Kêu khó vì thuế tiêu thụ đặc biệt, ngành bia vẫn lãi lớn

Dũng Phạm Thứ năm, 05/09/2024 - 16:43

Các nhà phân tích cho rằng ngành bia sẽ 'giảm tốc' ở 2-3 năm đầu sau khi tăng thuế tiêu thụ đặc biệt, nhưng sau đó phục hồi mạnh mẽ nhờ chuyển phần thuế cho người tiêu dùng.

Các nhà sản xuất bia rượu tiếp tục kêu gọi lùi thời hạn đánh thuế tiêu thụ đặc biệt cũng như có lộ trình tăng thuế từ từ và không quá cao đối với bia rượu để tránh gây sốc cho doanh nghiệp.

Những tiếng nói quan ngại

Tại toạ đàm do báo Đại biểu Nhân dân tổ chức mới đây, bà Chu Thị Vân Anh, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Bia, rượu và nước giải khát Việt Nam kiến nghị lùi thời hạn áp thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi sang năm 2027 và mức thuế suất cao nhất vào năm 2030 cũng chỉ ở mức 80% so với mức 100% như đề xuất của Bộ Tài chính.

Theo dự thảo sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi, dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp tháng 10 tới đây và thông qua tại kỳ họp tháng 5 năm tới, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với bia sẽ tăng từ 65% hiện nay lên 80% vào năm 2026 và đến năm 2030 có thể chịu thuế suất lên tới 100%.

Đại diện các nhà sản xuất bia rượu cho rằng việc tăng thuế có thể làm gia tăng khó khăn cho các doanh nghiệp trong ngành, vốn đã phải vật lộn qua dịch bệnh Covid-19.

Bà Vân Anh cho biết đã có doanh nghiệp phải cắt giảm lao động, thu hẹp quy mô, thay đổi cấu trúc để thích ứng với điều kiện hiện nay.

"Trong bối cảnh đó, việc đánh thuế lên tới 100% đến năm 2030 là một mức thuế suất rất lớn, doanh nghiệp rất bất ngờ và chưa đánh giá hết tác động của đề xuất này”, bà Vân Anh nói.

Chuyên gia Phan Đức Hiếu cũng khuyến nghị cân nhắc lộ trình tăng thuế từ năm 2027, mức tăng không quá đột ngột dẫn đến người tiêu dùng ngừng uống và nếu doanh nghiệp ngừng bán bia sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất, công ăn việc làm.

Đánh giá tác động tổng thể, TS. Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, nhận định tăng thuế với bia rượu có thể tác động gián tiếp tới 24 ngành hàng trong nền kinh tế.

“Chúng ta luôn có giả định là thuế tăng thì giá tăng, dẫn đến cầu tiêu dùng giảm. Song, nó còn hệ lụy tới các ngành trong chuỗi liên ngành. Việc đánh giá tác động ở đây không chỉ với doanh nghiệp, người tiêu dùng mà cả các ngành liên quan khác, nên cần phải nhìn nhận toàn diện”, bà Thảo nói.

Trên thực tế, các nhà máy sản xuất bia, rượu được phân bổ hầu khắp cả nước, đóng góp không nhỏ cho ngân sách nhà nước, mỗi năm hơn 60.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, ngành này còn tạo ra việc làm cho hàng triệu lao động trực tiếp trong các nhà máy cũng như trong các chuỗi ngành hàng có liên quan như dịch vụ, tiếp vận hậu cần.

Tiếng nói quan ngại của doanh nghiệp bia rượu dường như có cơ sở sau khi trải qua một giai đoạn kinh doanh suy giảm nghiêm trọng vào năm ngoái.

Doanh thu của ba doanh nghiệp bia lớn nhất năm 2023 sụt giảm mạnh do tác động kép từ người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu và siết chặt xử lý vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông theo Nghị định 100.

Dữ liệu của công ty chứng khoán FPTS cho thấy, doanh thu Heineken năm ngoái giảm 20% so với năm trước, Sabeco giảm 12% và Habeco giảm 7,7%.

Chính vì thế, các nhà sản xuất bia rượu lo ngại, sức tiêu thụ bia rượu vốn đã sụt giảm bởi Covid-19 và Nghị định 100, sẽ tiếp tục chịu thêm "cú sốc" khi thuế tiêu thụ đặc biệt tăng nhanh và mạnh, đẩy họ vào tình thế khó khăn.

Tiêu thụ bia cao cấp ngày càng tăng. Ảnh: Hoàng Anh

Đứng vững trước nhiều “cú sốc”

Kêu khó, nhưng trên thực tế, doanh nghiệp sản xuất bia rượu vẫn chứng tỏ khả năng đứng vững, thậm chí duy trì mức tăng trưởng tích cực bất chấp những "cú sốc" lớn.

