Tiêu điểm
Sửa đổi biểu giá điện sẽ tác động như thế nào đến túi tiền của người dân?
Đối với tất cả các phương án trong dự thảo biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt mới của Bộ Công thương, đa số các khách hàng sử dụng dưới 600 kWh, chi phí tiền điện sẽ giảm so với giá điện hiện hành.
Bộ Công thương vừa có dự thảo mới nhất về việc sửa đổi cơ cấu biểu giá bán lẻ điện tại Quyết định số 28 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, bên cạnh phương án giá điện 5 bậc thang, Bộ Công thương đã chính thức đề xuất thêm giá bán lẻ 'điện một giá' để khách hàng dùng điện sinh hoạt tự lựa chọn.
Cụ thể, đối với khách hàng sử dụng điện cho mục đích sinh hoạt, Bộ Công thương đề xuất hai phương án.
Phương án 1, cơ cấu lại biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt gồm 5 bậc. Bậc 1, ghép bậc 1 và bậc 2 hiện hành thành bậc mới từ 0-100 kWh. Giá bậc 1 mới được giữ nguyên bằng bậc 1 hiện hành.
Bậc 2, giữ nguyên giá cho các hộ có mức sử dụng điện phổ biến từ 101-200 kWh. Bậc 3, ghép các bậc từ 201-300 kWh với 301-400 kWh thành bậc mới. Bậc 4 và 5, tách bậc thang trên 401 kWh thành 2 bậc mới: 401-700 kWh và trên 700 kWh.
Phương án 2, khách hàng sử dụng điện được quyền lựa chọn áp dụng giá sinh hoạt 5 bậc hoặc giá bán lẻ điện một giá. Với phương án này, dự thảo đưa ra 2 lựa chọn là phương án 2A và 2B. Trong đó, giá bán lẻ điện sinh hoạt cho khách hàng lựa chọn một giá tương ứng là 145% và 155% so với mức giá bán lẻ điện bình quân.
Trên cơ sở số liệu thực tế sử dụng của các khách hàng sử dụng điện cho mục đích sinh hoạt, Bộ Công Thương đã tổng hợp chi phí tiền điện của các khách hàng sử dụng điện mục đích sinh hoạt. Theo đó, đối với tất cả các phương án, đa số các khách hàng sử dụng dưới 600 kWh chi phí tiền điện sẽ giảm so với giá điện hiện hành (từ 2.800 - 12.800 đồng).
Cụ thể, khách hàng sử dụng 100 kWh chi phí tiền điện sẽ giảm khoảng 2.800 đồng. Khách hàng sử dụng 200 kWh chi phí tiền điện sẽ giảm khoảng 2.800 đồng. Khách hàng sử dụng 400 kWh chi phí tiền điện sẽ giảm khoảng 12.800 đồng. Khách hàng sử dụng 500 kWh chi phí tiền điện sẽ giảm khoảng 7.200 đồng. Khách hàng sử dụng 600 kWh chi phí tiền điện sẽ giảm khoảng 1.600 đồng.
Riêng các khách hàng nếu sử dụng ở mức 300 kWh chi phí tiền điện sẽ tăng do ghép bậc 201-300 kWh và 301-400 kWh thành bậc mới. Số tiền phải trả tăng thêm khi sử dụng ở mức 300 kWh là 7.100 đồng.
Đối với các phương án 1 và phương án 2A, 2B đều có giá điện 4 bậc đầu giống nhau. Do vậy, dù phương án nào được áp dụng thì các khách hàng sử dụng điện ở mức dưới 700kWh (hiện chiếm trên 98% tổng số khách hàng) đều có chi phí tiền điện bằng nhau.
Đối với trường hợp áp dụng giá điện một giá, nếu giá điện một giá ở mức bằng 145% giá điện bình quân (phương án 2A, mức giá này cao hơn giá bậc 3 và thấp hơn giá các bậc 4 và bậc 5) thì giá điện ở bậc 5 sẽ bằng bằng 274% mức giá điện bình quân.
Nếu giá điện một giá ở mức bằng 155% giá điện bình quân (phương án 2B, mức giá này cao hơn giá bậc 3 và thấp hơn giá các bậc 4 và bậc 5) thì giá điện ở bậc 5 sẽ bằng 185% mức giá điện bình quân.
