IMF ‘bày cách’ cho Việt Nam phục hồi bền vững hậu Covid-19

Hoài An Thứ hai, 05/04/2021 - 15:33

Theo IMF, Việt Nam cần tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp thông qua chính sách vĩ mô, duy trì ổn định tài chính, cải cách quyết liệt hơn để có thể tối đa hóa tiềm năng tăng trưởng trong thế giới hậu đại dịch Covid-19.

Tăng trưởng tích cực dù Covid-19

Bất chấp ảnh hưởng từ Covid-19, kinh tế Việt Nam năm 2020 vẫn trụ vững với mức tăng trưởng GDP 2,9% - một trong những tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới – và dự báo sẽ đạt mức tăng 6,5% trong năm nay nhờ vào nền tảng kinh tế mạnh mẽ, các biện pháp ngăn chặn quyết liệt cùng hỗ trợ tốt từ Chính phủ, theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). 

Việt Nam đã áp dụng nhanh chóng các biện pháp kiểm soát kết hợp cùng truy vết tiếp xúc tích cực, xét nghiệm và cách ly đúng mục tiêu các ca nghi mắc Covid-19, từ đó khiến tỷ lệ lây nhiễm và tử vong trên bình quân đầu người ở mức rất thấp.

IMF trong báo cáo gần đây đánh giá tăng trưởng ở mức cao hàng đầu thế giới của Việt Nam vào năm ngoái là kết quả từ quá trình phục hồi sớm các hoạt động trong nước, hoạt động xuất khẩu mạnh mẽ, đặc biệt là khu vực điện tử công nghệ cao khi các nước bước vào giai đoạn làm việc tại nhà.

Dù còn nhiều thách thức cần giải quyết, Việt Nam đã đối mặt với đại dịch Covid-19 bằng các nền tảng kinh tế và vùng đệm chính sách vững chắc. 

Chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế từ nông nghiệp sang hiện đại dựa trên sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài cùng triết lý “không để ai bị bỏ lại phía sau” đã thúc đẩy mức sống kể từ khi Việt Nam bước vào cải cách.

Đầu tư nước ngoài cùng thặng dư tài khoản vãng lai mạnh đã tăng cường khả năng phục hồi của nền kinh tế. Sức khỏe của hệ thống ngân hàng được cải thiện với khả năng sinh lời, thanh khoản cao hơn và ít nợ xấu hơn so với trước kia.

Quyết liệt hơn để phục hồi bền vững hậu Covid-19

IMF khuyến nghị các chính sách vĩ mô của Việt Nam cần duy trì sự hỗ trợ vào năm 2021 nhằm đảm bảo phục hồi bền vững và toàn diện.

Thị trường lao động đã chịu ảnh hưởng nặng nề trong quý II năm ngoái, đặc biệt là khu vực phi chính thức với khả năng tiếp cận bảo hiểm xã hội thấp. Mặc dù việc làm của khu vực này sau đó đã phục hồi, IMF đánh giá vẫn còn những yếu kém.

Theo đó, các chính sách trong ngắn hạn cần tập trung vào việc duy trì việc làm cũng như thúc đẩy sự phân bổ lại các nguồn lực, ví dụ thông qua sử dụng trợ cấp tuyển dụng và các chính sách tích cực nhằm khuyến khích đào tạo việc làm. Mạng lưới an sinh xã hội cần được mở rộng phạm vi bao phủ và nâng cao hiệu quả.

Các chính sách cũng nên hướng tới mục tiêu giảm tính phi chính thức trong lao động bằng cách cải thiện kỹ năng lao đông, giảm chi phí thuê hoặc sa thải đối với lao động chính thức cũng như khuyến khích chính thức hóa doanh nghiệp.

Ngoài ra, sự phục hồi bền vững của Việt Nam còn phụ thuộc vào sự ổn định tài chính.

Covid-19 đã làm giảm khả năng thanh khoản của các doanh nghiệp Việt Nam vốn đã yếu trước đại dịch, gia tăng lo ngại về sự ổn định tài chính. Các chính sách tiền tệ, tài khóa và tài chính do chính phủ thực hiện đã giúp giảm thiểu nguy cơ gia tăng các vụ vỡ nợ và sa thải hàng loạt.

IMF lưu ý các hỗ trợ tương tự cần có mục tiêu tốt hơn, hướng tới các doanh nghiệp có thanh khoản kém nhưng khả thi cho tới thời điểm phục hồi vững chắc hơn. Cùng với đó, tiếp tục giám sát chặt chẽ, giải quyết các khoản vay có vấn đề cũng như tăng cường khuôn khổ quản lý và giám sát kịp thời sẽ giúp giảm thiểu các rủi ro của hệ thống tài chính.

IMF cũng khuyến nghị Việt Nam cần cải cách quyết liệt hơn để tận dụng tiềm năng tăng trưởng thông qua giải quyết các nguyên nhân khiến năng suất thấp. Theo đó, Việt Nam nên ưu tiên cải thiện môi trường kinh doanh, đảm bảo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cải cách hướng tới giảm bớt gánh nặng pháp lý cho các doanh nghiệp, cải thiện khả năng tiếp cận các nguồn lực của doanh nghiệp cũng như đổi mới, tăng cường quản trị và tiếp cận công nghệ.