Đơn cử, Sabeco, với 26 nhà máy tại 20 địa phương trên cả nước, vừa công bố báo cáo tài chính bán niên sau kiểm toán với sự tăng trưởng cả doanh thu và lợi nhuận.

Theo đó, trong nửa đầu năm nay, Sabeco đạt doanh thu 15.378 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 2.342 tỷ đồng, lần lượt tăng 5% và 6% so với cùng kỳ năm trước.

Quí II vừa qua cũng là quý tăng trưởng doanh thu thứ chín liên tiếp của công ty này.

Bất chấp yêu cầu thực thi nghiêm ngặt của Nghị định 100 và sự cạnh tranh gay gắt, Sabeco đã tìm cách tăng doanh thu thông qua việc tăng giá bán sản phẩm.

Các chuyên gia phân tích của công ty chứng khoán FPTS ước tính giá bán bia bình quân của Sabeco năm 2022 tăng 11,3% theo năm và năm ngoái tiếp tục tăng giá bán thêm 1,1%.

Mặc dù việc tăng giá là một trong những yếu tố khiến thị phần của Sabeco sụt giảm năm 2022 và đi ngang vào năm ngoái, nhưng bù lại, doanh thu nửa đầu năm nay vẫn tăng nhờ tăng giá bán.

Và không chỉ Sabeco mà các đối thủ cạnh tranh cũng tăng giá trong năm ngoái, khiến cho giá bán của Sabeco so với các đối thủ ở mức tương đối phải chăng.

Sự tích cực còn nhận thấy rõ ở Heineken khi vẫn duy trì được vị trí số 1 về thị phần của thị trường bia Việt Nam. Các dòng bia chủ lực và lâu đời gồm Tiger nguyên biản, Heineken nguyên bản và Larue ước tính chiếm bình quân khoảng 90% tổng sản lượng tiêu thụ giai đoạn 2018 – 2023.

Tính đến năm 2023, sản lượng tiêu thụ các sản phẩm bia cao cấp của Heineken đã tăng từ mức 29,8% năm 2018 lên mức 33,7% trên tổng sản lượng bia tiêu thụ của Việt Nam.

Bất chấp những khó khăn chung, công suất nhà máy của Heineken tại Bà Rịa Vũng Tàu tăng hơn 36 lần kể từ năm 2017 và đạt 1,1 tỷ lít/năm và hãng có kế hoạch nâng công suất lên 1,6 tỷ lít.

Người tiêu dùng “gánh thuế” hộ doanh nghiệp?

Mặc dù chịu những tác động tiêu cực, các chuyên gia phân tích vẫn đánh giá cao triển vọng của ngành sản xuất bia.

Về nhu cầu thị trường, có đến 88% người uống bia sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm có chất lượng tốt hơn, theo khảo sát của AC Nielsen vào cuối năm 2022. Đồng thời, thu nhập bình quân tăng lên khiến người tiêu dùng có xu hướng chuyển dịch sang sử dụng nhiều hơn các sản phẩm bia cao cấp.

Nhờ đó, bất chấp việc tăng giá sản phẩm trong hai năm qua, Sabeco vẫn duy trì mức lợi nhuận tương đương với giai đoạn trước dịch Covid – 19, đặc biệt, đã đạt mức lãi ròng kỷ lục gần 5.500 tỷ đồng.

Trong khi đó, thị phần các nhãn hiệu bia cao cấp của Heineken ghi nhận mức tăng trưởng cao, tính đến năm 2022 sản lượng bia phân khúc cao cấp của Heineken chiếm đến 37,6% tổng sản lượng bia tiêu thụ ngoài thị trường, cao hơn so với mức 21,4% của năm 2013.

Ngành bia được kỳ vọng tiếp đà tăng trưởng kép 5% trong những năm tiếp theo. Ảnh: Vietcap

Trước đại dịch Covid-19, mức tiêu thụ bia của Việt Nam đã liên tục tăng mạnh với tỷ lệ tăng trưởng kép (CAGR) ở mức 8% trong giai đoạn 2010-2019. Dù suy giảm trong đại dịch, nhưng với việc trở lại trạng thái “bình thường mới” trong năm 2022, mức tiêu thụ bia đã phục hồi mạnh ở mức hơn 20% từ mức cơ sở thấp trong năm 2021.

Trong về triển vọng tăng trưởng, các chuyên gia phân tích của công ty chứng khoán Vietcap dự báo mức tiêu thụ bia sẽ phục hồi trong năm 2024 từ mức thấp trong năm 2023, được dẫn dắt bởi đà phục hồi của nền kinh tế bất chấp việc thực thi Nghị định 100 và cạnh tranh gay gắt vẫn đang diễn ra.

