Bà đỡ của những cánh én kiên cường
Chỉ có những con người bất bình thường mới làm những điều khác thường theo tiếng gọi từ bên trong và lựa chọn bước vào một hành trình ít ai dám dấn thân để rồi trở thành người tiên phong mở đường dẫn lối.
30 doanh nghiệp tạo tác động xã hội, doanh nghiệp do phụ nữ và nhóm yếu thế làm chủ là đối tượng nhận được hỗ trợ từ Gói hỗ trợ doanh nghiệp tạo tác động xã hội ứng phó với Covid-19.
Đây là sáng kiến được xây dựng bởi Cục Phát triển doanh nghiệp thuộc Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Các vấn đề toàn cầu Canada và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), với mục tiêu hỗ trợ nâng cao năng lực, ứng phó với những biến động khó lường sau đại dịch Covid-19 cho các doanh nghiệp tạo tác động xã hội.
Nói về gói hỗ trợ, bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện thường trú UNDP Việt Nam, cho biết, UNDP đã tiến hành khảo sát về tác động của đại dịch tới nhóm doanh nghiệp tạo tác động xã hội.
Kết quả khảo sát cho thấy, 47% doanh nghiệp tạo tác động xã hội giảm doanh thu do đại dịch, trong đó ảnh hưởng nặng nhất là nhóm doanh nghiệp sử dụng người lao động là người yếu thế như khuyết tật, dân tộc thiểu số và các hợp tác xã.
Sự suy yếu của doanh nghiệp tạo tác động xã hội là điều rất đáng để lưu tâm, bởi đây là nhóm doanh nghiệp đang giải quyết rất nhiều vấn đề cho xã hội. Gồng mình chống chịu trước các tác động kinh hoàng từ Covid-19 cũng là họ đang gồng mình bảo vệ cho những người yếu thế hay những đối tượng cần được quan tâm sâu sắc.
Với gói hỗ trợ này, bà Wiesen kỳ vọng góp phần sức lực thông qua các gói tài chính và kỹ thuật, giúp các doanh nghiệp tạo tác động nâng cao năng lực cạnh tranh, thực hiện hóa các ý tưởng kinh doanh mới, để không chỉ phục hồi và chống chịu những tác động trong và sau Covid-19 mà còn phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai.
Đồng tình với bà Wiesen, ông Lê Mạnh Hùng, Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp, cho biết, thông qua gói hỗ trợ, các bên sẽ tiến hành những hoạt động mang tính cụ thể và thực chất. Trong đó, một gói tài chính ban đầu trị giá 100 triệu đồng sẽ được cấp cho các doanh nghiệp tham gia để xây dựng, thử nghiệm những mô hình mới.
Cùng với đó, các chuyên gia và tổ chức sẽ tổ chức huấn luyện chuyên biệt trong 6 tháng cho mỗi doanh nghiệp, từ đó xác định những thách thức đang đặt ra và tìm kiếm giải pháp hiệu quả.
Thực tế, việc triển khai gói hỗ trợ vốn được dự đoán sẽ vấp phải không ít khó khăn do sự biến động khó lường trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, ông Brian Allemekinders, Trưởng ban hợp tác phát triển, Đại sứ quán Canada tại Việt Nam, bày tỏ tin tưởng cho sự thành công của gói hỗ trợ, với những yếu tố như sự đam mê, cam kết, sáng tạo và tinh thần trách nhiệm, là những phẩm chất đáng quý của các doanh nghiệp tạo tác động xã hội.
Với những phẩm chất đó, gói hỗ trợ sẽ không chỉ mang ý nghĩa vật chất mà còn là sự tiếp sức về mặt tinh thần để doanh nghiệp kiên tâm, vững vàng hơn nữa trên con đường phụng sự xã hội.
Chỉ có những con người bất bình thường mới làm những điều khác thường theo tiếng gọi từ bên trong và lựa chọn bước vào một hành trình ít ai dám dấn thân để rồi trở thành người tiên phong mở đường dẫn lối.
Bên cạnh những nỗ lực tự thân, các doanh nghiệp xã hội rất cần những hỗ trợ sát sườn hơn về chính sách để có thể vượt qua giai đoạn khủng hoảng, thích ứng với bối cảnh mới và tiếp tục kiên định với sứ mệnh vì cộng đồng.
Doanh nghiệp tạo tác động xã hội ở Canada đã phát triển mạnh mẽ, góp sức giải quyết nhiều vấn đề của xã hội và ngày càng được ghi nhận sau hành trình 10 năm phát triển.
Làm lãnh đạo, kinh doanh hay bất cứ việc gì đều cần có lòng trắc ẩn bởi nó là yếu tố cốt lõi chi phối mọi đường đi, cách thức, giá trị của doanh nghiệp và cá nhân lãnh đạo.
Sứ mệnh tạo tác động xã hội, niềm tin vào những điều đang làm và những cách thức sáng tạo, thích nghi là ba trụ cột để tiếp sức cho các doanh nghiệp trong đại dịch.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Từ năm 2022 đến nay, Tập đoàn TH đã góp phần quan trọng vào chuỗi hoạt động trao tặng hơn 200.000 bếp cho bà con nông dân các tỉnh thành trong cả nước; tương đương góp phần giảm 400.000 tấn khí CO2.
Ngành hàng hải đối diện với bài toán chuyển đổi xanh để đáp ứng yêu cầu của đối tác cũng như quy định pháp lý của thị trường quốc tế.
Với thông điệp "Tắt sống nhanh - Bật sống xanh", chiến dịch Tắt đèn Bật ý tưởng 2025 đã chính thức quay trở lại để tiếp tục hành trình bảo vệ môi trường.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.