Nếu phương án 2A và 2B được áp dụng, khi khách hàng lựa chọn biểu giá theo phương án 1 giá sẽ hạn chế những nhược điểm của giá điện bậc thang. Đặc biệt là những khách hàng sử dụng điện ở mức cao như việc tiền điện tăng bất thường vào các tháng nắng nóng, sai lệch về thời điểm ghi chỉ số công tơ hàng tháng.
Nếu giá điện một giá ở mức bằng 145% giá điện bình quân (phương án 2A) thì các khách hàng sử dụng điện trên 800 kWh khi lựa chọn 1 giá sẽ có chi phí tiền điện thấp hơn lựa chọn giá bậc thang.
Tương tự nếu giá điện một giá ở mức bằng 155% giá điện bình quân (phương án 2B) thì các khách hàng sử dụng điện trên 1.100 kWh khi lựa chọn 1 giá sẽ có chi phí tiền điện thấp hơn lựa chọn giá bậc thang.
Đối với phương án tính điện một giá, trước ý kiến cho rằng, đã là một giá điện thì phải gần với giá bán điện bình quân vì thực chất đây đã là mức giá đã gồm chi phí, lợi nhuận cho ngành điện, mức điện một giá bằng 145-155% giá bán lẻ điện bình quân sẽ “chỉ là cho có”, Bộ Công thương cho rằng, do đây không phải là lần điều chỉnh giá điện nên các phương án đưa ra phải đảm bảo mức giá bán lẻ điện bình quân cho tất cả các nhóm khách hàng phải giữ nguyên mức giá 1.864,44 đồng/kWh đã được ban hành tại Quyết định số 648/QĐ-BCT.
Đối với khách hàng sử dụng điện mục đích sinh hoạt thì các phương án sửa đổi biểu giá bán lẻ điện đều đảm bảo giá bán lẻ điện sinh hoạt bình quân vẫn giữ nguyên, không đổi.
Trong quá trình lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị, Bộ Công thương cũng đã xây dựng và đưa ra phương án 1 giá áp dụng cho tất cả các khách hàng sử dụng điện. Phương án này có ưu điểm là đơn giản, dễ thực hiện, khắc phục được một số nhược điểm của cơ cấu biểu giá bán lẻ điện bậc thang hiện hành.
Tuy nhiên nếu thực hiện phương án này thì toàn bộ khách hàng sử dụng điện dưới 200 kWh với số lượng là khoảng trên 18,7 triệu khách hàng chiếm tỷ lệ xấp xỉ 75% tổng số khách hàng hiện nay sẽ phải trả tiền điện thêm từ 19.000 - 39.000 đồng. Số tiền ngân sách hỗ trợ cho các hộ nghèo, hộ gia đình chính sách xã hội cũng phải tăng từ khoảng trên 1.000 tỷ đồng/năm lên 1.240 tỷ đồng/năm do giá điện cao hơn bậc 1 hiện hành. Đồng thời việc áp dụng giá điện một giá cho tất cả các đối tượng khách hàng sẽ không khuyến khích được việc sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả.
Từ các phân tích nêu trên, Bộ Công thương đã đề xuất 2 phương án lấy ý kiến: Phương án 1, áp dụng biểu giá 5 bậc thang. Phương án 2, khách hàng áp dụng biểu giá 5 bậc thang hoặc lựa chọn áp dụng biểu giá một giá.
Phương án 2 vẫn duy trì được các ưu điểm của phương án 1 như khuyến khích được việc sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả, số tiền ngân sách hỗ trợ cho các hộ nghèo, hộ gia đình chính sách xã hội không thay đổi. Các phương án đưa ra đều có giá điện 4 bậc đầu giống nhau. Do vậy dù phương án nào được áp dụng thì các khách hàng sử dụng điện ở mức dưới 700kWh (hiện chiếm trên 98% tổng số khách hàng) đều có chi phí tiền điện bằng nhau.
