Tiêu điểm
Kế hoạch giữ vững đà tăng trưởng của Quảng Ninh
Năm 2021 đối với tỉnh Quảng Ninh là một năm có nhiều thuận lợi song cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức mới gay gắt hơn để có thể cán đích thuận lợi và sẵn sàng cho những mục tiêu trong năm 2022.

Với tốc độ tăng trưởng GRDP trong hai năm 2020 và 2021 dự kiến đều đạt trên 10%, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn nằm trong nhóm đứng đầu cả nước, đưa Quảng Ninh trở thành địa phương duy nhất trong cả nước 6 năm liền đạt mức tăng trưởng hai con số.
Trong đó, năm 2021 đối với tỉnh Quảng Ninh là một năm có nhiều thuận lợi song cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức mới gay gắt hơn. Dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến rất phức tạp, khó lường, với những biến chủng mới có tốc độ lây lan nhanh, nguy hiểm hơn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi mặt của đời sống xã hội, đặc biệt là ngành du lịch, dịch vụ.
Từ nay tới cuối năm 2021, dự báo tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp; nguy cơ hình thành các ổ dịch, lây lan, bùng phát trên diện rộng rất lớn.
Trong khi đó, năm 2022 được tỉnh này xác định là năm tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025. Dự báo tình hình thế giới và trong nước có những thuận lợi, cơ hội và thách thức đan xen nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn.
Để thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 nhằm ổn định, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững đà tăng trưởng hai con số, nhiều ý kiến cho rằng triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2022 phụ thuộc nhiều vào khả năng kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, đặc biệt là địa phương có tỷ lệ tiêm vắc xin phòng Covid-19 đạt cao trong cả nước sẽ là tín hiệu tích cực thúc đẩy tăng trưởng đạt ở mức cao hơn. Do đó, Quảng Ninh xác định cần tập trung ưu tiên cho công tác phòng, chống dịch bệnh.
Để hoàn thành toàn diện các mục tiêu của cả năm, Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký nhấn mạnh yêu cầu về việc nâng cao năng lực dự báo, hoàn thiện các kịch bản, phương án phòng, chống dịch với các tình huống cụ thể, nhất là trong quản lý điều trị F0, cách ly F1 tại cơ sở, tại gia đình theo đúng phương châm “3 trước, 4 tại chỗ”, từ xa, từ sớm, từ cơ sở.
Ông Ký cũng yêu cầu nâng cao năng lực trạm y tế bảo đảm chủ động thích ứng an toàn, linh hoạt, sát đúng với tình hình, có tính khả thi cao.
Cùng với đó, việc thu ngân sách và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, giữ vững sức sản xuất liên tục của ngành than cũng như các doanh nghiệp chế biến, chế tạo và kích cầu tiêu dùng nội địa, tận dụng tối đa cơ hội xuất nhập khẩu dịp cuối năm được lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh nhấn mạnh.
Việc rà soát, tháo gỡ nhanh, dứt điểm các khó khăn, vướng mắc; xử lý các vấn đề tồn đọng, điểm nghẽn; cắt giảm thủ tục và chi phí trong sản xuất kinh doanh, xuất khẩu hàng hóa… cũng cần được đẩy mạnh thực hiện.
Ông Ký cho biết, Quảng Ninh xác định tiếp tục đổi mới tư duy phát triển, giữ vững đà đổi mới sáng tạo phát triển; khơi dậy niềm tự hào và thúc đẩy khát vọng ý chí tự lực, tự cường, tinh thần “kỷ luật và đồng tâm” nhằm duy trì nỗ lực thực hiện mục tiêu kép đã thực hiện được trong hai năm qua.
Đâu là 'đặc sản' khiến các nhà đầu tư lớn 'phải lòng' Quảng Ninh?
Chủ đề công tác năm tới của tỉnh Quảng Ninh cơ bản xoay quanh một số nội dung chính về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19; giữ vững đà tăng trưởng; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế.
