Hợp tác rút ngắn thời gian đăng ký sáng chế giữa Việt Nam và Singapore
Hương Giang
Thứ tư, 22/03/2023 - 09:10
Vừa qua, Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam và Cơ quan Sở hữu trí tuệ Singapore (IPOS) chính thức triển khai thử nghiệm Chương trình hợp tác tra cứu và thẩm định đơn đăng ký sáng chế.
Thử nghiệm CS&E giữa Cục Sở hữu trí tuệ và Cơ quan Sở hữu trí tuệ Singapore sẽ giúp chủ sở hữu bằng rút ngắn thời gian đăng ký sáng chế
Vừa qua, Cục Sở hữu trí tuệ và Cơ quan Sở hữu trí tuệ Singapore (IPOS) đã chính thức triển khai thử nghiệm Chương trình hợp tác tra cứu và thẩm định đơn đăng ký sáng chế (Chương trình CS&E – Collaborative Search and Examination Programme).
Đây là thỏa thuận thử nghiệm CS&E đầu tiên giữa hai Cơ quan Sở hữu trí tuệ trong khối ASEAN do IPOS khởi xướng, nhằm đẩy nhanh quá trình tra cứu và thẩm định đơn đăng ký sáng chế cho những nhà đổi mới sáng tạo có mong muốn nộp đơn đăng ký sáng chế ở cả hai nước.
Chương trình thí điểm này sẽ kéo dài trong hai năm (năm đầu tiên từ ngày 1 tháng 3 năm 2023 đến ngày 28 tháng 2 năm 2024 và năm thứ hai từ ngày 1 tháng 3 năm 2024 đến ngày 28 tháng 2 năm 2025).
Trong thời gian thử nghiệm, hai cơ quan sẽ tiếp nhận và xử lý 20 yêu cầu CS&E mỗi năm từ mỗi cá nhân/tổ chức. Trong đó, mỗi tổ chức/cá nhân được tối đa 2 yêu cầu CS&E mỗi tháng. Số lượng yêu cầu CS&E chưa sử dụng sẽ được cộng dồn sang tháng tiếp theo, nhưng tối đa không quá 4 yêu cầu CS&E trong một tháng.
Để gửi yêu cầu CS&E, các tổ chức/cá nhân cần phải tuân theo những quy định sau:
Thứ nhất, đơn phải là đơn đầu tiên nộp tại Singapore hoặc Việt Nam, tức là không yêu cầu hưởng quyền ưu tiên và không phải đơn tách. Ngoài ra Chương trình CS&E cũng không áp dụng với đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích.
Thứ hai, người nộp đơn phải đáp ứng yêu cầu có đại diện/địa chỉ trong nước, phù hợp với Luật quốc gia tương ứng.
Thứ ba, người nộp đơn không nộp quá 20 điểm yêu cầu bảo hộ, trong đó không quá 3 điểm yêu cầu bảo hộ độc lập.
Để tham gia, người nộp đơn cần nộp đồng thời các tài liệu sau cho một trong hai Cơ quan (IPOS và Cục Sở hữu trí tuệ): yêu cầu CS&E; tờ khai đăng ký sáng chế; bản mô tả và bản tóm tắt sáng chế; yêu cầu tra cứu và thẩm định nội dung; yêu cầu công bố sớm; bản sao chứng từ nộp phí và lệ phí theo quy định. Các tài liệu phải bằng ngôn ngữ được chấp nhận theo Luật quốc gia tương ứng.
Chương trình CS&E mang lại một số lợi ích cho người nộp đơn đăng ký, bao gồm: rút ngắn thời gian kiểm tra đơn đăng ký, giảm chi phí đăng ký, giúp các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo xác định chiến lược tiếp cận thị trường sớm hơn.
Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam cũng đang thực hiện những chương trình tăng tốc khác nữa trong hoạt động thẩm định sáng chế, bao gồm chương trình thí điểm PPH với Cơ quan Sáng chế Nhật Bản (JPO), chương trình thí điểm PPH với Cơ quan Sở hữu Trí tuệ Hàn Quốc (KIPO) và chương trình hợp tác thẩm định sáng chế ASEAN (ASPEC).
Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam thường xảy ra tình trạng tồn đọng và chậm trễ xử lý các đơn đăng ký sáng chế. Tuy nhiên, những nỗ lực của Cục trong những năm gần đây đã làm giảm đáng kể thời gian chờ xử lý.
Chương trình CS&E cho thấy Cục Sở hữu trí tuệ đã cố gắng đáp ứng nhu cầu của người nộp đơn: rút ngắn thời gian chờ đợi cho người nộp đơn nói chung và nhanh chóng cấp bằng sáng chế theo các chương trình nói trên cho những người nộp đơn mong muốn sớm nhận được bằng sáng chế.
Việc các công ty công nghệ lớn vi phạm bằng sáng chế, dẫn đến hành động pháp lý của các đối thủ cạnh tranh là điều bình thường. Mặc dù vậy, họ không rút kinh nghiệm cho mình và tiếp tục lặp lại những sai lầm tương tự. Trong một diễn biến mới đây, Huawei đã đệ đơn kiện cáo buộc Xiaomi đã vi phạm nhiều sáng chế của hãng.
Thời gian vừa qua, ChatGPT đã trở thành một hiện tượng trên toàn thế giới. Gần như tất cả mọi người đều quan tâm đến phần mềm trả lời tức thì này. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng, Huawei đã làm chủ công nghệ này từ lâu.
Khi nói đến bằng sáng chế, phần lớn mọi người đều sẽ nghĩ ngay đến bằng sáng chế tiện ích, nhằm bảo hộ cho một loại máy móc, quy trình, sản phẩm hay một thành phần vật chất. Tuy nhiên, như bài viết "Bằng dáng chế thiết kế - Hiểu thế nào cho đúng" đã đề cập, còn tồn tại một loại hình bằng sáng chế khác là bằng sáng chế thiết kế vốn rất có giá trị khi được sử dụng trong những tình huống phù hợp.
Nếu là người tìm hiểu về “vũ trụ” sở hữu trí tuệ rộng lớn, hẳn bạn cũng biết rằng một hình thức phổ biến của quyền sở hữu trí tuệ chính là bằng sáng chế, trong đó có bằng sáng chế thiết kế (Design Patent). Vậy bằng sáng chế thiết kế là gì? Có phải nó là “bảo vật” toàn năng bảo hộ cho sản phẩm của bạn ở mọi khía cạnh, vào mọi thời điểm?
Công ty CP Đầu tư và phát triển đường sắt cao tốc VinSpeed đã chính thức đăng ký đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam, kỳ vọng hoàn thành năm 2030.
Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) ra mắt không gian Techcombank Private Lounge đầu tiên tại sân bay Nội Bài, dành riêng cho hội viên Private và Priority – đánh dấu bước tiến mới trong hành trình cá nhân hóa đặc quyền, nâng tầm trải nghiệm của khách hàng cao cấp.
Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) tăng vốn điều lệ thêm 7.500 tỷ đồng dưới hình thức phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
Giá vàng hôm nay 14/5 giữ nguyên đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC, sau khi tăng tới 1,5 triệu đồng mỗi lượng trong phiên hôm qua, đi trước đà tăng của thị trường quốc tế.
Tọa lạc tại cửa ngõ phía Tây dự án Thanh Xuan Valley, Valley Town là phân khu thương mại duy nhất được BIM Land giới thiệu với số lượng giới hạn chỉ 81 căn biệt thự phố mang phong cách Địa Trung Hải, kết hợp giữa không gian sống, nghỉ dưỡng và khai thác kinh doanh.