Phát triển bền vững

JICA hỗ trợ Việt Nam thiết lập chu trình carbon toàn cầu

Hương Giang Thứ ba, 07/03/2023 - 07:25

Trong thời gian tới, JICA sẽ tiếp tục giúp đỡ Việt Nam trong việc phát triển công nghệ sản xuất hàng loạt cao su thiên nhiên không chứa protein, thay thế cao su tổng hợp có nguồn gốc hoá thạch bằng cao su thiên nhiên trong sản xuất xe ô tô, từ đó góp phần giảm lượng phát thải khí CO2 trong tương lai.

JICA hỗ trợ Việt Nam thiết lập chu trình carbon toàn cầu (Ảnh: JICA)

Với sự hỗ trợ của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Cơ quan Khoa học và Công nghệ Nhật Bản (JST), Đại học Bách khoa Hà Nội (HUST) và Đại học Công nghệ Nagaoka (NUT), cùng một số công ty Nhật Bản trong lĩnh vực sản xuất cao su đã tổ chức Hội thảo khởi động Pha II của Dự án “Đổi mới khoa học và công nghệ cao su thiên nhiên vì chu trình carbon toàn cầu (INBERBON Project)” vào ngày 6-7/3/2023 tại Đại học Bách khoa Hà Nội.

Tại hội thảo, các nhà nghiên cứu khoa học đã trao đổi quan điểm nghiên cứu cùng những thành quả đạt được về cao su thiên nhiên - nguyên liệu xanh. Hội thảo cũng tổ chức tham quan một nhà máy sản xuất cao su của Việt Nam, qua đó giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về tình hình ngành công nghiệp cao su Việt Nam.

Phát biểu tại hội thảo, Phó Giáo sư Phan Trung Nghĩa, Quản lý Dự án phía Đại học Bách khoa Hà Nội, chia sẻ: “Chúng tôi hy vọng dự án này sẽ kết nối được các chuyên gia từ bốn nhóm nghiên cứu của cả hai bên để mang lại kết quả sớm nhất cho dự án và hơn nữa để có thể sớm triển khai được các ứng dụng công nghiệp”.

Dự án này thuộc loại hình SATREPS* được JICA và JST hỗ trợ, triển khai từ ngày 10/2/2023 và sẽ kéo dài trong 5 năm. Dự án hướng tới phát triển dây chuyền công nghệ sản xuất cao su thiên nhiên không chứa protein tại Việt Nam, nhằm mở rộng phạm vi sử dụng cao su thiên nhiên thông qua đăng ký Tiêu chuẩn ISO và cải thiện quy trình sản xuất cao su thiên nhiên tại Việt Nam.

Các nghiên cứu thuộc khuôn khổ Dự án sẽ tập trung vào nguồn tài nguyên sinh học bền vững của cao su thiên nhiên và nhằm mục đích xây dựng nền tảng công nghiệp mới cho nguyên liệu này. Trong giai đoạn ban đầu, dự án sẽ phát triển công nghệ sản xuất hàng loạt cao su thiên nhiên không chứa protein (hàm lượng nitơ: 0,004W/w%), đồng thời đẩy mạnh hoạt động đăng ký bằng sáng chế sở hữu trí tuệ liên quan và tiêu chuẩn hoá quốc tế công nghệ này.

Nguyên liệu cao su thiên nhiên không chứa protein sau đó sẽ được dùng trong sản xuất xe ô tô, hoạt động tiêu chuẩn hoá quốc tế công nghệ phân huỷ sinh học cao su thiên nhiên cũng như phát triển công nghệ xử lý nước thải hoà hợp với môi trường, từ đó hình thành ngành cao su thiên nhiên thay thế ngành cao su tổng hợp truyền thống, cũng như các ngành bảo tồn môi trường liên quan. Thông qua những nỗ lực trên, việc thay thế cao su tổng hợp có nguồn gốc hoá thạch bằng cao su thiên nhiên trong sản xuất xe ô tô có thể góp phần giảm lượng phát thải khí CO2 trong tương lai.

