Hơn 9.000 tỷ đồng chênh lệch tỷ giá chưa hạch toán vào giá điện

Linh Linh Thứ ba, 09/02/2021 - 11:12

Năm 2019, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có lợi nhuận 523,37 tỷ đồng và hiện vẫn còn hơn 9.248,52 tỷ đồng chênh lệch tỷ giá chưa được hạch toán vào giá thành sản xuất kinh doanh điện.

EVN đạt lợi nhuận 523,37 tỷ đồng trong năm 2019

Bộ Công thương vừa công bố kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2019 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Báo cáo này cho biết, tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2019 của EVN là 387.828,78 tỷ đồng bao gồm chi phí sản xuất kinh doanh điện của các khâu phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện và phụ trợ - quản lý ngành. Giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2019 là 1.848,85 đ/kWh, tăng 7,03% so với năm 2018.

Các khoản thu của EVN và các đơn vị thành viên từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và vật tư thu hồi, thu nhập từ hoạt động cho thuê cột điện, cho thuê nhà khu nhà ở, nhà quản lý vận hành của các dự án nguồn điện của EVN đã được giảm trừ vào chi phí sản xuất kinh doanh của EVN và các đơn vị thành viên.

Với khâu phát điện, tổng chi phí là 309.866,81 tỷ đồng, tương ứng với giá thành khâu phát điện theo điện thương phẩm là 1.477,19 đồng/kWh. So với năm 2018, chi phí khâu phát điện tăng do tổng lượng nước về hồ chứa thủy điện thấp hơn khoảng 128 tỷ m3 so với năm 2018 kéo theo sản lượng điện từ thủy điện năm 2019 thấp hơn năm 2018. 

Bên cạnh đó, giá thành sản xuất điện tăng cao cũng do giá than trong nước năm 2019 được điều chỉnh tăng 2 lần. Giá dầu mazut (FO) và giá khí cũng tăng cao tác động đến chi phí mua điện từ các nhà máy Phú Mỹ EVN, Nhơn Trạch 1&2 và Bà Rịa.

Tăng giá điện sẽ tạo áp lực lên doanh nghiệp

Mặt khác, tỷ giá đô la Mỹ bình quân năm 2019 tăng khoảng 0,97% so với năm 2018 làm tăng chi phí mua điện từ các nguồn điện có giá mua điện theo hợp đồng bằng USD hoặc giá mua nhiên liệu bằng USD của một loạt nhà máy như: Thủy điện Cần Đơn, cụm nhà máy điện Phú Mỹ 1, Phú Mỹ 2.1, Phú Mỹ 4, Phú Mỹ 2.2, Phú Mỹ 3, Nhơn Trạch 1&2, Bà Rịa, Cà Mau 1&2).

Tỷ giá tăng cũng ảnh hưởng giá thành các nhà máy nhiệt điện than sử dụng than nhập khẩu (cụm nhà máy điện Formosa Đồng Nai, Formosa Hà Tĩnh, Duyên Hải 3, Vĩnh Tân 4) và viêc nhập khẩu điện từ Trung Quốc, Lào và các nhà máy điện gió, mặt trời. Ngoài ra, các khoản chi phí thuế tài nguyên nước năm 2019 tăng so với năm 2018.

Trong năm 2019, tổng chi phí khâu truyền tải điện là 17.193,92 tỷ đồng, tương ứng với giá thành khâu truyền tải điện theo điện thương phẩm là 81,97 đ/kWh. Tổng chi phí khâu phân phối - bán lẻ điện là 59.250,17 tỷ đồng, tương ứng với giá thành khâu phân phối - bán lẻ điện theo điện thương phẩm là 282,46 đ/kWh.

Về doanh thu, năm 2019, sản lượng điện thương phẩm là 209,77 tỷ kWh, tăng 9,05% so với năm 2018. Doanh thu bán điện năm 2019 là 388.355,63 tỷ đồng, tăng 16,63% so với năm 2018. Giá bán điện thương phẩm bình quân thực hiện năm 2019 là 1.851,36 đ/kWh, tăng 6,95% so với năm 2018.

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2019 của EVN lãi 523,37 tỷ đồng, tương ứng tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu năm 2019 là 0,35%.

Hơn 9.248,52 tỷ đồng chênh lệch tỷ giá chưa hạch toán vào giá điện

Kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2019 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng cho thấy, các khoản đã hạch toán vào giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2019 bao gồm chênh lệch tỷ giá thực hiện theo hợp đồng mua bán điện của năm 2017 với số tiền khoảng 2.949,52 tỷ đồng và một phần khoản chênh lệch tỷ giá năm 2015 còn treo với số tiền khoảng 753,97 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, có ba khoản chưa hạch toán vào giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2019 bao gồm: 

Thứ nhất là khoản chênh lệch tỷ giá năm 2018 với số tiền khoảng 3.716,6 tỷ đồng. Theo quy định tại các hợp đồng mua bán điện, khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh của năm 2018 sẽ được thanh toán vào năm 2019 tuy nhiên, năm 2019 không tính toán khoản chênh lệch tỷ giá này vào phương án giá điện năm 2019 để thanh toán cho các đơn vị phát điện.

Thứ hai là khoản chênh lệch tỷ giá theo hợp đồng mua bán điện phát sinh năm 2019 với số tiền khoảng 4.415,8 tỷ đồng.

