do đó, bà Giang cũng như nhiều đại diện cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và đang phát triển rất mong muốn có những chính sách riêng để khuyến khích, hỗ trợ và tạo động lực thực hành ESG cho doanh nghiệp.
Từ thực tế này, mới đây, Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) mới đây đã phối hợp với Bộ Kế hoạch và đầu tư công bố sáng kiến thúc đẩy tăng trưởng bao trùm và bền vững thông qua thực hành ESG cho doanh nghiệp nhỏ và đang tăng trưởng.
Đây là sáng kiến đầu tiên về ESG dành cho doanh nghiệp có quy mô nhỏ tại Việt Nam, hướng tới hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển bền vững một cách toàn diện, không chỉ về môi trường mà còn về con người, nguồn lực và hệ thống.
Dự án kỳ vọng định hướng các hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh theo hướng tiết kiệm năng lượng; tạo ra tác động tốt tới cộng đồng; tiếp thu ý kiến và liên kết với những người dân chịu ảnh hưởng của doanh nghiệp. Đây là những tiền đề quan trọng để tạo ra mô hình kinh doanh vững chắc, đủ sức chống chịu trước những tác động bất thường tương tự như đại dịch Covid-19 hay bất ổn chuỗi cung ứng toàn cầu như hiện nay.
Mục tiêu của dự án là đến năm 2025 sẽ cung cấp gói hỗ trợ kỹ thuật về ESG cho 300 doanh nghiệp nhỏ và đang tăng trưởng, trong đó 10 doanh nghiệp nhận hỗ trợ bổ sung để triển khai thí điểm những mô hình ESG sáng tạo.
Đây là một phần trong khuôn khổ Dự án Tăng cường năng lực cạnh tranh khu vực tư nhân Việt Nam trị giá 36 triệu USD do USAID tài trợ nhằm tháo gỡ rào cản cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Nói về sáng kiến mới với sự đồng hành của USAID, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Trần Quốc Phương kỳ vọng sáng kiến sẽ tìm kiếm được những ý tưởng xuất sắc, những câu chuyện, tấm gương điển hình, từ đó tạo tác động lan tỏa, khuyến khích toàn thể cộng đồng doanh nghiệp cùng chung tay thực hiện các mục tiêu bền vững.
Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính cần nghiên cứu tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng để có điều kiện hỗ trợ cho doanh nghiệp vay là một trong những chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính nhằm ‘khơi thông’ các dự án giao thông trọng điểm.
Sự hỗ trợ từ Chính phủ, các doanh nghiệp lớn và sự hợp tác, kết nối chặt chẽ là chìa khóa để các sáng kiến, dự án kinh tế tuần hoàn ở quy mô vừa và nhỏ có thể phát huy tác dụng, đóng góp tích cực vào quá trình chuyển đổi tuần hoàn của đất nước.
30 doanh nghiệp tạo tác động xã hội, doanh nghiệp do phụ nữ và nhóm yếu thế làm chủ là đối tượng nhận được hỗ trợ từ Gói hỗ trợ doanh nghiệp tạo tác động xã hội ứng phó với Covid-19.
Ánh sáng từ thủy điện nhỏ chưa đủ xóa đi bóng tối của hạn hán, mất mùa và nghèo đói nơi hạ lưu. Khi lợi ích chưa được chia đều, chia sẻ nước công bằng hơn không thể chỉ đặt lên vai doanh nghiệp.
ESG và Net Zero, từ một lựa chọn chiến lược đang trở thành yếu tố sống còn để thương mại, công nghiệp Việt Nam tiến xa, bền vững trên sân chơi toàn cầu.
Nhiệt điện sẽ là bên mua tín chỉ carbon chủ yếu, trong khi lĩnh vực xi măng, sắt thép có tiềm năng bán tín chỉ carbon nếu áp dụng giải pháp giảm nhẹ phát thải.
Người dân và du khách vỡ òa hạnh phúc khi hai chuyến tàu từ miền Bắc thân thương và miền Nam ruột thịt gặp nhau tại khúc ruột miền Trung trong ngày vui lớn của toàn dân tộc.
Các thiên đường du lịch trên khắp dải đất hình chữ S đều rợp cờ đỏ sao vàng, rộng ràng không khí lễ hội sôi động, đưa du khách hòa mình vào ngày hội lớn của dân tộc.
Để hiện thực hoá khát vọng xây dựng nước Việt Nam “hơn mười ngày nay”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh phải giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực và phát huy mọi tiềm năng.
Mặc dù đã hết bốn tháng đầu năm nhưng 24 bộ, cơ quan trung ương và địa phương giải ngân vốn đầu tư công ở mức dưới 5%, thậm chí còn chưa bắt đầu giải ngân vốn.