Quốc tế
Hội nghị Mỹ - Triều tại Hà Nội liệu có tạo ra bước ngoặt?
Nhiều kỳ vọng lớn đang được đặt ra trong hội nghị Mỹ - Triều lần hai nhưng cùng với đó, không ít ý kiến đầy lo lắng đối với khả năng tạo ra bước ngoặt của lần gặp mặt này.
Cả thế giới dường như đang hướng về Hà Nội, dõi theo từng diễn biến của cuộc gặp mặt lịch sử lần hai giữa tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.
Rất nhiều câu hỏi và sự chờ đợi về việc cả hai bên sẽ đưa ra đòi hỏi, nhượng bộ như thế nào cũng như liệu rằng những tiến trình mạnh mẽ hơn lần gặp mặt đầu tiên có được tạo ra hay không.
Hai nhà lãnh đạo đã có cuộc gặp đầu tiên vào tối hôm qua (27/2) tại khách sạn Metropole, Hà Nội, bắt tay đúng như những gì đã từng diễn ra trong hội nghị thượng đỉnh lần đầu tại Singapore năm ngoái.

Sau khi nhận định về mối quan hệ thật sự tốt đẹp với ông Kim Jong Un, người đứng đầu Nhà Trắng đánh giá cao tiềm năng to lớn, không có giới hạn của Triều Tiên.
“Tôi cho rằng ông Kim sẽ mang lại một tương lai to lớn cho quốc gia của mình, ông là một vị lãnh đạo tuyệt vời. Chúng tôi sẽ giúp điều này trở thành sự thật”, ông Trump nhấn mạnh.
Đây không phải là lần đầu tiên, vị tổng thống Mỹ nhắc đến tiềm năng kinh tế của Triều Tiên cũng như đưa ra những lời “có cánh” về viễn cảnh phát triển tươi sáng của đất nước này.
Trên trang Twitter cá nhân buổi sáng trước cuộc gặp với ông Kim Jong Un, ông Donald Trump viết: “Hiếm nơi nào trên trái đất đang phát triển thịnh vượng giống Việt Nam. Triều Tiên sẽ có thể như vậy và phát triển rất nhanh chóng nếu phi hạt nhân hóa. Một tiềm năng to lớn, một cơ hội tuyệt vời chưa từng có trong lịch sử dành cho người bạn của tôi Kim Jong Un”.
Trước đó, người đứng đầu Nhà Trắng thậm chí còn cho rằng Triều Tiên có thể trở thành một loại tên lửa mới – tên lửa kinh tế và viễn cảnh cường quốc kinh tế dưới sự dẫn dắt của ông Kim Jong Un.
Mục tiêu kinh tế mà dỡ bỏ lệnh cấm vận là cái kết đẹp nhất mà ông Kim đang theo đuổi. Ngay cả khi các lệnh trừng phạt này được nới lỏng, phía Hàn Quốc sẽ sẵn sàng khởi động lại các dự án kinh tế chung giữa hai miền bán đảo – những dự án có thể trở thành động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế Triều Tiên và tái thiết cơ sở hạ tầng tại quốc gia này.
Chia sẻ với báo giới tại tọa đàm “Hiểu về Trump”, GS. Augustine Hà Tôn Vinh, Chuyên gia kinh tế đối ngoại, thành viên của Đảng Cộng Hòa hơn 30 năm nhận định rằng nới lỏng và tiến tới bỏ lệnh cấm vận là mục tiêu quan trọng của Triều Tiên trong hội nghị lần này.
Theo ông, Triều Tiên “cũng cần phát triển kinh tế, cần mang hàng sản xuất đi bán”. Ngoài ra, sự phát triển công nghệ, vốn của Hàn Quốc thúc đẩy nhu cầu nhân lực mà thị trường gần nhất là Triều Tiên. Không chỉ vậy, quốc gia này còn sở hữu rất nhiều quặng mỏ, tài nguyên có thể sử dụng để phát triển.
Tuy vậy, sự phát triển ấy có giá không hề rẻ và phải đổi bằng thứ sức mạnh đinh Triều Tiên đang nắm giữ - hạt nhân. Phi hạt nhân hóa là mục tiêu mà Mỹ đã cố gắng tiến tới trong lần gặp đầu tiên nhưng chưa có nhiều thay đổi lớn được tạo ra.
Chia sẻ với báo Vietnamnet, đại sứ Phạm Quang Vinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, người vừa kết thúc nhiệm kỳ Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ năm 2018 nhận định sẽ có những bước tiến, thậm chí là những bước tiến mang tính đột phá và một bản tuyên bố Hà Nội.
Ông cho rằng sẽ có một lộ trình được đưa ra nhằm tiến tới các bước tiếp theo về phi hạt nhân hóa, cộng với bình thường hóa quan hệ Mỹ - Triều và nới lỏng cấm vận.
Tuy vậy, không ít ý kiến cho thấy sự nghi ngại đối với mục tiêu phi hạt nhân hóa tại Triều Tiên trong bối cảnh còn nhiều bất đồng trong ý kiến và cách hiểu của mỗi bên về thuật ngữ này.
“Cho đến nay, Triều Tiên dường như chỉ sẵn sàng thực hiện các biện pháp hạn chế hạt nhân và tên lửa mà chưa có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy quốc gia này cắt giảm kho vũ khí và hạt nhân hiện có”, CNBC dẫn lời Tong Zhao, một cộng sự tại trung tâm chính sách toàn cầu Carnegie – Thanh Hoa.
TS. Nguyễn Việt Phương, nghiên cứu viên Trung tâm Belfer, trường Kennedy, Đại học Harvard bên lề tọa đàm “Hiểu về Trump” cũng bày tỏ sự kỳ vọng nhiều hơn vào lộ trình tiến tới tuyên bố chung chấm dứt chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên hơn vấn đề phi hạt nhân hóa.