Thứ ba là khoản chênh lệch tỷ giá thực hiện theo hợp đồng mua bán điện của các đơn vị phát điện năm 2015 còn treo với số tiền khoảng 1.117,12 tỷ đồng. 

Theo EVN, các khoản chênh lệch tỷ giá theo hợp đồng mua bán điện còn treo năm 2015 và 2018 sẽ được xem xét hạch toán vào năm 2020. Điều này là phù hợp với Quyết định số 34/2017/QĐ-TTg về khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân giai đoạn 2016-2020. 

Đề xuất giảm 10% giá điện

Đề xuất giảm 10% giá điện

Tiêu điểm -  4 năm
Việc giảm giá điện sẽ áp dụng cho cả khách hàng sản xuất, hộ gia đình và cơ sở lưu trú du lịch trong quý 2.
Đề xuất giảm 10% giá điện

Đề xuất giảm 10% giá điện

Tiêu điểm -  4 năm
Việc giảm giá điện sẽ áp dụng cho cả khách hàng sản xuất, hộ gia đình và cơ sở lưu trú du lịch trong quý 2.
Giảm giá điện khiến CPI chỉ tăng nhẹ trong tháng cận Tết

Giảm giá điện khiến CPI chỉ tăng nhẹ trong tháng cận Tết

Tiêu điểm -  3 năm

EVN triển khai giảm giá điện, tiền điện cho khách hàng bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 đợt 2 đã giúp chỉ số CPI chỉ tăng nhẹ 0,06% trong tháng cận Tết.

Sửa đổi biểu giá điện sẽ tác động như thế nào đến túi tiền của người dân?

Sửa đổi biểu giá điện sẽ tác động như thế nào đến túi tiền của người dân?

Tiêu điểm -  4 năm

Đối với tất cả các phương án trong dự thảo biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt mới của Bộ Công thương, đa số các khách hàng sử dụng dưới 600 kWh, chi phí tiền điện sẽ giảm so với giá điện hiện hành.

Tính giá điện một giá khó khả thi

Tính giá điện một giá khó khả thi

Tiêu điểm -  4 năm

Theo nhiều chuyên gia, việc áp dụng một giá điện là khó khả thi với cơ cấu nguồn điện đang thiếu hiện nay ở Việt Nam.

Giá điện rẻ hơn với năng lượng tái tạo

Giá điện rẻ hơn với năng lượng tái tạo

Phát triển bền vững -  4 năm

Không chỉ nhận được những ưu đãi từ phía chính phủ, ngành công nghiệp năng lượng tái tạo đang trỗi dậy mạnh mẽ bởi chi phí để sản xuất năng lượng tái tạo ngày càng rẻ so với những nguồn năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch.

Trung ương thống nhất chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Trung ương thống nhất chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Tiêu điểm -  8 giờ

Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII kết thúc ngày hôm nay đã thống nhất chủ trương đầu tư toàn tuyến dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam với tốc độ 350km/h.

VinFast bứt phá doanh thu quý II

VinFast bứt phá doanh thu quý II

Doanh nghiệp -  9 giờ

VinFast Auto vừa công bố kết quả tài chính chưa kiểm toán cho quý II năm 2024, với số lượng xe điện giao tăng mạnh nhờ chiến lược mở rộng và làn sóng chuyển đổi sang xe điện ở nhiều thị trường.

MSB giảm 1% lãi vay cho doanh nghiệp bị thiệt hại bởi bão Yagi

MSB giảm 1% lãi vay cho doanh nghiệp bị thiệt hại bởi bão Yagi

Tài chính -  10 giờ

MSB thông báo giảm 1% lãi suất vay VNĐ và 0,5% lãi suất vay USD đối với khách hàng doanh nghiệp chịu ảnh hưởng từ cơn bão Yagi.

Lầm tưởng của doanh nghiệp khi người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu

Lầm tưởng của doanh nghiệp khi người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu

Diễn đàn quản trị -  14 giờ

Một trong những lầm tưởng phổ biến của doanh nghiệp F&B là tập trung vào các chương trình khuyến mãi để thu hút người tiêu dùng trong bối cảnh họ hạn chế chi tiêu.

NextBold Capital tài trợ 100 triệu USD cho các doanh nghiệp tại Đông Dương

NextBold Capital tài trợ 100 triệu USD cho các doanh nghiệp tại Đông Dương

Tài chính -  18 giờ

Mục tiêu của NextBold Capital không chỉ là cung cấp vốn mà còn hỗ trợ chuyên môn vận hành thực tế để giúp các doanh nghiệp trong những thị trường này mở rộng quy mô một cách bền vững.

Hàng tỷ USD sẽ chảy vào đâu khi chứng khoán Việt Nam nâng hạng?

Hàng tỷ USD sẽ chảy vào đâu khi chứng khoán Việt Nam nâng hạng?

Tiêu điểm -  19 giờ

Các công ty phân tích nhìn nhận, dòng tiền khối ngoại sẽ sớm chảy vào các cổ phiếu bluechip của những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam.

Kỳ vọng tích cực từ việc Fed hạ lãi suất

Kỳ vọng tích cực từ việc Fed hạ lãi suất

Tài chính -  19 giờ

Lãi suất thấp hơn không chỉ hỗ trợ các doanh nghiệp và hộ gia đình tại Mỹ mà còn giúp các nền kinh tế toàn cầu mở rộng các chính sách phục hồi và tăng trưởng kinh tế.