Giáo sư Yamaguchi Takashi, Giám đốc Dự án phía Nhật Bản cho biết: “Dự án lần này là hoạt động tiếp nối cho Dự án “Tạo lập hệ thống vòng khí thải carbon với cao su thiên nhiên (Pha I)” đã được triển khai từ tháng 4/2011 đến tháng 3/2016. Pha I với mục đích hỗ trợ phía Việt Nam thực hiện kế hoạch thay thế cao su tổng hợp có nguồn gốc hoá thạch bằng cao su thiên nhiên đã giúp nâng cao năng lực của các cơ quan thực hiện phía Việt Nam trong việc nâng cao tính an toàn của sản phẩm cao su cũng như thúc đẩy việc thay thế trên.

JICA sẽ tích cực làm việc với Chính phủ Việt Nam, các cơ quan thực hiện có liên quan nhằm tiếp tục hợp tác và hỗ trợ Việt Nam trong việc thiết lập chu trình khí thải carbon toàn cầu với cao su thiên nhiên.

* SATREPS (Science and Technology Research Partnership for Sustainable Development): Chương trình Hợp tác nghiên cứu Khoa học và Công nghệ phát triển bền vững do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Cơ quan Khoa học và Công nghệ Nhật Bản (JST) cùng phối hợp, tài trợ cho các chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ tại các nước đang phát triển trong thời gian 3-5 năm nhằm giải quyết các vấn đề toàn cầu.

Xu hướng mới trong phát triển bền vững tại khu nghỉ dưỡng

Xu hướng mới trong phát triển bền vững tại khu nghỉ dưỡng

Ống kính -  2 năm

Bên cạnh hạn chế sử dụng đồ nhựa, tận dụng năng lượng mặt trời, nhiều khách sạn và khu nghỉ dưỡng khắp Việt Nam đang hình thành các trang trại hữu cơ, nhằm vừa tạo ra nguồn thực phẩm sạch, vừa mang đến những trải nghiệm thú vị cho du khách.

Sửa đổi thuế tiêu thụ đặc biệt hướng tới phát triển bền vững

Sửa đổi thuế tiêu thụ đặc biệt hướng tới phát triển bền vững

Tiêu điểm -  2 năm

Dự án sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt được Bộ Tài chính khởi động nhằm thực hiện hóa mục tiêu chuyển dịch năng lượng xanh, giảm phát thải, hạn chế sản phẩm có hại cho sức khỏe và môi trường.

Hành động tiếp theo của Alma trong chiến lược phát triển bền vững

Hành động tiếp theo của Alma trong chiến lược phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  2 năm

Khu nghỉ dưỡng Alma tại Cam Ranh mới đây đã hình thành trang trại hữu cơ trong khuôn viên khu nghỉ dưỡng, nhằm cung cấp hoa quả, rau, các sản phẩm tươi và trứng phục vụ cho các bữa ăn của thực khách.

Quản lý thanh khoản hướng tới phát triển bền vững

Quản lý thanh khoản hướng tới phát triển bền vững

Diễn đàn quản trị -  2 năm

Quản lý nguồn vốn là một khái niệm tương đối mới ở Việt Nam. Tuy nhiên, sự tăng trưởng mạnh mẽ trong vài năm qua đã thúc đẩy doanh nghiệp tiến tới việc chuyển đổi phương thức quản lý tài chính. Mặc dù chưa có bộ phận ngân quỹ chuyên trách, các doanh nghiệp có thể vẫn sẽ luôn có nhu cầu thanh toán cho nhà cung cấp, thu tiền mặt và quản lý các mối quan hệ với ngân hàng.

Tiên phong mở lối đi mới trong du lịch hang động

Tiên phong mở lối đi mới trong du lịch hang động

Phát triển bền vững -  12 giờ

Giữa Cẩm Phả, Quảng Ninh, hang Ngọc Rồng đang cho thấy sự đổi mới trong cách tiếp cận, khai thác cảnh quan tự nhiên. Một sản phẩm du lịch có cách thức tiếp cận hài hòa giữa bảo tồn, phát triển kinh tế và lợi ích cộng đồng, đang vun đắp cho con đường du lịch bền vững.