Các nhà phân tích cho rằng đà tăng trưởng sản lượng bia và biên lợi nhuận có thể chậm lại trong hai hoặc ba năm đầu sau khi tăng thuế tiêu thụ đặc biệt, nhưng sau đó phục hồi mạnh mẽ nhờ chuyển phần thuế tăng cho người tiêu dùng.

Theo đó, tác động của luật thuế mới tới các “ông lớn” ngành bia là không đáng kể và Sabeco sẽ tiếp tục giành thêm thị phần trong những năm tới và duy trì vị thế thống trị về mặt sản lượng bán hàng cùng Heineken.

Ngoài ra, triển vọng nhân khẩu học thuận lợi trong dài hạn, bao gồm tầng lớp có mức thu nhập trung bình ngày càng tăng, dân số trong độ tuổi uống rượu bia hợp pháp ngày càng tăng và tốc độ đô thị hóa cáo, giúp sản lượng tiêu thụ bia của Việt Nam sẽ tăng với CAGR ở mức 5% trong giai đoạn 2023-2028.

Cân nhắc lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia rượu

Cân nhắc lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia rượu

Tiêu điểm -  1 tháng
Một số chuyên gia cho rằng việc tăng quá nhanh thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt với bia rượu có thể gây ra tác động tiêu cực.
Cân nhắc lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia rượu

Cân nhắc lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia rượu

Tiêu điểm -  1 tháng
Một số chuyên gia cho rằng việc tăng quá nhanh thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt với bia rượu có thể gây ra tác động tiêu cực.
Bia rượu có thể bị áp thuế lên tới 100%

Bia rượu có thể bị áp thuế lên tới 100%

Tiêu điểm -  1 tháng

Trong phân tích các phương án áp thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu, Bộ Tài chính đang kiến nghị lựa chọn phương án mức thuế 100% vào năm 2030.

Heineken lo ngại bị 'sốc thuế' vì đề xuất tăng thuế bia

Heineken lo ngại bị 'sốc thuế' vì đề xuất tăng thuế bia

Tiêu điểm -  2 tháng

Heineken Việt Nam cho rằng, nếu tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đến 90 - 100% với sản phẩm bia từ 2026 đến 2030 như Bộ Tài chính đề xuất, sẽ gây nhiều hệ lụy với nền kinh tế.

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt có gây sốc với doanh nghiệp bia rượu?

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt có gây sốc với doanh nghiệp bia rượu?

Tài chính -  4 tuần

Các doanh nghiệp bia rượu vẫn duy trì khả năng tăng trưởng dù đối mặt với gánh nặng về thuế tiêu thụ đặc biệt trong suốt thập kỷ qua.

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Doanh nghiệp -  3 giờ

Thủy điện cùng với điện khí LNG ngày càng quan trọng khi điện than hết dư địa tăng trưởng, năng lượng tái tạo mới vẫn thiếu cơ chế, còn điện khí thiên nhiên gặp vấn đề về nguồn cung nhiên liệu.

FPT Software cùng Vilja đẩy mạnh số hóa ngành ngân hàng

FPT Software cùng Vilja đẩy mạnh số hóa ngành ngân hàng

Thương trường -  3 giờ

FPT Software đã công bố hợp tác chiến lược với Vilja, nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng lõi hàng đầu Bắc Âu, đáp ứng nhu cầu ngân hàng số đang ngày càng gia tăng.

Bộ Công thương nói khó ưu đãi cho điện khí Sơn Mỹ I và II

Bộ Công thương nói khó ưu đãi cho điện khí Sơn Mỹ I và II

Phát triển bền vững -  8 giờ

Theo lãnh đạo Bộ Công thương, các điều kiện ưu đãi, đảm bảo đầu tư để thực hiện dự án nhiệt điện khí Sơn Mỹ I và II chưa có trong quy định hiện hành.

Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Tiêu điểm -  8 giờ

Vốn ODA có vai trò rất quan trọng, đòi hỏi xây dựng cơ chế để thúc đẩy hiệu quả và tăng tiến độ giải ngân các dự án.

Yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  8 giờ

Quá trình công nghiệp hóa, sự gia tăng tầng lớp trung lưu và thế mạnh đặc biệt về địa chính trị được cho là ba yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Các dự án PPP sắp được gỡ vướng

Các dự án PPP sắp được gỡ vướng

Tiêu điểm -  9 giờ

Chính phủ đang xem xét sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết Luật Đầu tư theo phương thức PPP nhằm bảo đảm căn cứ pháp lý, tháo gỡ khó khăn cho các dự án PPP trong thời gian tới.

Hải Phòng sắp di dời cảng Hoàng Diệu

Hải Phòng sắp di dời cảng Hoàng Diệu

Tiêu điểm -  1 ngày

Cảng Hoàng Diệu sẽ được TP. Hải Phòng di dời toàn bộ bến vào năm 2025 để nhường chỗ cho 2 cầu bắc qua sông Cấm, tạo không gian phát triển đô thị.