HUD chậm tiền phạt sử dụng đất trên trăm tỷ đồng, thanh tra cảnh báo thất thu ngân sách
Mạnh Quân
Thứ tư, 19/07/2017 - 00:00
Theo nguồn tin riêng của Dân trí, Thanh tra Chính phủ vừa kết thúc cuộc thanh tra tại 2 dự án của Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) và phát hiện một số sai phạm tương đối lớn tại đây.
Cụ thể, tại dự án "Cải tạo chỉnh trang tuyến phố Ngô Gia Tự và Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội" - một dự án thuộc nhóm A do Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư, cơ quan thanh tra đã phát hiện một số sai phạm của Tổng công ty này trong việc triển khai dự án.
Dự án này có qui mô 302,5 ha, với tổng mức đầu tư lên tới trên 3.273 tỷ đồng (vốn tự có +vốn huy động), thực hiện trong thời gian tương đối dài: 2004-2016.
Sai phạm đáng kể nhất của HUD trong thực hiện dự án này là về thực hiện nghĩa vụ tài chính, chủ yếu là tiền sử dụng đất dự án.
Cho đến thời điểm thanh tra (các năm 2015 - 2016), mặc dù HUD đã nộp số tiền sử dụng đất các các ô: HH4, HH5, HH6 nhưng cơ quan thanh tra vẫn xác định HUD đã vi phạm quy định, nộp tiền chậm.
Cụ thể, đầu tháng 7.2015, Chi cục Thuế quận Long Biên đã có thông báo HUD bị phạt nộp chậm với số tiền lên tới 152,38 tỷ đồng. Sau đó, Tổng công ty này đã đề nghị giãn nộp tiền phạt và cũng chỉ thực hiện nộp thêm được 20 tỷ đồng tiền phạt vào ngân sách thành phố, số tiền phạt chậm nộp còn lại là trên 132,38 tỷ đồng.
Không chỉ ở việc trên, Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị còn có sai phạm trong việc nộp bổ sung quỹ đất cho thành phố.
Cụ thể, qua thanh tra, Thanh tra Chính phủ xác định: HUD đã thực hiện bàn giao 102.642 m2 đất kể cả hạ tầng kỹ thuật thuộc quỹ đất 20% để quận Long Biên tổ chức bán đấu giá, bàn giao 155.411 m2 đất để xây dựng trường học và công trình công cộng cho UBNd quận Long Biên.
Năm 2009, mặc dù quận Long Biên có quyết định điều chỉnh quy hoạch thì tổng diện tích đất xây dựng nhà ở của HUD tăng thêm 41.342 m2. Nhưng các quyết định liên quan của UBND thành phố Hà Nội lại không đề cập nghĩa vụ của Chủ đầu tư phải nộp bổ sung quỹ đất 20% với phần diện tích đất tăng thêm này.
Theo Thanh tra Chính phủ, quỹ đất 20% HUD phải bổ sung vào quỹ nhà Thành phố Hà Nội là 4.303,6 m2. Nhưng hiện nay, HUD đã thực hiện xong nhà để bán nên việc thu hồi bằng đất là không thực hiện được. Do đó, đoàn thanh tra xác định theo giá bình quân HUD đã nộp tiền sử dụng đất là 10,26 triệu đồng/m2 thì số tiền sử dụng đất, HUD phải nộp bổ sung là trên 44,15 tỷ đồng.
Đáng chú ý, theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, việc xác định tiền sử dụng đất của dự án do liên ngành của thành phố Hà Nội thực hiện theo phương pháp thặng dư, khi xác định chi phí phát triển đã đưa vào các khoản chi phí dự phòng, lãi tiền vay ngân hàng là không đúng quy định theo Thông tư số 145/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính, gây thất thu cho ngân sách nhà nước.
Còn tại dự án khu đô thị Mỹ Đình II cũng do HUD làm chủ đầu tư- dự án có diện tích đất trên 246.300 m2, vốn đầu tư trên 195 tỷ đồng, đoàn thanh tra xác định HUD đạt tổng doanh thu bán 529 căn hộ trên 270 tỷ đồng nhưng số tiền chênh lệch giữa giá bán và giá dự toán trên 15,67 tỷ đồng.
Trách nhiệm về những sai phạm này được cho là thuộc thường trực UBND thành phố Hà Nội, các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Quy hoạch Kiến trúc, Xây dựng và cả chủ đầu tư.
Đó là nhận định của TS. Phạm Sỹ Liêm, Phó chủ tịch Tổng Hội Xây dựng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng trước những thông tin xung quanh nhiều sai phạm tại dự án cầu vượt biển dài nhất Đông Nam Á đang gây xôn xao dư luận thời gian gần đây.
Động thái giảm lãi suất cho vay của Ngân hàng Nhà nước trong thời gian gần đây được kỳ vọng sẽ có tác động tích cực tới thị trường bất động sản, kích thích người mua nhà.
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.
Quản trị số sẽ không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà còn là "linh hồn" của nền kinh tế số Việt Nam, giúp đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh mới.
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.