Trong cuộc họp báo tại Seoul cách đây vài hôm, người phát ngôn văn phòng Tổng thống Hàn Quốc Kim Eui-kyeom cho rằng có khả năng hai nhà lãnh đạo Mỹ, Triều đạt được thỏa thuận về tuyên bố chấm dứt chiến tranh ở mức độ nào đó, theo Yonhap.
Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) hiện chỉ tạm dừng bằng một hiệp định đình chiến – một thỏa thuận ngừng bắn được ký kết giữa các lực lượng quân sự, chưa được thống nhất giữa các chính phủ và phê chuẩn bởi quốc hội các nước.
Điều này đồng nghĩa với việc Triều Tiên cũng như liên quân Mỹ - Hàn trên lý thuyết vẫn đang trong tình trạng chiến tranh dù tiếng súng đã không còn nổ lên gần 7 thập kỷ. Một hiệp ước hòa bình sẽ là điều cần thiết để đi đến kết luận đẹp nhất trong cuộc chiến tranh kéo dài này.
Dù ở vấn đề nào, sự đàm phán và mức độ nhượng bộ của hai bên vẫn là lời dự báo và cần lời giải chính thức trong lễ ký kết thỏa thuận chung của hai nhà lãnh đạo Mỹ - Triều vào chiều nay (28/2).
Những lá bài ‘đinh’ trong hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều
Con đường đi tới hội nghị thượng đỉnh của hai nhà lãnh đạo Mỹ, Triều
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un sẽ tới Việt Nam bằng tàu hỏa còn Tổng thống Mỹ Donald Trump lựa chọn chuyên cơ riêng cho hội nghị thượng đỉnh sắp tới tại Hà Nội.
Khách sạn ở Hà Nội cháy phòng vì Hội nghị Mỹ – Triều
Nhu cầu khách sạn tăng cao đột biến trong những ngày trước và trong khi diễn ra sự kiện Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều.
Vận hạn của Boeing kéo dài sau vụ rơi máy bay tại Iran
2020 bắt đầu không mấy suôn sẻ với nhà sản xuất máy bay Boeing khi thêm một vụ tai nạn máy bay nữa diễn ra.
Năm ‘vỡ mộng’ của những ‘kỳ lân’ khởi nghiệp
Được định giá từ 1 tỷ USD trở nên, các doanh nghiệp khởi nghiệp kỳ lân mang theo nhiều tham vọng thay đổi cách thức thế giới vận hành nhưng thị trường lại chẳng hề đơn giản.
Giá dầu tiếp tục tăng, chờ diễn biến mới từ căng thẳng Mỹ - Iran
Giá dầu thô tiếp tục tăng sau vụ không kích của Mỹ tiêu diệt tướng Iran. Đà tăng có thể kéo dài hay không phụ thuộc vào diễn biến của căng thẳng trong tương lai.
Giá dầu, giá vàng tăng mạnh sau vụ Mỹ tiêu diệt tướng Iran
Căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Iran khiến giá dầu, giá vàng và các đồng tiền 'rung lắc'.
Giá vàng liệu có tiếp tục tăng trong năm 2020?
Giá vàng 2019 đã có mức tăng trưởng năm cao nhất trong khoảng một thập kỷ qua và xu hướng tăng được dự báo sẽ tiếp tục trong năm tới.
Giá vàng hôm nay 20/6: Cảnh báo 'bốc hơi' 16% vào cuối năm
Giá vàng hôm nay 20/6 không thay đổi đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC, khi thị trường quốc tế giằng co. Ngân hàng Citigroup Citigroup cảnh báo tụt mốc 3.000 USD/oz.
Tết của người làm báo trên khắp mọi miền Tổ quốc
Hội Báo 2025 quy tụ 124 cơ quan báo chí, 130 gian trưng bày, hàng trăm ấn phẩm đặc sắc cùng hàng ngàn người làm báo trên cả nước.
Sun Group được chấp thuận đầu tư mở rộng sân bay Phú Quốc
Nguồn vốn đầu tư cho dự án gần 22.000 tỷ đồng, được thực hiện trong 2 giai đoạn, kéo dài tới năm 2030. Trước đó, Sun Group cũng thành lập hãng hàng không Sun PhuQuoc Airways, kết nối Phú Quốc với các trung tâm kinh tế, du lịch lớn trong nước.
100 năm báo chí cách mạng Việt Nam: Chuyển mình trong kỷ nguyên mới
Đất nước đang bước vào kỷ nguyên phát triển mới, đòi hỏi báo chí cũng phải vươn lên, tự làm mới mình, theo kịp dòng chảy của cuộc sống, thời đại.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Tiếp tục dựa vào vốn ngân hàng sẽ tiềm ẩn rủi ro hệ thống
Dư nợ tín dụng đến cuối năm 2024 đã đạt mức 134% GDP. Việc phụ thuộc lớn vào vốn tín dụng ngân hàng tiềm ẩn rủi ro hệ thống, có thể gây hệ lụy cho nền kinh tế.
Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025
Sáng 19/6, tại Hà Nội, Hội Báo toàn quốc 2025 với chủ đề Báo chí Việt Nam: Trung thành, sáng tạo, bản lĩnh, đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã chính thức được khai mạc.
Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Tài chính về việc bỏ thuế khoán
Từ 2026, thuế khoán sẽ bị bãi bỏ, hàng triệu hộ kinh doanh loay hoay chuẩn bị, trong khi Bộ Tài chính khẳng định hỗ trợ toàn diện.