Tài chính
KBank muốn mua lại Home Credit Việt Nam
Theo Reuters, ngân hàng cho vay lớn thứ hai Thái Lan Kasikornbank (KBank) đang đàm phán một thương vụ mua lại công ty tài chính tiêu dùng Home Credit Việt Nam.
Thỏa thuận có thể lên tới 1 tỷ USD, với mục tiêu mở rộng hơn nữa hoạt động tại Việt Nam của ngân hàng Thái này. Phía KBank đang thảo luận về thương vụ này và hiện tại chưa có quyết định cuối cùng.
"KBank hiện đang vận hành KBank Biz Loan, một dịch vụ tín dụng dành cho các cửa hàng bán lẻ quy mô nhỏ. Thương vụ với Home Credit sẽ cho phép ngân hàng thúc đẩy các dịch vụ tài chính cho khách hàng doanh nghiệp nhỏ", nguồn tin thân cận với KBank chia sẻ với Reuters.
Home Credit là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ cho vay tiêu dùng lớn tại Việt Nam. Bắt đầu gia nhập thị trường Việt Nam từ năm 2008, Home Credit hiện có 6.000 nhân viên phục vụ 12 triệu khách hàng.
Bên cạnh các khoản vay tiền mặt, công ty còn cung cấp các khoản vay trả góp để mua xe máy và đồ dùng tiêu dùng…
Nếu thành công, đây là thương vụ M&A lớn thứ hai trong ngành tài chính Việt Nam, sau thương vụ bán 1,5 tỷ USD cổ phần của VPBank cho SMBC hồi tháng 3 vừa qua.
Trước đó, tháng 8/2021, một ngân hàng Thái Lan khác là Krungsri Bank cũng đã thâu tóm một công ty tài chính tiêu dùng của Việt Nam là SHBFinance. Đến tháng 6/2023, SHB đã hoàn tất chuyển nhượng 50% cổ phần SHBFinance cho Krungsri Bank.
Trong 3 năm tiếp theo, SHB sẽ tiến hành chuyển nhượng toàn bộ 50% cổ phần đang nắm giữ cho Krungsri Bank.
KBank được thành lập năm 1945, có trụ sở tại Bangkok. Ngân hàng hiện có tổng tài sản trị giá 119,7 tỷ USD, chỉ đứng sau Ngân hàng Bangkok tại Thái Lan. KBank đổ bộ vào Việt Nam từ năm 2014, và đang nỗ lực gia tăng mức độ ảnh hưởng tại Việt Nam thời gian gần đây. KBank đặt mục tiêu vào trong top 20 ngân hàng lớn nhất Việt Nam vào năm 2027.
Ngân hàng Thái Lan đánh giá, Việt Nam là một thị trường tiềm năng với hơn 100 triệu dân, dân số trong độ tuổi lao động tăng nhanh, ước tính hơn 69% dân số không có tài khoản ngân hàng, mức cao nhất trong khu vực châu Á.
Hồi tháng 6, KBank đã được NHNN chấp thuận tăng vốn từ mốc 80 triệu USD lên 285 triệu USD, qua đó trở thành ngân hàng nước ngoài lớn thứ hai tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, KBank còn có công ty KBTG Việt Nam, thuộc tập đoàn Công nghệ Kinh doanh Kasikorn; quỹ KVision có văn phòng tại TPHCM và đã rót vốn vào một số startup.
SHB hoàn tất bán 50% cổ phần SHBFinance cho Krungsi
Bất động sản mất hút trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp quí I
Nhóm ngân hàng và chứng khoán gần như độc chiếm thị trường phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong ba tháng đầu năm.
Phá kỷ lục lợi nhuận, Techcombank hướng tới vốn hóa 20 tỷ USD cuối 2025
Chủ tịch Hồ Hùng Anh cho biết Techcombank tự tin sẽ lặp lại những kỳ tích như giai đoạn IPO cổ phiếu vào năm 2017.
SeABank bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
Một trong những nội dung quan trọng được thông qua tại ĐHĐCĐ ngày 25/4 là việc bầu bổ sung ông Matthew Sander Hosford (sinh năm 1958, quốc tịch Mỹ) làm thành viên độc lập HĐQT nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Sacombank chưa chốt mua công ty chứng khoán nào, nhà đầu tư 'vồ hụt' SBS
Lãnh đạo Sacombank khẳng định, sẽ không mua lại cổ phần của công ty chứng khoán SBS, cũng không mua BOS mà khi Ngân hàng Nhà nước cho phép sẽ tìm công ty phù hợp.
Giải pháp huy động vốn khác biệt của chứng khoán Kafi
Kể từ khi đổi chủ, Kafi không ngừng huy động vốn từ bên thứ ba. Tới cuối năm 2024, khoản vay từ cá nhân, tổ chức đã hơn 4.150 tỷ đồng, tăng 40 lần chỉ sau hai năm.
Chuỗi khí điện lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh nguy cơ phải 'đứng ngoài' thị trường điện cạnh tranh?
Chuỗi dự án lô B – Ô Môn và Cá Voi Xanh nếu tham gia trực tiếp thị trường điện, sẽ khiến cả ngân sách nhà nước và Petrovietnam hụt thu nhiều tỷ USD.
Ngành nông nghiệp và môi trường lên kế hoạch hút vốn FDI
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chiến lược quan trọng để ngành nông nghiệp và môi trường thực hiện hóa dư địa tăng trưởng, kiến tạo giá trị bền vững.
Lựa chọn cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững
Cần một mẫu số chung và những giải pháp cụ thể đưa phát triển bền vững trở thành động lực tăng trưởng, qua đó thực hiện mục tiêu kép của đất nước.
Ngành gỗ Việt giải bài toán tìm cửa ngoài Mỹ để tránh rủi ro thuế quan
Trong bối cảnh rủi ro thuế quan tăng cao, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu được xem là một trong những cửa sáng với doanh nghiệp gỗ. Nhưng liệu có đáng để đánh đổi?
Vinamilk bình thản trước nguy cơ thuế nhập khẩu sữa giảm
Tổng giám đốc Mai Kiều Liên cho biết, trong trường hợp thuế sữa nhập khẩu từ Mỹ giảm về 0% cũng không ảnh hưởng lớn đến thị phần của Vinamilk.
KOL và hiệu ứng đám đông: Khi người tiêu dùng dễ bị thao túng
Sự thiếu tự chủ trong nhận thức cá nhân kết hợp với tâm lý đám đông khiến người tiêu dùng dễ bị dẫn dắt trong thời đại bùng nổ truyền thông và mạng xã hội.
AppotaPay liên minh BIDV thúc đẩy thanh toán số
Với sự hậu thuẫn của BIDV, AppotaPay tự tin có thể tăng trưởng gấp sáu lần trong vòng hai năm tới, thông qua các dịch vụ chiến lược SmartPOS và SoftPOS.