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Phát triển bền vững -  1 ngày

Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số

Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số

Phát triển bền vững -  1 ngày

Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.

Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’

Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’

Phát triển bền vững -  3 ngày

Ngành nhựa đứng trước cơ hội chuyển mình, từ một ngành công nghiệp bị định kiến trở thành ngành công nghiệp hiện đại, có trách nhiệm và bền vững.

Chủ tịch HanelPT Trần Thị Thu Trang: Đừng coi ESG là gánh nặng

Chủ tịch HanelPT Trần Thị Thu Trang: Đừng coi ESG là gánh nặng

Phát triển bền vững -  1 tuần

Bà Trần Thị Thu Trang - Chủ tịch HanelPT khẳng định ESG chính là cơ hội thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội lâu dài.

Bất động sản Đà Nẵng: Nghỉ dưỡng hạ nhiệt, chung cư soán ngôi

Bất động sản Đà Nẵng: Nghỉ dưỡng hạ nhiệt, chung cư soán ngôi

Bất động sản -  8 giờ

Bất động sản nghỉ dưỡng ven biển tại Đà Nẵng đang ở giai đoạn trầm lắng sau thời gian tăng trưởng nóng, trong khi chung cư sở hữu lâu dài lại trở thành lựa chọn ưu tiên của các nhà đầu tư.

Sáu năm liên tiếp Lotte Finance tăng vốn điều lệ

Sáu năm liên tiếp Lotte Finance tăng vốn điều lệ

Tài chính -  8 giờ

Năm nay, vốn điều lệ của Lotte Finance đã tăng hơn 726 tỷ đồng so với năm 2024, từ 4.186 tỷ đồng lên hơn 4.912 tỷ đồng để thúc đẩy cho vay tiêu dùng.

'Lối thoát' sau nhiều năm mắc kẹt của CTX Holdings

'Lối thoát' sau nhiều năm mắc kẹt của CTX Holdings

Doanh nghiệp -  9 giờ

Bán đi dự án "vàng" tại Cầu Giấy, CTX Holdings dự kiến ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất kể từ khi thành lập, đồng thời có nguồn lực để bước vào chu kỳ mới.

Từ sự vụ C.P. Việt Nam: Lỗ hổng quản trị nguy hiểm khi phớt lờ tiếng nói nội bộ

Từ sự vụ C.P. Việt Nam: Lỗ hổng quản trị nguy hiểm khi phớt lờ tiếng nói nội bộ

Diễn đàn quản trị -  10 giờ

Sự việc của C.P. Việt Nam là hồi chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp về hệ thống quản trị minh bạch và hiệu quả.

Đầu tư giáo dục theo cách của BITEX

Đầu tư giáo dục theo cách của BITEX

Leader talk -  10 giờ

Với Tổng giám đốc BITEX Trần Thanh Thảo, muốn đất nước phát triển mạnh mẽ thì không có con đường nào bền vững hơn đầu tư vào giáo dục.

Vì sao InterContinental chọn Vịnh Hạ Long – viên ngọc mới của châu Á

Vì sao InterContinental chọn Vịnh Hạ Long – viên ngọc mới của châu Á

Bất động sản -  10 giờ

InterContinental Halong Bay, khu nghỉ dưỡng hạng sang mới nhất thuộc thương hiệu khách sạn cao cấp hàng đầu thế giới, đang được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho du lịch nghỉ dưỡng miền Bắc. Nhưng điều gì khiến một thương hiệu toàn cầu như InterContinental lựa chọn Hạ Long?

Tổng thống Cộng hòa Litva đến Hà Nội trên chuyên cơ Vietjet

Tổng thống Cộng hòa Litva đến Hà Nội trên chuyên cơ Vietjet

Ống kính -  10 giờ

Tổng thống nước Cộng hòa Litva Gitanas Nauseda và phu nhân tới Hà Nội tối 11/6 trên chuyến bay chuyên cơ Vietjet, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam từ ngày 11 - 12/6.