Những cải cách trên sẽ giúp Việt Nam gặt hái được nhiều lợi ích hơn từ việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu trong thế giới hậu Covid-19. 

Nấc thang tăng trưởng mới của ngành sản xuất

Nấc thang tăng trưởng mới của ngành sản xuất

Tiêu điểm -  4 năm
Ngành sản xuất của Việt Nam đã lấy lại đà tăng trưởng vào cuối quý I/2021 với sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới và xuất khẩu đều tăng đáng kể.
Nấc thang tăng trưởng mới của ngành sản xuất

Nấc thang tăng trưởng mới của ngành sản xuất

Tiêu điểm -  4 năm
Ngành sản xuất của Việt Nam đã lấy lại đà tăng trưởng vào cuối quý I/2021 với sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới và xuất khẩu đều tăng đáng kể.
Tập đoàn GEO đầu tư vào Bình Định

Tập đoàn GEO đầu tư vào Bình Định

Tiêu điểm -  2 giờ

Tập đoàn GEO (Đức) tham vọng sản xuất tuabin gió nhãn hiệu "Made in Việt Nam" tại Bình Định, với bước đà là Trung tâm phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo.

Fitch Ratings hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Fitch Ratings hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Tăng trưởng kinh tế trung hạn của Việt Nam vẫn có triển vọng tích cực, nhưng những bất định toàn cầu đặt ra nhiều rủi ro, theo nhận định của Fitch Ratings.

Petrovietnam song hành VIMC phát triển kinh tế biển

Petrovietnam song hành VIMC phát triển kinh tế biển

Tiêu điểm -  2 giờ

Thỏa thuận hợp tác toàn diện giữa Petrovietnam và VIMC hứa hẹn mở ra chương mới cho kinh tế biển, thông qua tối ưu hai trụ cột cốt lõi năng lượng và hàng hải.

Báo chí cách mạng Việt Nam đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh

Báo chí cách mạng Việt Nam đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh

Tiêu điểm -  22 giờ

Tổng Bí thư Tô Lâm trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho báo chí cách mạng Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 100 năm, 21/6/1925 - 21/6/2025.

Thaco xây dựng khu công nghiệp cơ khí 75.000 tỷ đồng tại Bình Dương

Thaco xây dựng khu công nghiệp cơ khí 75.000 tỷ đồng tại Bình Dương

Tiêu điểm -  2 ngày

Thaco chính thức được chấp thuận đầu tư khu công nghiệp cơ khí 786ha tại Bình Dương với tổng vốn đầu tư hơn 75.000 tỷ đồng.

Lộc Trời vật lộn trong khủng hoảng

Lộc Trời vật lộn trong khủng hoảng

Doanh nghiệp -  1 giờ

Tập đoàn Lộc Trời đang đối mặt với giai đoạn khủng hoảng chưa từng có, từ kết quả kinh doanh lao dốc đến những bất ổn nội bộ bị phanh phui.

Vietravel Airlines thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 2.600 tỷ đồng

Vietravel Airlines thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 2.600 tỷ đồng

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Vietravel Airlines cho biết đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 đã thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 2.600 tỷ đồng, dự kiến hoàn tất trong nửa đầu năm 2026.

Tập đoàn GEO đầu tư vào Bình Định

Tập đoàn GEO đầu tư vào Bình Định

Tiêu điểm -  2 giờ

Tập đoàn GEO (Đức) tham vọng sản xuất tuabin gió nhãn hiệu "Made in Việt Nam" tại Bình Định, với bước đà là Trung tâm phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo.

Fitch Ratings hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Fitch Ratings hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Tăng trưởng kinh tế trung hạn của Việt Nam vẫn có triển vọng tích cực, nhưng những bất định toàn cầu đặt ra nhiều rủi ro, theo nhận định của Fitch Ratings.

Petrovietnam song hành VIMC phát triển kinh tế biển

Petrovietnam song hành VIMC phát triển kinh tế biển

Tiêu điểm -  2 giờ

Thỏa thuận hợp tác toàn diện giữa Petrovietnam và VIMC hứa hẹn mở ra chương mới cho kinh tế biển, thông qua tối ưu hai trụ cột cốt lõi năng lượng và hàng hải.

CEO Group tiến về Cam Ranh, hé lộ điểm đầu tư chiến lược mới

CEO Group tiến về Cam Ranh, hé lộ điểm đầu tư chiến lược mới

Bất động sản -  20 giờ

Ngày 21/6/2025, Tập đoàn CEO khởi công tổ hợp nghỉ dưỡng Novotel Cam Ranh Resort, đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình phát triển hệ sinh thái du lịch nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế tại Việt Nam.

Doanh nghiệp 'họ' FLC đồng loạt triệu tập đại hội cổ đông bất thường

Doanh nghiệp 'họ' FLC đồng loạt triệu tập đại hội cổ đông bất thường

Doanh nghiệp -  20 giờ

Bốn doanh nghiệp họ FLC bất ngờ cùng triệu tập đại hội đồng cổ đông bất thường, đánh dấu bước chuyển mới sau thời gian dài khủng hoảng và gián đoạn hoạt động.

Đọc nhiều