Quản lý thanh khoản hướng tới phát triển bền vững

Quỳnh Chi Thứ bảy, 21/01/2023 - 09:25

Quản lý nguồn vốn là một khái niệm tương đối mới ở Việt Nam. Tuy nhiên, sự tăng trưởng mạnh mẽ trong vài năm qua đã thúc đẩy doanh nghiệp tiến tới việc chuyển đổi phương thức quản lý tài chính. Mặc dù chưa có bộ phận ngân quỹ chuyên trách, các doanh nghiệp có thể vẫn sẽ luôn có nhu cầu thanh toán cho nhà cung cấp, thu tiền mặt và quản lý các mối quan hệ với ngân hàng.

Nguồn vốn được ví như trái tim và dòng tiền chính là dòng máu chảy trong doanh nghiệp

Tại Việt Nam, có thể thấy trong thời gian gần đây, một số doanh nghiệp trong lĩnh vực như bất động sản, sản xuất, xuất khẩu đang chịu nhiều áp lực trong thanh khoản, nhất là những khó khăn trong quản lý nợ, thu xếp vốn và dòng tiền.

Ông Francois-Dominique Doll, Phó tổng giám đốc mảng tư vấn nguồn vốn toàn cầu của Deloitte Singapore so sánh, nguồn vốn được ví như trái tim của doanh nghiệp và dòng tiền được ví như lượng máu lưu chuyển trong các mạch máu giúp doanh nghiệp tồn tại.

“Điều này càng cho thấy tầm quan trọng của chức năng quản lý nguồn vốn và ngân quỹ mà ngày càng được các doanh nghiệp quan tâm”, ông Doll nói trong hội thảo “Quản lý thanh khoản hướng tới phát triển bền vững” do Deloitte, FIS và Swift phối hợp tổ chức cùng với sự có mặt của đại diện đến từ Rio Tinto Commercial Treasury Singapore – một đơn vị mà Deloitte, FIS và Swift đã hỗ trợ triển khai các giải pháp tài chính trong thời gian qua..

Cũng tại sự kiện này, các chuyên gia từ Deloitte, FIS và Swift đã chia sẻ cho các nhà quản lý tài chính và cán bộ nguồn vốn đến từ nhiều ngành nghề khác nhau một góc nhìn toàn diện về cách thức quản lý thanh khoản tại doanh nghiệp trong bức tranh tổng thể là quản trị nguồn vốn.

Quản lý thanh khoản hướng tới phát triển bền vững
Ông Francois-Dominique Doll, Phó tổng giám đốc mảng tư vấn Nguồn vốn toàn cầu của Deloitte Singapore

Kết quả của một khảo sát toàn cầu về quản lý nguồn vốn trong doanh nghiệp do Deloitte thực hiện gần đây cho thấy nhiệm vụ của cán bộ nguồn vốn đều được hiểu là tăng cường quản lý thanh khoản, quản trị rủi ro tài chính và là đối tác gia tăng giá trị cho các giám đốc tài chính.

Khi doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển, với lượng giao dịch gia tăng và phạm vi tương tác ngày càng mở rộng, áp lực đặt ra cho bộ phận nguồn vốn ngày càng lớn. Ban lãnh đạo doanh nghiệp đặt thêm nhiều kỳ vọng đối với bộ phận nguồn vốn với việc xây dựng chiến lược ngân sách, tối ưu hóa nguồn vốn, bảo đảm hệ thống quản trị ngân sách đạt hiệu quả và hiệu suất cao, cung cấp các phân tích chuyên sâu về năng lực tài chính của doanh nghiệp hỗ trợ các quyết định chiến lược của ban lãnh đạo.

Điều này dẫn đến sự cần thiết của việc xem xét kỹ lưỡng hơn việc quản trị các công cụ tài chính, đặc biệt là quản lý các rủi ro chính như thanh khoản, lãi suất và bảo vệ lợi nhuận khỏi tác động của lạm phát.

Để tạo ra những chuyển dịch đột biến và vững chãi cho bộ phận nguồn vốn đáp ứng những kỳ vọng của ban lãnh đạo, bà Đào Thanh Hương, Giám đốc Dịch vụ Quản trị rủi ro của Deloitte Việt Nam cho biết, nhiều doanh nghiệp đã tiến hành rà soát chức năng nguồn vốn và ngân quỹ nói riêng và bộ phận tài chính nói chung nhằm chuẩn bị cho việc triển khai các giải pháp chuyển đổi số giúp doanh nghiệp nhanh chóng bắt kịp những thay đổi của thị trường.

