Bất động sản
Kết quả tháo gỡ vướng mắc cho các dự án bất động sản
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn, do những vấn đề tồn tại, vướng mắc của các dự án bất động sản đã xảy ra trong một quá trình khá dài nên cần có thêm thời gian để giải quyết.
Ông Văn chia các khó khăn, vướng mắc của các dự án bất động sản thành ba nhóm chính. Nhóm thứ nhất liên quan đến thể chế, nhóm thứ hai là vướng mắc trong khâu triển khai và cuối cùng là nhóm vấn đề liên quan đến vốn, trái phiếu và tín dụng.
Từ cuối năm ngoái, Thủ tướng đã thành lập tổ công tác để rà soát, đôn đốc, hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Tổ công tác đã làm việc trực tiếp với các địa phương, đặc biệt là sáu tỉnh, thành trọng điểm, gồm TP. HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ và Đồng Nai.
Qua đó, tổ công tác đã có nhiều khuyến nghị lên Thủ tướng và Thủ tướng đã ban hành nhiều văn bản, trong đó nổi bật là Nghị quyết 33 về giải quyết những khó khăn vướng mắc, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh và bền vững.
Đối với vấn đề về thể chế, theo ông Văn, trong thời gian quý II vừa qua, Chính phủ đã ban hành một loạt văn bản như nghị định về việc chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ tại thị trường trong nước và ngoài nước, nghị định hướng dẫn Luật Đất đai và Nghị định 35 hướng dẫn một số vấn đề thuộc lĩnh vực kinh tế nhà nước.
Đặc biệt, Chính phủ đã trình Quốc hội một loạt các dự thảo sửa đổi luật có liên quan đến thị trường bất động sản như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và ông Văn hy vọng, trong kỳ họp lần thứ 5 và kỳ họp thứ 6, Quốc hội sẽ thông qua Luật Đất đai để tháo gỡ vướng mắc cho thị trường.
Về tháo gỡ khó khăn trong vấn đề tổ chức triển khai thực hiện, ông Văn cho biết, thời gian vừa qua, tổ công tác đã nhận được khoảng 108 văn bản từ các địa phương, doanh nghiệp. Bộ Xây dựng, cơ quan thường trực của tổ công tác, đã rà soát, chuyển các văn bản này tới UBND các tỉnh nếu thuộc thẩm quyền của các UBND tỉnh, thành phố; đồng thời trực tiếp giải quyết các trách nhiệm thuộc bộ, ngành và báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề khó khăn.
Liên quan đến thị trường vốn, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành một loạt thông tư như Thông tư 02/2023/TT-NHNN về cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ của một số doanh nghiệp, Thông tư 03/2023/TT-NHNN về hỗ trợ tín dụng và các ngân hàng nước ngoài mua bán trái phiếu và chương trình tín dụng 120.000 tỷ dành cho phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân.
Thời gian vừa qua, Bộ Xây dựng cũng đã tham mưu cho Thủ tướng phê duyệt đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân trong giai đoạn 2021 - 2030; đồng thời có văn bản hướng dẫn các địa phương xác định đối tượng, danh mục và điều kiện được cho vay vốn.
Khó khăn của các dự án còn nan giải
Đối với các dự án cụ thể, theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng, tổ công tác đã đôn đốc các địa phương chủ động giải quyết các vướng mắc trong thẩm quyền của mình.
Bên cạnh đó, tổ công tác cũng đề nghị các bộ, ngành hướng dẫn, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho các địa phương, đồng thời phối hợp với các địa phương để tham mưu cho Thủ tướng những nội dung liên quan đến thẩm quyền của Thủ tướng.
Đối với các dự án lớn, phức tạp, tổ công tác làm việc trực tiếp để trao đổi, tháo gỡ khó khăn. Lấy ví dụ tại một số dự án, ông Văn cho biết, đơn cử như ở Đồng Nai, tổ công tác đã rà soát 7 dự án bất động sản lớn, trong đó có dự án của Tập đoàn Novaland, Tập đoàn Hưng Thịnh. Qua đó, tổ công tác đã xác định các vấn đề khó khăn vướng mắc của các dự án như vấn đề không thuộc quy hoạch, không bố trí 20% nhà ở xã hội.
Về những nội dung này, Bộ Xây dựng đã tham mưu cho Thủ tướng và ngày 31/5 vừa qua, Thủ tướng thống nhất với các phương án tham mưu của tổ công tác để triển khai trong thời gian tới.
Hay ở TPHCM, tổ công tác đã làm việc và giải quyết khoảng 30 kiến nghị, trong đó có 10 kiến nghị về nhà ở xã hội, 10 kiến nghị về cải tạo chung cư và 4 nội dung về quy hoạch. Về cơ bản, một số kiến nghị thuộc về những lĩnh vực mà địa phương chưa áp dụng pháp luật một cách đầy đủ.
