Sở hữu trí tuệ

Huawei được cấp hai bằng sáng chế cho phần mềm tương tự ChatGPT

Hương Giang Thứ sáu, 03/03/2023 - 10:12

Thời gian vừa qua, ChatGPT đã trở thành một hiện tượng trên toàn thế giới. Gần như tất cả mọi người đều quan tâm đến phần mềm trả lời tức thì này. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng, Huawei đã làm chủ công nghệ này từ lâu.

Huawei vừa nhận hai bằng sáng chế cho phần mềm trả lời tương tự ChatGPT

Người phụ trách bộ phận sản phẩm điện toán của Huawei cho biết, hãng đã bắt đầu phác thảo mô hình ngôn ngữ lớn vào năm 2020. Trong năm tiếp theo, Huawei đã ra mắt một mô hình ngôn ngữ siêu lớn mang tên Pengcheng Pangu – mô hình ngôn ngữ đầu tiên thuộc loại này trong ngành.

Pengcheng Pangu có thể tạo ra 100 tỷ cấp độ xử lý thông tin với khả năng nhận dạng giọng nói, phản hồi, hiểu và xử lý tiếng Trung Quốc một cách tự nhiên. Đây là mô hình đào tạo trước (pre-training) ngôn ngữ Trung lớn nhất thế giới với 100 tỷ tham số vào thời điểm đó.

Gần đây, Huawei đã được cấp hai bằng sáng chế mô tả phần mềm đối thoại giữa AI và con người, tương tự với AI trả lời tức thì phổ biến nhất hiện nay - ChatGPT.

Dưới đây là mô tả sơ lược về hai bằng sáng chế đó.

Bằng sáng chế đầu tiên

Bằng sáng chế này sử dụng công nghệ để phát hiện hành vi đầu vào. Ứng dụng này liên quan đến công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và cung cấp quy trình đàm thoại giữa người và máy.

Về cách thức hoạt động, hệ thống thu nhận câu đầu tiên do người dùng nhập vào. Trong đó, câu đầu tiên của người dùng biểu thị hành vi đầu tiên của người dùng.

Trong trường hợp người dùng có hành vi bất thường, hộp thoại của AI sẽ nhận ra nhưng không thể thực thi. Thay vào đó, AI sẽ xác định lý do tại sao không thể thực hiện được hành vi bất thường này và đưa ra câu trả lời cho hành vi đó. Trong đó, câu trả lời này sẽ nêu ra lý do tại sao yêu cầu, câu hỏi đầu tiên của người dùng không thể thực hiện được.

Trong trường hợp hệ thống hộp thoại không thể nhận ra rằng hành vi hay câu hỏi của người dùng là bất thường, hệ thống sẽ xác định ý định của người dùng theo câu đầu tiên và tạo câu trả lời cho hành vi bất thường trong câu trả lời thứ hai. Trong đó, câu trả lời thứ hai được dùng để nhắc nhở rằng hệ thống hộp thoại không hỗ trợ ý định của người dùng. Những hành vi này có thể đào tạo thành mô hình trước khi sử dụng.

Bằng sáng chế thứ hai

Trong khi đó, bằng sáng chế thứ hai lại thể hiện cách thức con người và AI đối thoại với nhau. Công nghệ bằng sáng chế này bao gồm một thiết bị và phương tiện lưu trữ có thể đọc được bằng máy tính để trò chuyện giữa con người và phần mềm.

Sau khi kích hoạt, phần mềm sẽ phân tích thư viện văn bản được thiết lập sẵn trong mô hình. Với câu hỏi đầu vào như vậy, phần mềm này sẽ tìm kiếm thông tin cơ bản để tạo phản hồi trong cuộc trò chuyện. Với câu hỏi đầu vào và các thông tin cơ bản, phần mềm sẽ xác định văn bản phản hồi tương ứng với câu hỏi. Điều này sẽ giúp hệ thống phần mềm giao tiếp tự nhiên và trôi chảy hơn, đồng thời cũng sẽ cải thiện trải nghiệm người dùng.

