Tài chính
Hoàng Anh Gia Lai tiếp tục bị cảnh báo rủi ro phá sản
Tại báo cáo soát xét bán niên, Công ty kiểm toán E&Y Việt Nam nhấn mạnh đến khoản lỗ luỹ kế 2.959 tỷ của HAGL đồng thời tại ngày 30/6 khoản nợ ngắn hạn đang vượt tài sản ngắn hạn 2.004 tỷ, khiến kiểm toán thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của tập đoàn.
Báo cáo tài chính kiểm toán bán niên của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) ghi nhận tại ngày 30/6, HAGL có tổng dư nợ vay là 8.085 tỷ đồng, bao gồm 4.115 tỷ đồng vay ngắn hạn và 3.970 tỷ đồng nợ vay dài hạn.
Dư nợ trái phiếu của công ty là 5.544 tỷ đồng, trong đó gần 2.000 tỷ đồng sẽ đáo hạn trong vòng 1 năm tới. Trái chủ lớn nhất của HAGL là ngân hàng BIDV với tổng dư nợ 5.271 tỷ đồng, ngày đáo hạn là 30/12/2026. Khoản vay trái phiếu này nhằm bổ sung vốn cho các dự án đầu tư và tái cấu trúc nợ vay của tập đoàn.
Cho đến thời điểm lập báo cáo tài chính bán niên là 29/8, HAGL vẫn chưa tiến hành thanh toán lãi vay phải trả đã đến hạn cuối quý 2 của BIDV có tổng giá trị 2.656 tỷ đồng.
Ngoài ra, HAGL còn có nợ vay ngân hàng khoảng 2.402 tỷ đồng. Doanh nghiệp cũng chưa thanh toán các khoản vay đến hạn có tổng giá trị gần 280 tỷ đồng từ Eximbank, vay 116 tỷ đồng từ ngân hàng Lào – Việt.
Tại báo cáo soát xét bán niên, Công ty kiểm toán E&Y Việt Nam nhấn mạnh đến khoản lỗ luỹ kế 2.959 tỷ đồng của HAGL đồng thời tại ngày 30/6 khoản nợ ngắn hạn đang vượt tài sản ngắn hạn 2.004 tỷ đồng, khiến kiểm toán thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của HAGL.
Phía HAGL cho biết tại ngày lập báo cáo soát xét, công ty đã lập kế hoạch cho 12 tháng tiếp theo bao gồm dòng tiền dự kiến sẽ được tạo ra từ việc thanh lý một phần các khoản đầu tư tài chính, thu hồi nợ từ các đối tác, dòng tiền từ việc phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho các cổ đông, tiền đi vay các ngân hàng và dòng tiền tạo ra từ các dự án đang triển khai.
Tập đoàn cũng thông tin đang trong quá trình làm việc với các bên cho vay về việc điều chỉnh các điều khoản đã bị vi phạm của các hợp đồng vay và trái phiếu có liên quan. HAGL cũng đang trong đàm phán tái cơ cấu một số khoản nợ quá hạn đồng thời hoạt động kinh doanh từ heo, chuối tiếp tục tạo ra nguồn tiền lớn trong 2023.
Vì vậy, HAGL khằng định có thể hoàn trả các khoản nợ khi đến hạn.
Gần đây, HAGL vừa công bố thông tin lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về phương án phát hành cổ phiếu mới. Theo đó, HAGL sẽ chào bán 130 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, thu về 1.300 tỷ đồng. Số lượng tham gia không quá 100 nhà đầu tư, phải là tổ chức/cá nhân là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
Số tiền thu về sẽ sử dụng 700 tỷ đồng bổ sung vốn và cơ cấu lại nợ cho công ty con là Công ty TNHH Hưng Thắng Lợi Gia Lai, cơ cấu khoản vay tại TPBank cho công ty con là Công ty Gia súc Lơ Pang 277 tỷ đồng và 323 tỷ đồng còn lại sẽ thanh toán nợ trái phiếu.
Trong Hội nghị gặp gỡ nhà đầu tư diễn ra cuối tháng 8 vừa qua, HAGL cho biết công ty đang nỗ lực để xử lý dứt điểm các khoản nợ. Ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HAGL cho biết từ đỉnh cao nợ ngân hàng với 28.000 tỷ đồng vào năm 2016, HAGL đến nay đã giảm dư nợ xuống còn 8.000 tỷ đồng.
Đến nay, công ty còn nợ các ngân hàng BIDV, Sacombank và TPBank và các khoản nợ đều có tài sản đảm bảo. Trừ nợ trái phiếu ra, thì các khoản nợ còn lại được công ty trả lãi đủ. Với khoản nợ trái phiếu giữa HAGL và BIDV, đây là nợ tái cơ cấu, có những điều khoản riêng và thời hạn chi trả đặc biệt.
Trong năm nay, ông Đức cho biết HAGL dự trả hơn 1.000 tỷ đồng tiền nợ cho ngân hàng. Nguồn trả nợ sẽ đến từ việc thu hồi nợ HAGL Agrico đã bán cho Thaco.
Nguồn tiền trả nợ tiếp theo đến từ hoạt động kinh doanh. Năm 2022 HAGL thu về hơn 1.000 tỷ đồng từ kinh doanh heo và chuối. Năm 2023 lợi nhuận cũng dự kiến tương đương, thậm chí cao hơn một. Riêng tháng 7 vừa qua, công ty ước lãi 115 tỷ đồng.
Ngoài ra, khoản nợ trị giá 587 tỷ đồng (gốc và lãi) tại Eximbank đang được một tổ chức đàm phán mua lại. Đại diện HAGL không nêu cụ thể phương án bán nợ cũng như tổ chức đang đàm phán, song theo bầu Đức đây là các khoản nợ được công ty vay từ năm 2014.
Theo lộ trình đề ra, HAGL dự kiến 3 năm tới (năm 2026) sẽ trả dứt điểm 7.600 tỷ đồng nợ ngân hàng.
Mới đây HAGL đã sáp nhập công ty con là Lê Me. Dự kiến sẽ hoàn tất thủ tục trong năm 2023 và công ty này sẽ góp 300 tỷ lợi nhuận cho HAGL. Lê Me đang sở hữu 5.000 ha đất ở Campuchia, trong đó đã trồng 1.700 - 1.800 ha chuối. Việc sáp nhập cũng nhằm mục đích tăng lợi nhuận cho HAGL, từ đó giảm các khoản phải thu của HAGL đối với Lê Me.
Mảng chăn nuôi heo của HAGL tiếp tục gặp khó
Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa
Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.
Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh
Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.
Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc
Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.
Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.