Bà Hương cho rằng, để chuẩn bị cho chuyển đổi số, các doanh nghiệp cân nhắc chuẩn bị ba loại nguồn lực.

Thứ nhất là nguồn nhân lực phù hợp. Ngoài nền tảng truyền thống như kế toán và ngân hàng, nguồn nhân lực cho bộ phận ngân quỹ theo nhu cầu mới còn cần các kỹ năng như nhanh nhạy, sử dụng các ứng dụng mới, quản lý dữ liệu và giám sát triển khai dự án triển khai giải pháp quản lý nguồn vốn.

Thứ hai là nguồn lực tài chính. Việc triển khai các dự án chuyển đổi số chức năng ngân quỹ là dài hơi, do đó, các doanh nghiệp nên xem xét kỳ vọng của ban lãnh đạo, triển khai từng bước với sự chuẩn bị sẵn sàng nguồn lực tài chính vì những phát sinh chi phí ngoài giải pháp triển khai còn cả các chi phí tư vấn hoàn thiện hệ thống quản trị, chuẩn hóa quy trình, nâng cao năng lực... nếu doanh nghiệp không thể tự thực hiện.

Thứ ba là nguồn lực về hạ tầng. Khi tích hợp các giải pháp mới, cơ sở hạ tầng hiện tại của doanh nghiệp có thể không tương thích và đòi hỏi nâng cấp hoặc đầu tư mới. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, các doanh nghiệp vẫn có thể kế thừa, tiếp tục tận dụng hệ thống cũ để giảm thiểu chi phí. Việc đánh giá tính kế thừa và mức độ sẵn sàng tiếp nhận hệ thống mới của hạ tầng hiện tại cần được các chuyên gia thực hiện một cách kỹ lưỡng trước khi tiến hành chuyển đổi số.

Bà Vũ Quyên, Giám đốc Kinh doanh nguồn vốn và thanh toán của FIS Việt Nam chia sẻ, doanh nghiệp có độ đàn hồi tốt đồng nghĩa với việc, khi xảy ra vấn đề, doanh nghiệp sẽ có khả năng phản ứng nhanh, phục hồi tốt và khả năng hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất.

“Để đạt được mức độ ứng phó như vậy, các doanh nghiệp ở các quốc gia trên thế giới chọn cách số hóa cho toàn bộ công việc của mình, trong đó không thể thiếu việc số hóa cho chức năng quản lý nguồn vốn”, bà Quyên nói.

Quản lý thanh khoản hướng tới phát triển bền vững 1
Bà Vũ Quyên, Giám đốc Kinh doanh nguồn vốn và thanh toán của FIS Việt Nam

Chuyển đổi số như thế nào để đáp ứng kỳ vọng của ban lãnh đạo?

Chia sẻ kinh nghiệm chuyển đổi số chức năng nguồn vốn tại Rio Tinto, bà Tâm Nguyễn, Cố vấn cấp cao về Quản lý nguồn vốn và thanh khoản của Rio Tinto Commercial Treasury Singapore cho biết, thách thức của doanh nghiệp này là việc xử lý lượng giao dịch lớn bằng tiền trị giá nhiều tỷ USD mỗi ngày với các hệ thống rời rạc.

Do đó, ban lãnh đạo quyết định triển khai hệ thống quản trị ngân quỹ (Treasury management system – TMS) và kết nối với ngân hàng thông qua Swift. Với quyết tâm của ban lãnh đạo, hệ thống đã được triển khai thành công và trở thành nguồn thông tin tin cậy duy nhất và xuyên suốt cho cả tập đoàn, tăng cường khả năng đo lường và giám sát rủi ro, nâng cao năng lực thương mại và giảm chi phí vận hành của Rio Tinto trong 5 năm qua.

Fidelity National Information Services - FIS có trụ sở tại Hoa Kỳ là đơn vị giúp Rio Tinto triển khai hệ thống TMS. Bên cạnh FIS, Deloitte và Swift cũng đồng hành với Rio Tinto trong quá trình nâng cao năng lực của bộ phận nguồn vốn và triển khai các giải pháp quản trị nguồn vốn và ngân quỹ khác tại doanh nghiệp.

Việc số hóa hệ thống quản trị nguồn vốn đã giúp quy trình xử lý trực tiếp giao dịch được thực hiện tự động, giúp gia tăng hiệu suất, giảm bớt gánh nặng của hoạt động kiểm soát tài chính, đồng thời cung cấp một nguồn dữ liệu tập trung, tin cậy, hỗ trợ việc kiểm soát rủi ro, lập báo cáo quản trị và thúc đẩy các quyết định kịp thời của ban lãnh đạo.