Vấn đề cốt lõi là tăng cường năng lực tự chủ, tự quyết định và tự chịu trách nhiệm trong phòng, chống dịch của các cấp và vai trò chủ thể của các cá nhân, doanh nghiệp. Trong năm 2022, tỉnh Quảng Ninh sẽ xem xét tiêm mũi vaccine tăng cường cho toàn dân. Trước mắt, từ nay đến 30/11/2021, tỉnh Quảng Ninh sẽ hoàn thành hai bộ dữ liệu lớn về nền tảng xét nghiệm và dữ liệu nhân khẩu học, dịch tễ học; trang bị đồng bộ trí tuệ nhân tạo AI để kiểm soát người tại các điểm ra, vào tỉnh.
Về phát triển kinh tế - xã hội, trụ cột tăng trưởng của năm 2022 là tập trung cho công nghiệp - xây dựng, trong đó tăng nhanh tỷ trọng đóng góp của công nghiệp chế biến, chế tạo, trọng tâm là các dự án FDI thế hệ mới; ổn định, phát triển bền vững ngành than; đầu tư các dự án trọng điểm đầu tư công, FDI, đầu tư ngoài ngân sách, khu vực dân doanh.
Quảng Ninh sẽ đẩy mạnh cơ cấu lại và phát triển một số ngành, lĩnh vực quan trọng đang có thêm lợi thế vượt trội như: thương mại biên giới, xuất nhất khẩu, thương mại điện tử, dịch vụ, logistics, vận tải, hàng không, cảng biển; phát triển bền vững nông - lâm - ngư nghiệp, trọng điểm là thủy sản.
Tỉnh này sẽ thúc đẩy phát triển liên kết vùng, khu kinh tế, khu công nghiệp và phát triển đô thị, kinh tế đô thị, đẩy nhanh tiến độ lập, phê duyệt các quy hoạch; xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, biên giới, hải đảo.
Theo đó, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế nhanh, bền vững với phát triển văn hóa, con người, xây dựng nền văn hóa giàu bản sắc Quảng Ninh; giữa đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa gắn với nâng cao hiệu quả kinh tế đô thị, xây dựng nông thôn mới, nhanh chóng thu hẹp khoảng cách giàu nghèo và chênh lệch vùng miền; bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội.
Quản lý nhà nước sẽ được nâng cao hiệu lực, hiệu quả. Kỷ luật, kỷ cương hành chính được siết chặt, đi đôi với tạo dựng môi trường đổi mới sáng tạo. Tiếp tục sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, tạo chuyển biến rõ nét trong năm 2022.
Đáng chú ý, Quảng Ninh tiếp tục đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược. Một là tập trung cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp. Hai là đẩy mạnh xây dựng, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, nhất là về giao thông, năng lượng, hạ tầng số, nông nghiệp, nông thôn. Ba là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và lao động có kỹ năng gắn với tăng nhanh quy mô và nâng cao chất lượng dân số.
Quảng Ninh dồn lực gỡ nút thắt giải ngân vốn đầu tư công
Quảng Ninh tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, du lịch
Trong tháng 11/2021, tỉnh Quảng Ninh tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến du lịch, thương mại như tuần văn hóa - du lịch Bình Liêu, hội chợ OCOP Quảng Ninh 2021, hội nghị kết nối các cơ sở sản xuất với tiêu thụ nông sản...
Quảng Ninh hấp dẫn nhà đầu tư Đài Loan
Với hệ thống cơ sở hạ tầng chất lượng và đồng bộ, tỉnh Quảng Ninh mong muốn tiếp tục kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp Đài Loan nghiên cứu đầu tư, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, điện tử - bán dẫn.
Quảng Ninh quyết kiểm soát dịch Covid-19
Ngay sau khi xuất hiện các ca bệnh sau hơn 100 ngày giữ vững địa bàn xanh an toàn, tỉnh Quảng Ninh đã triển khai quyết liệt các phương án khoanh vùng, dập dịch nhanh chóng.
Quảng Ninh dồn lực gỡ nút thắt giải ngân vốn đầu tư công
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh xác định, giải ngân vốn đầu tư công là điểm tựa giúp tỉnh này hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2021.
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Nguồn tiền cho phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Trump Organization muốn đẩy nhanh tiến độ dự án 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Tiến tới Chính phủ không giấy tờ, quản trị thông minh
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.