'Derby' công nghệ: Huawei kiện Xiaomi vi phạm bốn bằng sáng chế
Hương Giang
Thứ hai, 06/03/2023 - 10:04
Việc các công ty công nghệ lớn vi phạm bằng sáng chế, dẫn đến hành động pháp lý của các đối thủ cạnh tranh là điều bình thường. Mặc dù vậy, họ không rút kinh nghiệm cho mình và tiếp tục lặp lại những sai lầm tương tự. Trong một diễn biến mới đây, Huawei đã đệ đơn kiện cáo buộc Xiaomi đã vi phạm nhiều sáng chế của hãng.
Bản tin Sở hữu Trí tuệ Quốc gia Trung Quốc gần đây đã công bố chi tiết một số tranh chấp vi phạm bằng sáng chế lớn đã được Văn phòng Sở hữu Trí tuệ nước này chấp nhận. Theo thông tin chi tiết, Huawei đã kiện Xiaomi vi phạm bốn bằng sáng chế của mình. Vụ việc do Huawei đệ trình đã được Cục Sở hữu trí tuệ Nhà nước chấp nhận vào ngày 17 tháng 1 năm 2023.
Hai trong số bốn bằng sáng chế đang tranh chấp liên quan đến việc sử dụng trái phép công nghệ 4G/LTE, đây là một bằng sáng chế thiết yếu tiêu chuẩn (SEP). Huawei cũng cáo buộc Xiaomi sử dụng sáng chế chụp ảnh toàn cảnh (panaroma) của hãng. Bằng sáng chế thứ tư liên quan đến việc vi phạm một số loại công nghệ mở khóa điện thoại thông minh do Huawei phát triển.
Vi phạm bằng sáng chế xảy ra khi một thực thể sản xuất, nhập khẩu, sử dụng, bán hoặc chào bán một công nghệ đã được cấp bằng sáng chế mà không có sự cho phép/giấy phép từ chủ sở hữu bằng sáng chế. Nếu Huawei đưa ra những bằng chứng chống lại Xiaomi một cách hợp lý, thì Xiaomi có thể phải trả một khoản tiền phạt rất nặng.
Nhiều nằm nay, Huawei thường xuyên lên tiếng về việc các công ty khác ăn cắp các công nghệ đã được cấp bằng sáng chế của mình.
Trong Hội nghị Thủ đô Thiết kế Thế giới năm ngoái, Giám đốc điều hành của Huawei cho biết: “một số doanh nghiệp, bao gồm cả một số công ty Trung Quốc, đang sao chép các thiết kế mà không có sự đồng ý của chúng tôi. Hơn nữa, một số doanh nghiệp lại đang sử dụng bằng sáng chế của chúng tôi mà không thanh toán phí bằng sáng chế. Những thực thể như vậy đang coi các thiết kế và bằng sáng chế đó là của riêng họ, mặc dù ban đầu chúng tôi mới là người tạo ra chúng.”
Đối với việc xét xử hành chính các tranh chấp vi phạm bằng sáng chế lớn, Cục Quản lý Sở hữu Trí tuệ Quốc gia Trung Quốc đã ban hành một văn bản vào ngày 1 tháng 6 năm 2021, nêu rõ thời hạn ba tháng để giải quyết các vụ việc. Giới hạn có thể được gia hạn trong một tháng sau khi được phê duyệt. Do đó, vụ kiện vi phạm bằng sáng chế giữa Huawei và Xiaomicó thể sẽ được giải quyết trong vòng ba tháng.
Khoản đầu tư của Huawei vào R&D đạt 142,7 tỷ nhân dân tệ (20 tỷ USD) vào năm 2021 và khoản đầu tư lũy kế vào R&D trong 10 năm qua đã vượt quá 845 tỷ nhân dân tệ. Vào ngày 5 tháng 12 năm 2022, Cục Quản lý Sở hữu Trí tuệ Quốc gia Trung Quốc đã công bố một báo cáo cho thấy Huawei đã được cấp 7.630 bằng sáng chế, đứng đầu trong số các doanh nghiệp Trung Quốc được cấp bằng sáng chế năm 2021.
Vào ngày 6 tháng 4 năm 2022, một nền tảng nội bộ dành cho nhân viên Huawei đã công bố “báo cáo kinh doanh cấp phép bằng sáng chế” do người sáng lập công ty Ren Zhengfei đưa ra, cho thấy: “Phí bằng sáng chế phải ở mức hợp lý. Phí thấp sẽ kìm hãm sự đổi mới của toàn xã hội, và sẽ không ai sẵn sàng đầu tư vào R&D, từ đó hình thành độc quyền.”
Vào ngày 9 tháng 12 năm 2022, Huawei và OPPO đã công bố việc ký kết thỏa thuận cấp phép chéo bằng sáng chế toàn cầu, bao gồm các bằng sáng chế thiết yếu tiêu chuẩn di động, bao gồm cả 5G. Đây là một bước phát triển vượt bậc trong lĩnh vực cấp phép bằng sáng chế của Huawei và là sự hợp tác công khai đầu tiên về bằng sáng chế giữa các đại gia điện thoại thông minh trong nước.
Sau khi bị gã khổng lồ viễn thông kiện, Xiaomi cho biết họ đang tích cực đàm phán về giấy phép bằng sáng chế với Huawei. Hai công ty đang tích cực đàm phán một thỏa thuận về cấp phép bằng sáng chế và thông lệ trong ngành là giải quyết vấn đề cấp phép thông qua hòa giải.
“Hệ thống bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của Trung Quốc cung cấp nhiều cơ chế giải quyết khác nhau, bao gồm hòa giải hành chính và tư pháp. Chúng tôi tin rằng hòa giải là một kênh hiệu quả giúp hai bên đạt được thỏa thuận”, hai bên cho biết.
Thời gian vừa qua, ChatGPT đã trở thành một hiện tượng trên toàn thế giới. Gần như tất cả mọi người đều quan tâm đến phần mềm trả lời tức thì này. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng, Huawei đã làm chủ công nghệ này từ lâu.
Khi nói đến bằng sáng chế, phần lớn mọi người đều sẽ nghĩ ngay đến bằng sáng chế tiện ích, nhằm bảo hộ cho một loại máy móc, quy trình, sản phẩm hay một thành phần vật chất. Tuy nhiên, như bài viết "Bằng dáng chế thiết kế - Hiểu thế nào cho đúng" đã đề cập, còn tồn tại một loại hình bằng sáng chế khác là bằng sáng chế thiết kế vốn rất có giá trị khi được sử dụng trong những tình huống phù hợp.
Nếu là người tìm hiểu về “vũ trụ” sở hữu trí tuệ rộng lớn, hẳn bạn cũng biết rằng một hình thức phổ biến của quyền sở hữu trí tuệ chính là bằng sáng chế, trong đó có bằng sáng chế thiết kế (Design Patent). Vậy bằng sáng chế thiết kế là gì? Có phải nó là “bảo vật” toàn năng bảo hộ cho sản phẩm của bạn ở mọi khía cạnh, vào mọi thời điểm?
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.