Chuyển đổi số chức năng nguồn vốn là ngoài việc ứng dụng các giải pháp trong nội bộ doanh nghiệp mà còn cả việc triển khai các hệ thống giúp doanh nghiệp kết nối với các đối tác bên ngoài như ngân hàng để thực hiện các giao dịch bằng tiền một cách hiệu quả và an toàn với nguồn lực, thời gian và chi phí hạn chế.

Swift là một đơn vị giúp hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đơn giản hóa sự tương tác giữa doanh nghiệp với ngân hàng.

Chia sẻ cách Swift hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đơn giản hóa các kết nối với ngân hang, bà Alicia Wong, Giám đốc Bộ phận Phát triển thị trường của Swift cho biết, tổ chức này cung cấp một kênh liên lạc an toàn, duy nhất bao gồm hơn 11.000 tổ chức tham gia, đó là một hệ sinh thái toàn cầu gồm các ngân hàng và đối tác, tận dụng các tiêu chuẩn chung và chia sẻ giải pháp trong ngành.

Kênh liên lạc này cho phép các cán bộ nguồn vốn của doanh nghiệp có quyền truy cập kịp thời vào báo cáo tổng hợp về trạng thái tiền mặt của họ tại các ngân hàng khác nhau để tối ưu hóa việc quản lý thanh khoản, tự động hóa và chuẩn hóa các quy trình thực hiện thanh toán để giảm rủi ro hoạt động khi sự can thiệp của con người được giảm thiểu.

Quản lý thanh khoản hướng tới phát triển bền vững 2
Các chuyên gia trong hội thảo “Quản lý thanh khoản hướng tới phát triển bền vững” do Deloitte, FIS và Swift phối hợp tổ chức.

Chia sẻ về kinh nghiệm triển khai hệ thống quản trị nguồn vốn và ngân quỹ cho các doanh nghiệp trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, ông Francois-Dominique Doll cho biết, để chuyển đổi số thành công các doanh nghiệp cần xem xét kỹ lưỡng kỳ vọng của ban lãnh đạo và hoạt động quản lý thay đổi; và quản trị tốt rủi ro tài chính.

Trước khi triển khai chuyển đổi số chức năng nguồn vốn, doanh nghiệp cần rà soát, chuẩn hóa quy trình, xây dựng mô tả công việc và phân quyền rõ ràng đồng thời tinh gọn cơ cấu quản trị cân nhắc việc quản trị tài chính tập trung.

Ngoài ra, việc triển khai hệ thống không thể làm một lần mà cần được thực hiện từng bước một, bắt đầu từ những ứng dụng triển khai nhanh giúp quản lý tiền mặt, hợp lý hóa hoạt động ngân quỹ rồi sau đó mới triển khai các giải pháp quản trị tài chính tập trung hay nâng cao năng lực báo cáo toàn diện. Việc quản trị rủi ro cần được thực hiện liên tục không chỉ trong quá trình triển khai các giải pháp số hóa và không chỉ là trách nhiệm thuộc về chức năng tài chính.

Nhiệm vụ của các cán bộ quản lý ngân quỹ là truyền thông cho ban lãnh đạo và các bên liên quan những rủi ro tài chính tiềm tàng, có thể bắt đầu bằng việc thiết lập các chính sách để xác định khẩu vị rủi ro, tỷ lệ thanh khoản, tỷ lệ phòng ngừa rủi ro và các thủ tục để giảm thiểu rủi ro trong doanh nghiệp.

Việc chuyển đổi số từng bước không khó, doanh nghiệp có thể bắt đầu bằng tự động hóa khả năng hiển thị tiền mặt có sử dụng kết nối đa ngân hàng, đồng bộ hóa vận hành ngân quỹ để sau đó tiến tới tập trung hóa hơn, hướng đến thiết lập năng lực ngân hàng nội bộ và báo cáo phân tích. Đó sẽ là một bước đi thông minh cho doanh nghiệp khi bắt đầu tiến hành số hóa cho chức năng nguồn vốn. 

