Doanh nghiệp
Hòa Bình đầu tư 2 dự án bất động sản ở Úc và Canada
Với đóng góp từ hoạt động xây dựng ở nước ngoài, Công ty Xây dựng Hòa Bình đặt tham vọng đến năm 2032 công ty sẽ đạt được 437.500 tỷ đồng doanh thu và lợi nhuận 21.875 tỷ đồng.
Ngày 22/8, Hội đồng quản trị Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình đã thông qua chủ trương đầu tư hai dự án tại nước ngoài. Cụ thể, dự án tại Canada có tên là 88 James do Elite Developments Group làm chủ đầu tư. Số vốn đầu tư dự kiến là 4 triệu CAD (đô la Canada), tương đương khoảng 71,9 tỷ đồng.
Dự án thứ hai có tên Regent Street tại Australia với vốn đầu tư 2 triệu CAD (khoảng 35,9 tỷ đồng). Đây là dự án do Brightlands Property Fund & Freedom Development Group làm chủ đầu tư.
Đây là bước đi tiếp theo trong chiến lược vươn ra thị trường quốc tế của Hòa Binh. Với đóng góp từ hoạt động xây dựng nước ngoài, Chủ tịch công ty Lê Viết Hải đặt tham vọng đến năm 2032 sẽ đạt được 437.500 tỷ đồng doanh thu và lợi nhuận 21.875 tỷ đồng.
Trước đó, Hòa Bình đã thông qua việc thành lập Tiểu ban phát triển thị trường nước ngoài trực thuộc HĐQT. Trưởng tiểu ban là ông Lê Viết Hiếu, Phó chủ tịch, con trai của nhà sáng lập Lê Viết Hải.
Cụ thể hơn về chiến lược phát triển ra nước ngoài, ông David Martin Ruiz, Giám đốc Xây dựng thị trường nước ngoài của Hòa Bình cho biết, 4 thị trường mà tập đoàn hướng đến là Canada, Australia, Mỹ và châu Âu. Đây là các thị trường lớn, môi trường kinh doanh dễ dàng và tốc độ tăng trưởng thị trường nhà ở cao. Điểm chung là các thị trường này có giá xây dựng rất cao.
Để đầu tư ở một quốc gia mới, Hòa Bình dự kiến tham gia với tư cách là nhà đồng phát triển dự án và mua lại (M&A) công ty xây dựng đang hoạt động ở địa phương.
Để tham gia phát triển dự án với tư cách nhà đồng phát triển, Hòa Bình đã xác định 10 dự án có tiềm năng trung bình hoặc cao với doanh thu khoảng 350 triệu USD. Trong đó, 2 dự án đầu tư vừa công bố sẽ triển khai từ đầu năm 2023.
Nguyên tắc của Hòa Bình là đầu tư vào dự án với tỷ lệ không quá 20%. Ông David Martin Ruiz cho rằng nếu góp một phần vốn chủ sở hữu với chủ đầu tư, chắc chắn họ sẽ lựa chọn Hòa Bình làm nhà thầu dự án.
Trên thực tế, chiến lược phát triển ra thị trường nước ngoài đã được Công ty Xây dựng Hòa Bình đưa ra từ 3 năm trước. Tại ĐHCĐ thường niên năm 2022, ông Lê Viết Hải cho biết trải qua 2 năm đại dịch, tình hình tài chính công ty gặp nhiều khó khăn do giá cổ phiếu xuống thấp, chủ đầu tư các lĩnh vực địa ốc, khách sạn, nghỉ dưỡng ngưng triển khai dự án. Vì vậy, Xây dựng Hòa Bình đã quyết định ngưng góp vốn ở các dự án nước ngoài để đảm bảo nguồn vốn cho các dự án trong nước.
Mặc dù vậy, ban lãnh đạo vẫn thống nhất quyết tâm, ủng hộ tuyệt đối chiến lược phát triển ra thị trường nước ngoài là mục tiêu kế hoạch cho 10 năm tới, giai đoạn 2022 – 2032.
Hòa Bình cảnh báo giao dịch tại 51 dự án bất động sản
Vụ Nestlé Việt Nam quảng cáo sữa Milo: Liệu có đang lừa dối khách hàng?
Nestlé Việt Nam đã có hành vi đưa các thông tin sai lệch, không chính xác trên nhãn bao bì khi quảng cáo sữa Milo.
Sau cú trượt dài, LDG còn cơ hội nào để hồi sinh?
Việc kiện toàn bộ máy lãnh đạo, cùng với chiến lược tập trung vào 11 dự án tại nhiều tỉnh thành, liệu có đủ để giúp Đầu tư LDG hồi sinh sau giai đoạn lao dốc?
Giá cổ phiếu Viglacera ở mức cao, cổ đông lớn Gelex không có ý định mua thêm
Thay vào đó, Gelex chọn đồng hành cùng Viglacera theo lộ trình thoái vốn Nhà nước, tái cấu trúc doanh nghiệp.
'Mắc kẹt' tại dự án Thịnh Liệt, Tổng công ty Licogi mất cân đối tài chính nghiêm trọng
Khó khăn tại các dự án lớn trong nhiều năm ảnh hưởng lớn tới Licogi, khiến công ty kiểm toán đặt dấu hỏi về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp.
Bỏ thuế khoán khiến Bóng đèn phích nước Rạng Đông mất hàng trăm tỷ đồng
Với hệ thống 24.000 điểm bán trên khắp cả nước, phần nhiều là hộ kinh doanh, RAL dự báo, áp lực chi phí khiến các đại lý là hộ kinh doanh yêu cầu RAL giảm giá và tăng chiết khấu.
Kinh tế học hài hước
Kinh tế học hài hước mở ra tư duy phân tích dữ liệu phi truyền thống, thiết kế động lực và chiến lược linh hoạt cho nhà quản trị doanh nghiệp.
PVFCCo bắt tay chiến lược PVOil
PVFCCo – Phú Mỹ và PVOil sẽ hợp tác toàn diện, đa lĩnh vực nhằm tối ưu hiệu quả khai thác hệ sinh thái hạ tầng và năng lực của hai bên.
MobiFone có tân chủ tịch là Giám đốc Công an Bến Tre
Tân chủ tịch MobiFone tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội, từng có nhiều năm công tác trong lĩnh vực an ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao.
Cơ hội nhận tài trợ 1 triệu USD cho các startup AI
Giờ đây, các startup AI sẽ có cơ hội được hướng dẫn kỹ thuật, cố vấn chuyên môn, hỗ trợ tiếp cận thị trường khi tham gia AWS Generative AI Accelerator 2025.
Vụ Nestlé Việt Nam quảng cáo sữa Milo: Liệu có đang lừa dối khách hàng?
Nestlé Việt Nam đã có hành vi đưa các thông tin sai lệch, không chính xác trên nhãn bao bì khi quảng cáo sữa Milo.
Sau cú trượt dài, LDG còn cơ hội nào để hồi sinh?
Việc kiện toàn bộ máy lãnh đạo, cùng với chiến lược tập trung vào 11 dự án tại nhiều tỉnh thành, liệu có đủ để giúp Đầu tư LDG hồi sinh sau giai đoạn lao dốc?
Trungnam Group đầu tư khu công nghiệp Cà Ná
Công ty CP Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Trung Nam Cà Ná - thành viên của Trungnam Group - đã trở thành chủ đầu tư dự án khu công nghiệp Cà Ná – giai đoạn 1.