Huawei nộp hai đơn đăng ký sáng chế này vào tháng 9/2019, và chính thức được cấp văn bằng bảo hộ vào tháng 2/2023.

Có thể nói Huawei đã áp dụng rất nhiều phần mềm trí tuệ nhân tạo vào công nghệ hội thoại và đi trước ChatGPT khá lâu. Tuy nhiên, cho đến nay, Huawei vẫn chưa tiết lộ bất kỳ kế hoạch nào về việc triển khai những công nghệ này trong các thiết bị của mình.

Bảo hộ sở hữu trí tuệ ở Trung Quốc: Tốt hơn nhiều người vẫn nghĩ

Bảo hộ sở hữu trí tuệ ở Trung Quốc: Tốt hơn nhiều người vẫn nghĩ

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Năm 2021, luật sáng chế mới tại Trung Quốc chính thức có hiệu lực. Với bộ luật này, Trung Quốc đang đẩy mạnh các chính sách, hoạt động chống lại các hành vi vi phạm quyền sáng chế.

Công bố 6 công ty luật sở hữu trí tuệ hàng đầu Việt Nam năm 2023

Công bố 6 công ty luật sở hữu trí tuệ hàng đầu Việt Nam năm 2023

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Vào tháng 1/2023, Legal 500 đã công bố danh sách 6 công ty luật sở hữu trí tuệ hàng đầu Việt Nam do tổ chức uy tín này bình chọn.

Sự trỗi dậy của châu Á trên thị trường sở hữu trí tuệ

Sự trỗi dậy của châu Á trên thị trường sở hữu trí tuệ

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Với chủ đề "Tạo giá trị mới, khám phá những biên giới mới”, chương trình Business of IP Asia đã thu hút hơn 14.000 lượt người tham gia trực tiếp và trực tuyến từ hơn 40 quốc gia và khu vực chia sẻ kiến thức và những cơ hội hợp tác kinh doanh.

Toàn cầu hóa và sở hữu trí tuệ

Toàn cầu hóa và sở hữu trí tuệ

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Coca-Cola ra đời vào năm 1886 ở Atlanta. Năm 1985, loại đồ uống này đã có mặt ở tất cả mọi tiểu bang của Hoa Kỳ, và nhanh chóng được xuất khẩu sang Canada, Cuba và Châu Âu. Tuy vậy, hoạt động đóng chai bên ngoài biên giới chỉ bắt đầu ở Philippines vào năm 1912. Và một trong những vấn đề hãng quan tâm nhất khi sản xuất hàng hóa ở nước ngoài đó là sở hữu trí tuệ.

Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận 'Cà rốt Lương Tài'

Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận 'Cà rốt Lương Tài'

Sở hữu trí tuệ -  11 tháng

Vừa qua, huyện Lương Tài (Bắc Ninh) đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ để xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Cà rốt Lương Tài”.

Nhiều thành tựu trong quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

Nhiều thành tựu trong quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

Sở hữu trí tuệ -  11 tháng

Trong năm 2023 vừa qua, hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ tại Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Động lực tăng trưởng mới từ tài sản trí tuệ

Động lực tăng trưởng mới từ tài sản trí tuệ

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Doanh nghiệp Việt cần đầu tư vào đổi mới sáng tạo để tăng sức đề kháng và thoát khỏi bẫy tăng trưởng âm.

Tích hợp quản trị tài sản trí tuệ vào thực hành ESG

Tích hợp quản trị tài sản trí tuệ vào thực hành ESG

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Việt Nam xếp thứ 46 về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Việt Nam xếp thứ 46 về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Xếp hạng thứ 46, Việt Nam tiếp tục là một trong 3 quốc gia giữ kỷ lục về tốc độ đổi mới sáng tạo trong 13 năm liên tiếp.

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

Doanh nghiệp -  24 phút

Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Hồ sơ quản trị -  2 giờ

Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  14 giờ

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  19 giờ

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  23 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Tài chính -  23 giờ

Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.