Đối với tất cả các phương án, các khách hàng sử dụng dưới 600 kWh (97,36 % tổng số khách hàng) chi phí tiền điện sẽ giảm so với giá điện hiện hành (từ 2.800 - 12.800 đồng), ngoại trừ các khách hàng nếu sử dụng ở mức 300 kWh thì số tiền điện phải trả tăng thêm là 7.100 đồng.
Nếu áp giá điện một giá ở mức bằng mức giá bình quân thì để đảm bảo giá điện sinh hoạt bình quân không đổi sẽ phải điều chỉnh tăng mức giá bán lẻ ở các mức dưới 700 kWh/tháng. Phương án này có lợi cho các khách hàng sử dụng điện nhiều nhưng sẽ ảnh hưởng tới trên 98% khách hàng sử dụng điện, đặc biệt là các hộ gia đình có thu nhập thấp và trung bình trong xã hội.
Theo Bộ Công thương, các phương án nêu trên đã khắc phục được một phần nhược điểm của biểu giá bán lẻ điện cho mục đích sinh hoạt hiện hành. Bộ Công thương sẽ tổng hợp ý kiến lựa chọn của các cơ quan đơn vị, các khách hàng sử đụng điện để hoàn chỉnh và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Tính giá điện một giá khó khả thi
Bộ Công thương đề xuất điện một giá cao nhất 2.889 đồng/kWh
Hai phương án tính điện một giá được Bộ Công thương đề xuất là 145% và 155% giá bán lẻ điện bình quân, tương ứng với 2.703 đồng/kWh và 2.889 đồng/kWh.
Hòa Bình hợp tác chiến lược với công ty công nghệ và điện lạnh nổi tiếng
Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình vừa tiến hành ký kết hợp tác chiến lược với Công ty TNHH Johnson Controls - Hitachi Air Conditioning Việt Nam.
Trí tuệ nhân tạo và thương mại điện tử tích hợp sâu hơn vào website mới của VPBank
Website vpbank.com.vn vừa ra mắt phiên bản hoàn toàn mới, tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) cùng trải nghiệm thương mại điện tử. Ông Trần Tuấn Việt, Giám đốc Truyền thông và tiếp thị VPBank đã chia sẻ về bước đột phá mới này.
Sản lượng điện mặt trời tăng mạnh
Sản lượng điện mặt trời 7 tháng đầu 2020 ghi nhận mức tăng cao nhất trong toàn hệ thống điện và bỏ xa các nguồn truyền thống như thủy điện, nhiệt điện than.
SK Group không còn là cổ đông lớn của Masan
Sau khi bán 76 triệu cổ phiếu MSN, tỷ lệ sở hữu của SK Group tại Masan chỉ còn 3,67% vốn điều lệ, qua đó không còn là cổ đông lớn tại tập đoàn này.
Nông sản miền núi Tây Giang lên kệ siêu thị Mena Gourmet Market
Các nông sản sạch và sản phẩm OCOP ở Mena Gourmet Market được sản xuất theo quy trình hữu cơ, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm làm tổng giám đốc VTV
Ông Lâm tiếp quản vị trí tổng giám đốc VTV thay ông Lê Ngọc Quang vừa được điều động làm bí thư tỉnh uỷ Quảng Bình.
Việt Nam SuperPort thúc đẩy năng lực ngành logistics
Việt Nam SuperPort sẽ đóng vai trò then chốt trong việc nâng cao năng lực logistics của Việt Nam trong bối cảnh dòng chảy sản xuất và thương mại toàn cầu dịch chuyển sang Đông Nam Á.
Việt Nam trong tương lai của chuỗi cung ứng xe điện toàn cầu
Xu thế xe điện bùng nổ trên quy mô toàn cầu mở ra cơ hội nhiều cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam, với sự hỗ trợ của những nhà cung ứng công nghệ hàng đầu như Tập đoàn Bühler.
Ông Dương Văn Bắc làm tổng giám đốc Novaland
Ông Bắc được thăng chức chỉ sau hơn hai tháng được Novaland bổ nhiệm phó tổng giám đốc tập đoàn.
MISA bổ nhiệm tân tổng giám đốc
Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần MISA vừa chính thức bổ nhiệm ông Lê Hồng Quang làm tổng giám đốc nhiệm kỳ 2024 - 2028.