Doanh nghiệp
Hoàng Anh Gia Lai lỗ hơn 1.800 tỷ đồng sau kiểm toán
Ngoài việc không cho hoàn nhập dự phòng thuế, báo cáo kiểm toán cũng đưa ra ý kiến ngoại trừ đối với việc đánh giá khả năng thu hồi của tổng các khoản phải thu từ các bên liên quan với số tiền hơn 5.668 tỷ đồng của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai.
Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất năm 2019 đã kiểm toán ghi nhận lỗ ròng hơn 1.800 tỷ đồng, tăng thêm 200 tỷ đồng so với báo cáo trước kiểm toán.
Nguyên nhân chủ yếu do báo cáo kiểm toán đã đề nghị trích lập thêm chi phí dự phòng liên quan đến hợp tác kinh doanh của công ty con.
Cụ thể, trong BCTC hợp nhất năm 2019 được kiểm toán, kiểm toán viên đã đưa ra ý kiến ngoại trừ đối với việc ghi nhận một khoản giảm trừ chi phí khác từ việc hoàn nhập chi phí dự phòng liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp, đã được trích lập vào BCTC hợp nhất của các năm trước lũy kế đến cuối năm 2019 với tổng số tiền là 335 tỷ đồng và đối với các khoản chi phí thuế cho năm 2019 ước tính 147 tỷ đồng.
Đây là khoản thuế thu nhập doanh nghiệp liên quan đến Nghị định 20 về quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết.
Mục đích của Nghị định 20 để đánh vào các doanh nghiệp FDI để chống chuyển giá. Tuy nhiên HAGL cho rằng công ty không phải đối tượng của chống chuyển giá và cũng đang lỗ nặng nên việc công ty phải nộp khoản thuế thu nhập doanh nghiệp do bị loại chi phí lãi vay phát sinh vượt 20% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay và chi phí khấu hao trong năm.
HAGL đang kiến nghị với Chính phủ để được miễn giảm phần thuế này. Tuy nhiên, kiểm toán vẫn đưa ra ý kiến ngoại trừ vì cho rằng tính đến cuối năm 2019, Nghị định 20 vẫn chưa có văn bản sửa đổi chính thức.
Ngoài việc không cho hoàn nhập dự phòng thuế, báo cáo kiểm toán cũng đưa ra ý kiến ngoại trừ đối với việc đánh giá khả năng thu hồi của tổng các khoản phải thu từ các bên liên quan với số tiền hơn 5.668 tỷ đồng.
Hiện tại, HAGL đang có tổng cộng hơn 10.594 tỷ đồng các khoản phải thu ngắn hạn và dài hạn tồn động. Báo cáo kiểm toán đánh giá, các khoản phải thu chưa xác định được khả năng thu hồi bao gồm gần 1.600 tỷ đồng tài sản thuần của công ty Chăn nuôi Gia Lai, hơn 1.235 tỷ đồng tài sản thuần của Lê me, 1.300 tỷ đồng bảo lãnh của ông Đoàn Nguyên Đức – Chủ tịch HAGL và hơn 701 tỷ đồng cấn trừ các khoản phải trả các bên liên quan.
Ban lãnh đạo HAGL cho biết, các vườn cây chưa được đánh giá cao do đang trong giai đoạn xây dựng cơ bản, song tiềm năng tạo ra dòng tiền để trả nợ trong trương lai là rất lớn, đủ đảm bảo khả năng thu hồi cáck hoản phải thu, còn số liệu báo cáo chỉ mang tính thời điểm.
Ngoài ra, trong báo cáo tài chính hợp nhất năm 2019, kiểm toán còn nhấn mạnh báo cáo được lập trên cơ sở hoạt động liên tục trong khi nợ ngắn hạn của HAGL đã vượt quá tài sản ngắn hạn hơn 1.016 tỷ đồng và một số khoản vay ngắn hạn đã bị trễ hạn thanh toán.
Về vấn đề này, HAGL cho biết trong năm 2020, công ty đang mở rộng thêm diện tích trông chuối và các loại cây có giá trị kinh tế cao nhưu mít, xoài, bơ, sầu riêng,… cũng đến tuổi thu hoạch và sẽ đem lại nguồn thu lớn.
HAGL còn đang tiếp tục thực hiện tái cơ cấu tài chính và làm việc với các bên cho vay để thực hiện các biện pháp giãn nợ, giảm lãi suất. Vì vậy, HAGL tin rằng mình có khả năng tiếp tục hoạt động bình thường và việc lập báo cáo tài chính trên cơ sở hoạt động liên tục là hợp lý.
Hoàng Anh Gia Lai Agrico báo lỗ gần nghìn tỷ
Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa
Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.
Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh
Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.
Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc
Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.
Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.