Còn đối với tỉnh Bình Thuận, liên quan tới dự án của Novaland, tổ công tác cũng tham mưu cho Thủ tướng và phối hợp với Bộ Tài nguyên và môi trường giải quyết những vấn đề giá đất, tiền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho dự án.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng đánh giá, các địa phương đều tích cực thực hiện chỉ đạo của Chính phủ để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án bất động sản. Tuy nhiên, những vấn đề tồn tại vướng mắc có quá trình khá dài nên cần có thêm thời gian để các cơ quan tập trung giải quyết.
Trong thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ tham mưu cho Chính phủ cũng như các bộ, ngành địa phương tích cực triển khai các chỉ đạo của Chính phủ, trong đó có Nghị quyết 33. Quan điểm giải quyết là các vấn đề thuộc thẩm quyền của cấp nào, cơ quan nào thì cấp đó, cơ quan đó phải giải quyết một cách dứt điểm, triệt để. Đây là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, đóng góp vào sự phát triển kinh tế vĩ mô, ông Văn nhấn mạnh.
Loạt giải pháp tháo gỡ điểm nghẽn cho thị trường bất động sản
Xây dựng hệ sinh thái bất động sản công nghiệp
Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực đầu tư bất động sản, ông Nguyễn Quốc Khánh, Chủ tịch HĐQT DTJ Group tâm huyết xây dựng một hệ sinh thái bất động sản công nghiệp, giúp kết nối các doanh nghiệp sản xuất, hỗ trợ họ xây dựng chuỗi giá trị để cùng phát triển, vì sự tăng trưởng chung của nền kinh tế.
Bất động sản ngóng cơ hội hồi phục
Trước những khó khăn rất lớn của thị trường bất động sản và các doanh nghiệp hiện nay, Cushman & Wakefield cho rằng, phải đến năm 2024 thị trường mới có thể phục hồi và giai đoạn 2024 - 2026 sẽ là thời điểm kỳ vọng tăng trưởng của bất động sản Việt Nam.
Doanh nghiệp bất động sản: Vốn đăng ký thành lập giảm mạnh, số rút lui tăng cao
Số liệu về tình hình đăng ký doanh nghiệp sáu tháng đầu năm 2023 cho thấy kinh doanh bất động sản là lĩnh vực chịu áp lực và ảnh hưởng nặng nề nhất trong bối cảnh hiện nay.
Bất động sản tạo lợi nhuận kép trở thành 'bến đỗ' cho dòng tiền đầu tư
Thị trường bất động sản quý 1 và 2/2023 đã có nhiều chuyển biến tích cực khi ghi nhận lượng giao dịch tăng mạnh trở lại. Nhiều chuyên gia nhận định, quý 3/2023 là cơ hội “mười năm có một” để các nhà đầu tư nghiên cứu và quyết định “xuống tiền”.
Quốc hội phê chuẩn 2 bộ trưởng mới và Tổng thư ký Quốc hội
Quốc hội phê chuẩn ông Nguyễn Văn Thắng làm Bộ trưởng Bộ Tài chính, ông Trần Hồng Minh làm Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Đề xuất miễn thuế thu nhập từ tài chính xanh
Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế thu nhập cho việc chuyển nhượng chứng chỉ giảm phát thải, tín chỉ carbon và thu nhập từ tiền lãi trái phiếu xanh.
Eximbank miễn nhiệm 2 lãnh đạo cấp cao, chuyển trụ sở ra Hà Nội
Đại hội cổ đông bất thường của Eximbank vừa thông qua miễn nhiệm hai phó chủ tịch HĐQT và chuyển trụ sở từ TP.HCM ra Hà Nội.
Vì sao cần tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận?
Việc tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận đã được khẳng định là cần thiết và có cơ sở thực tiễn vững chắc, trong bối cảnh Việt Nam cam kết giảm phát thải khí nhà kính và đối phó với thách thức biến đổi khí hậu.
Giá xăng dầu lại tăng 500 đồng mỗi lít từ ngày 28/11
Giá xăng dầu đồng loạt tăng trở lại tới 500 đồng mỗi lít từ chiều nay. So với cuối tháng trước, các mặt hàng xăng dầu ghi nhận biến động đan xen.
PVCB Capital đẩy mạnh hợp tác với Chứng khoán Vina
PVCB Capital đã ký kết thoả thuận hợp tác cùng Công ty CP Chứng khoán Vina (VNSC) về việc mở rộng mạng lưới phân phối các sản phẩm đầu tư của PVCB Capital.
Hanoi Melody Residences tăng sức nóng dịp cuối năm
Hàng loạt chủ đầu tư ra hàng trong quý III và quý IV/2024, nhiều dự án tái khởi động khiến thị trường chung cư Hà Nội thêm sôi động thời điểm cuối năm.