Hợp tác tăng cường giao thương ngành công nghiệp hỗ trợ
Phương Anh
Thứ ba, 20/06/2023 - 15:24
Triển lãm Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - Nhật Bản và Triển lãm quốc tế về Công nghệ chế tạo phụ tùng công nghiệp tại Việt Nam sẽ thắt chặt mối quan hệ giao thương giữa các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - Nhật Bản, đồng thời, thúc đẩy ngành sản xuất, chế tạo phụ tùng công nghiệp nội địa phát triển mạnh mẽ hơn.
Năm 2023 đánh dấu giai đoạn “bình thường mới” của nền kinh tế, với chính sách tiền tệ từ các nước phát triển và áp lực tăng trưởng sau đại dịch đã thúc đẩy tiến trình tăng cường hoạt động kinh doanh, và tối ưu hóa nguồn lực của các doanh nghiệp trên toàn cầu.
Bên cạnh những thách thức từ bất ổn kinh tế thế giới, xu hướng chuyển đổi thị trường sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam cũng hứa hẹn sẽ góp phần tạo ra cơ hội đầu tư và hợp tác cho các công ty trong lĩnh vực công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ, nếu biết kịp thời bắt nhịp cùng xu thế thị trường.
Dẫn báo cáo của Ngân hàng Thế giới, ông Vũ Trọng Tài, Tổng giám đốc RX Tradex Việt Nam – thành viên của đơn vị tổ chức triển lãm hàng đầu châu Á RX Tradex, thông tin cho biết để có thể hoàn thành mục tiêu trở thành nền kinh tế thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam cần khai thác hiệu quả hơn nữa khu vực dịch vụ đa dạng để duy trì tăng trưởng năng suất bền vững.
Điều đó bao hàm phải thực hiện những cải cách nhằm nâng cao năng suất khu vực dịch vụ và đóng góp liên ngành, để phục vụ tăng trưởng năng suất trong các lĩnh vực công nghiệp chế tạo chế biến và nông nghiệp.
Ông cho biết thêm, RX Tradex Việt Nam đã hợp tác cùng Tổ chức Thúc đẩy ngoại thương Nhật Bản (JETRO) văn phòng đại diện tại Hà Nội, và Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE), Bộ Công thương, tổ chức “triển lãm kép” về công nghiệp hỗ trợ Việt Nam – Nhật Bản và triển lãm công nghệ chế tạo phụ tùng công nghiệp như một cơ hội gặp gỡ, hỗ trợ sự liên kết giữa các nhà sản xuất, các công ty trong ngành công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ và các lĩnh vực sản xuất có liên quan.
Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Công ty RX Tradex Việt Nam, JETRO Hà Nội, và VIETRADE.
Trưởng đại diện JETRO tại Hà Nội, ông Takeo Nakajima, đánh giá mặc dù tỷ lệ thu mua nguyên liệu, linh kiện, phụ tùng của các công ty Nhật Bản tại Việt Nam đã tăng, nhưng tốc độ vẫn còn rất chậm so với tốc độ phát triển kinh tế của hai nước.
Với sáng kiến nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, JETRO đã tổ chức triển lãm công nghiệp hỗ trợ Việt Nam – Nhật Bản (SIE) luân phiên tại hai thành phố Hà Nội và TP.HCM, với sự hợp tác và ủng hộ của chính phủ Việt Nam. Dự án bắt đầu từ tháng 9/2003, dưới sự nhất trí cao của lãnh đạo hai nước Nhật Bản và Việt Nam.
Phát biểu tại sự kiện ký kết hợp tác mới đây, ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng VIETRADE, nhận định với sự quan tâm và đẩy mạnh hỗ trợ về cơ chế, chính sách, ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đã có những hiệu quả rõ nét.
Việt Nam hiện đã có khoảng 2.000 doanh nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện, trong đó có khoảng 300 doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng đa quốc gia, tạo việc làm cho hơn 600.000 lao động.
Số doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ hiện chiếm gần 4,5% tổng số doanh nghiệp của ngành công nghiệp chế biến – chế tạo.
Ông Phú cho biết Bộ Công thương đã tích cực hỗ trợ kết nối các doanh nghiệp hỗ trợ trong nước với các nhà đầu tư FDI, thông qua hàng loạt hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối các doanh nghiệp.
Các sự kiện như triển lãm công nghiệp hỗ trợ Việt Nam – Nhật Bản có ý nghĩa quan trọng, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong ngành tăng cường năng lực sản xuất và kết nối với các đối tác Nhật Bản.
Triển lãm Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam – Nhật Bản (Supporting Industries Exhibition – SIE) lần thứ 10 tại Hà Nội và Triển lãm quốc tế về Công nghệ chế tạo phụ tùng công nghiệp tại Việt Nam (Vietnam Manufacturing Expo – VME 2023) lần thứ 14 sẽ được diễn ra vào ngày 09 – 11/8/2023, tại Trung tâm Triển lãm I.C.E Hà Nội (Cung Văn Hóa). Với sự góp mặt của hơn 200 đơn vị triển lãm là các nhà sản xuất, phân phối kinh doanh, các hãng chế tạo công nghệ & máy móc tiên tiến đến từ 20 quốc gia, nhiều hoạt động sẽ được tổ chức xuyên suốt ba ngày triển lãm để hỗ trợ các doanh nghiệp và khách tham quan trong công tác kết nối cùng các đại lý, nhà phân phối và đối tác kinh doanh.
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.
Cốt lõi của phong cách Dolce Far Niente là đề cao sự cân bằng hoàn hảo về mọi mặt, là hưởng thụ một cách trọn vẹn, không vướng bận, không âu lo ngay cả giữa phố thị tấp nập, phồn hoa.
Được công nhận là đô thị loại I và chọn làm địa điểm tổ chức APEC khiến thị trường bất động sản Phú Quốc vốn dĩ đã rất hấp dẫn trong thời gian qua lại càng trở nên sôi sục.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.