Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Vietnam Business Outlook 2019 có sự tham gia của ba diễn giả uy tín gồm TS. Vũ Thành Tự Anh, Chủ tịch Tập đoàn TTC Đặng Văn Thành và Chủ tịch HĐQT Tập đoàn U&I Mai Hữu Tín cùng khoảng 300 doanh nhân tham dự.
Vietnam Business Outlook 2019 do Group Quản lý doanh nghiệp phối hợp với TheLEADER được tổ chức vào chiều 2/11/2018 (Thứ Sáu), tại Trung tâm Hội nghị 272 (số 272 Võ Thị Sáu, quận 3, TP. HCM) sẽ là dịp các doanh nhân hàng đầu Việt Nam, các chuyên gia kinh tế nổi tiếng cùng với cộng đồng doanh nghiệp chia sẻ, thảo luận, dự báo về một bức tranh thị trường năm 2019, nhận diện đâu là những thách thức lẫn cơ hội kinh doanh cả trong và ngoài nước.
Năm 2019, một năm được nhiều chuyên gia cho rằng kinh tế thế giới sẽ có những biến động mạnh do sự lan tỏa ngày càng sâu sắc của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và những bất ổn tiềm tàng từ chiến tranh thương mại giữa hai siêu cường Mỹ - Trung.
Sự kiện Vietnam Business Outlook 2019 nhằm tạo diễn đàn cùng các doanh nhân hàng đầu Việt Nam, chuyên gia kinh tế nổi tiếng cùng với cộng đồng doanh nghiệp chia sẻ ý kiến và thảo luận, nhằm giúp mọi người hình dung rõ hơn về bức tranh thị trường năm 2019, cũng như nhận diện những thách thức và cơ hội kinh doanh trong và ngoài nước.
Hội thảo Vietnam Business Outlook 2019 dự kiến sẽ có khoảng 300 doanh nhân tham dự, đặc biệt có sự tham gia của ba diễn giả uy tín gồm TS. Vũ Thành Tự Anh - Giám đốc Chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright, Chủ tịch Tập đoàn TTC Đặng Văn Thành và Chủ tịch HĐQT Tập đoàn U&I Mai Hữu Tín.
TS. Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright tại TP. HCM, đồng thời là Nhà nghiên cứu cao cấp tại trường Quản lý Nhà nước Harvard Kennedy, lĩnh vực nghiên cứu chính là kinh tế phát triển, chính sách công nghiệp và kinh tế học thể chế. Bên cạnh các hoạt động ở Trường Fulbright, ông còn là thành viên Nhóm chuyên gia kinh tế của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, thường xuyên tham gia thảo luận các vấn đề chính sách kinh tế trên các phương tiện truyền thông ở Việt Nam với những góc nhìn sắc sảo và khác biệt.
Ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch Tập đoàn Thành Thành Công (TTC) với hơn 20 đơn vị thành viên, trên 10.000 nhân viên, hoạt động trong 5 lĩnh vực chính: Bất động sản, năng lượng, giáo dục, du lịch và nông nghiệp. TTC hiện nay chiếm gần 40% thị trường mía đường của cả nước. Ông Đặng Văn Thành là người sáng lập ra ngân hàng Sacombank và điều hành suốt 20 năm trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ của ngân hàng này trước đây.
TS. Mai Hữu Tín là người sáng lập, đồng thời là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư U&I, có hơn 30 công ty con. Ông nguyên là đại biểu Quốc hội, nguyên Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam. Ngoài ra, ông còn giữ vai trò thành viên Hội đồng quản trị tại Ngân hàng TMCP Kiên Long. U&I vừa qua nổi tiếng với những thương vụ M&A lớn.
Tại hội thảo, TS. Vũ Thành Tự Anh sẽ đề cập đến những điểm mới về chính sách, các thỏa thuận quốc tế sẽ có hiệu lực, có tác động trong năm 2019 (EVFTA, PTPP…); Nhận diện các xu hướng đang tác động lên hoạt động kinh tế, cuộc chiến tranh thương mại và những tác động đến thị trường Việt Nam; Cập nhật về các thỏa thuận mở cửa thị trường Việt Nam và cơ hội khai thác thị trường ASEAN cho doanh nghiệp Việt.
Ông Đặng Văn Thành và ông Mai Hữu Tín sẽ đề cập đến trách nhiệm của các tập đoàn dẫn đầu với vai trò dẫn dắt thị trường trước biến động kinh tế chứa đựng quá nhiều yếu tố bất ngờ? Những thay đổi trong cách điều hành, quản trị, xoay chuyển dòng vốn đầu tư… Bên cạnh đó, hai diễn giả doanh nhân sẽ chia sẻ kinh nghiệm với các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần định vị thế nào trong bàn cờ kinh tế thế giới và trong nước? Đâu là cơ hội kinh doanh khả thi và hiệu quả?
Phần thảo luận: các doanh nhân sẽ trao đổi trực tiếp với các diễn giả về kinh nghiệm đổi mới, ứng dụng công nghệ nhằm mở ra cơ hội phát triển đột phá cho doanh nghiệp. Trong cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập, các doanh nghiệp Việt nên kết nối hợp tác thế nào để hình thành hệ sinh thái Việt, chuỗi giá trị Việt? Nhận định xu hướng thị trường đối với một số ngành kinh tế chủ lực của Việt Nam - nhận diện cơ hội và thách thức.
Hội thảo sẽ do ông Đỗ Hòa - Người sáng lập Group Quản lý doanh nghiệp và hiện là Giám đốc Công ty tư vấn Tinh Hoa Quản Trị (IME Vietnam) điều phối.
Đặc biệt, chương trình sau đó còn có tiệc buffet và giao lưu giữa các diễn giả và các doanh nhân tham dự.
Thông tin chi tiết về sự kiện tham khảo tại: http://www.qldn.org/vn-business-outlook-2019
Giá vé tham dự:
- Vé tham dự hội nghị: 700.000VNĐ (từ 13:00 đến 18:00)
- Vé tham dự Tiệc tối và giao lưu với diễn giả: 700,000VNĐ (từ 18:00-21:00)
Hình Thức Thanh Toán:
Thanh toán bằng Paypal. Cần phải có tài khoản Paypal.
Thanh toán bằng credit card: Không cần đăng nhập Paypal, chỉ cần nhấn vào Thanh Toán Thẻ.
Thanh toán offline: Chuyển khoản theo thông tin dưới đây:
- STK: 0071.000.640.782 - Vietcombank - CN Hồ Chí Minh
- Chủ TK: Nguyễn Thị Ngọc Thương
- Nội dung CK: VNBO2019 - Họ tên - SĐT
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.