Chuyển đổi số là một vòng xoay cải tiến

Chuyển đổi số là một vòng xoay cải tiến

Diễn đàn quản trị -  2 năm
Theo bà Nguyễn Phương Tú, Phó Giám đốc Triển khai của Base, chuyển đổi số là vòng xoay cải tiến với quy trình - công nghệ - dữ liệu. Muốn cải tiến cần tích lũy, muốn có tích lũy cần cải tiến liên tục.
Chuyển đổi số là một vòng xoay cải tiến

Chuyển đổi số là một vòng xoay cải tiến

Diễn đàn quản trị -  2 năm
Theo bà Nguyễn Phương Tú, Phó Giám đốc Triển khai của Base, chuyển đổi số là vòng xoay cải tiến với quy trình - công nghệ - dữ liệu. Muốn cải tiến cần tích lũy, muốn có tích lũy cần cải tiến liên tục.
Nới room và hỗ trợ thanh khoản - Cơ hội nào cho cổ phiếu ngân hàng

Nới room và hỗ trợ thanh khoản - Cơ hội nào cho cổ phiếu ngân hàng

Tài chính -  1 năm

Tháng cuối cùng của năm 2022 mang đến những tín hiệu tích cực về tăng trưởng kinh tế, trong bối cảnh không gian tiền tệ vẫn còn dư địa đồng thời lạm phát không quá cao. Bên cạnh đó, với áp lực từ Fed đã giảm bớt, Ngân hàng Nhà nước có thể thực hiện những hỗ trợ tháo gỡ cho những khó khăn của hệ thống tài chính ngân hàng trong thời gian qua. Những biện pháp trên được kỳ vọng sẽ là cú huých cho nhóm cổ phiếu ngân hàng thu hút dòng tiền, dẫn dắt thị trường cuối năm.

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Thanh khoản hệ thống ngân hàng vẫn tốt

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Thanh khoản hệ thống ngân hàng vẫn tốt

Tài chính -  2 năm

Vừa qua NHNN cũng tổ chức một số cuộc họp với các ngân hàng thương mại để cùng đánh giá, phân tích và xác định những điểm nghẽn của thị trường để từ đó có giải pháp phù hợp.

Thanh khoản bất động sản chững lại, dòng tiền đầu tư tìm bến đỗ

Thanh khoản bất động sản chững lại, dòng tiền đầu tư tìm bến đỗ

Bất động sản -  2 năm

Ông Hoàng Liên Sơn, Tổng giám đốc Alpha Real cho rằng, các bất động sản tạo dòng tiền sẽ vẫn là phân khúc hấp dẫn các nhà đầu tư trong bối cảnh thị trường chậm thanh khoản.

Thanh khoản chứng khoán giảm sâu vì vắng bóng nhà tạo lập

Thanh khoản chứng khoán giảm sâu vì vắng bóng nhà tạo lập

Tài chính -  2 năm

Báo cáo phân tích của MBKE lý giải, các hoạt động tạo lập giá cổ phiếu sử dụng khoảng 30% tổng số tiền ký quỹ thị trường. Trong bối cảnh siết chặt của các cơ quan quản lý, các nhà tạo lập buộc phải đứng ngoài lề để không bị điều tra bởi cơ quan quản lý và thanh khoản giữ ở thấp trong thời điểm hiện tại.

Yếu tố quyết định thanh khoản của bất động sản nghỉ dưỡng

Yếu tố quyết định thanh khoản của bất động sản nghỉ dưỡng

Bất động sản -  3 năm

Người mua bất động sản nghỉ dưỡng hiện đã không còn tin vào cam kết lợi nhuận, họ kỳ vọng vào giá trị thật của dự án. Trong đó, quan trọng nhất vẫn là tính sở hữu lâu dài và khả năng khai thác kinh doanh du lịch.

Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện

Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện

Bất động sản -  27 phút

Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực

LPBank dẫn đầu trong thanh toán quốc tế với giải thưởng từ JPMorgan Chase

LPBank dẫn đầu trong thanh toán quốc tế với giải thưởng từ JPMorgan Chase

Nhịp cầu kinh doanh -  31 phút

LPBank nhận giải "Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc" từ JPMorgan Chase, khẳng định vị thế dẫn đầu thanh toán quốc tế với giao dịch USD 3 năm liền (2022-2024).

Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động

Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động

Doanh nghiệp -  1 giờ

Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.

Vinhomes mua vào 247 triệu cổ phiếu quỹ

Vinhomes mua vào 247 triệu cổ phiếu quỹ

Tài chính -  1 giờ

Ước tính Vinhomes đã chi gần 10.500 tỷ đồng cho gần 247 triệu cổ phiếu quỹ kể trên nếu tính giá trị giao dịch mỗi phiên theo giá đóng cửa.

Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn

Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn

Tài chính -  2 giờ

Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.

Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ

Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ

Tiêu điểm -  3 giờ

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.

Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng

Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng

Tiêu điểm -  3 giờ

Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.