Tiêu điểm
Khách bay nội địa sụt giảm mạnh, vì sao?
Trong khi lượng khách quốc tế của ngành hàng không tăng mạnh, thì khách nội địa lại giảm đến gần 20% so với cùng kỳ năm trước do giá vé máy bay tăng cao.
Hệ quả của giá vé máy bay tăng cao
Mặc dù trong sáu tháng đầu năm nay, tổng thị trường hành khách của ngành hàng không ước đạt 38,1 triệu khách, tăng 6,7% so với cùng kỳ 2023, tuy nhiên, lượng khách quốc tế và nội địa lại có sự đối lập rất lớn.
Số liệu từ Cục hàng không Việt Nam cho thấy, trong khi khách quốc tế đạt hơn 21 triệu khách, tăng hơn 44% so với cùng kỳ 2022 và tăng 3% so cùng kỳ 2019; thì khách nội địa chỉ đạt 17 triệu khách, giảm hơn 19% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng thị trường hàng hóa ước đạt 599 nghìn tấn, tăng 22% so với cùng kỳ 2023. Trong đó, vận chuyển hàng hoá quốc tế đạt 485 nghìn tấn, tăng 18,9% so với cùng kỳ 2023; nội địa đạt 114 nghìn tấn, tăng 39% so với cùng kỳ 2023.
Tính đến lịch bay mùa hè 2024, 63 hãng hàng không nước ngoài và bốn hãng hàng không Việt Nam đã khôi phục hoàn toàn mạng đường bay quốc tế như giai đoạn trước dịch Covid-19 và tiếp tục mở rộng sang các thị trường mới ở Trung Á, Ấn Độ, Australia.
Các hãng hàng không Việt Nam chiếm 44% thị phần hành khách quốc tế với hệ số sử dụng ghế trung bình trên 77%.
Đáng chú ý, thị trường vận tải Trung Quốc đang dần hồi phục, dự kiến đạt 2,5 triệu khách trong sáu tháng đầu năm, tăng hơn ba lần so với cùng kỳ năm ngoái và bằng 62% so với cùng kỳ năm 2019.
Trung Quốc quay trở lại vị trí thứ hai trong số 10 thị trường quốc tế lớn nhất trong quý II/2024. Bên cạnh đó, thị trường Hàn Quốc vẫn là thị trường quan trọng nhất, dự kiến đạt 5,3 triệu khách trong sáu tháng qua.
Trong khi lượng khách hàng không quốc tế đang phục hồi mạnh mẽ, thì khách nội địa lại sụt giảm mạnh.
Theo Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng, một trong những nguyên nhân của thực trạng này là do thiếu hụt đội máy bay nên các hãng hàng không Việt Nam phải điều chỉnh giảm cung ứng trên các đường bay nội địa.
Cùng với đó là giá vé máy bay tăng cao gây khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
Trong bối cảnh thiếu hụt đội máy bay, các hãng hàng không đã nỗ lực thực hiện đồng bộ các giải pháp để tăng được năng suất sử dụng máy bay, tăng tải cung ứng.
Hiện các hãng vẫn duy trì mạng đường bay nội địa với 50 đường bay kết nối Hà Nội, TP. HCM và 20 cảng hàng không. Vietnam Airlines là hãng chiếm thị phần lớn nhất với 42% và tiếp đó là Vietjet Air với 40%. Hệ số sử dụng ghế trung bình đạt 84%.
Về tình hình hoạt động của ngành hàng không trong thời gian tới, ông Thắng cho biết, Cục Hàng không Việt Nam sẽ tiếp tục chỉ đạo các hãng hàng không thực hiện các giải pháp để phấn đấu có nguồn cung không thấp hơn so 2023.
Các biện pháp đang được thực hiện như giảm thời gian quay đầu, tối ưu hóa thời gian khai thác máy bay trong ngày, tăng cường các chuyến bay sau 22h.
Đồng thời, cục sẽ phối hợp với các hãng hàng không, các cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài, nắm bắt các nhu cầu để hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các hãng hàng không mở mới, tăng cường các đường bay thẳng giữa Việt Nam và các quốc gia, khai thác trở lại các đường bay quốc tế đến các điểm du lịch như Đà Nẵng, Cam Ranh, Phú Quốc, Đà Lạt.
Ngoài ra, Cục Hàng không Việt Nam sẽ theo dõi, giám sát chặt chẽ hoạt động khai thác, đội máy bay của các hãng hàng không, đặc biệt các hãng hàng không đang thực hiện tái cơ cấu như Bamboo Airways, Pacific Airlines để đảm bảo hoạt động khai thác an toàn, an ninh cũng như đảm bảo quyền lợi của hành khách.
Tăng cường kiểm soát chặt chẽ giá vé máy bay
Bên cạnh việc đảm bảo nguồn cung ứng, theo ông Thắng, Cục Hàng không Việt Nam cũng vừa có văn bản gửi các hãng hàng không về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước, kiểm soát chặt chẽ giá vé máy bay.
Theo đó, Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các hãng hàng không bổ sung lực lượng vận tải và tăng tải cung ứng trên các đường bay quốc tế và nội địa.
Các hãng cần tích cực làm việc với các đối tác cho thuê tàu bay trên thế giới để tìm kiếm tàu bay, bổ sung lực lượng vận tải, thay thế các tàu bay dừng khai thác vì lý do triệu hồi động cơ. Các hãng cần nghiên cứu tăng tải cung ứng trên các đường bay nội địa, các đường bay phục vụ du lịch.
Đối với giá dịch vụ vận chuyển hành khách, Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các hãng tiếp tục thực hiện nghiêm quy định về giá dịch vụ vận chuyển hành khách hàng không nội địa, thực hiện kê khai giá, niêm yết giá, công khai thông tin về giá và các chương trình bán vé theo quy định.
Các hãng nhanh chóng rà soát, điều chỉnh cách thức hiển thị thông tin, làm rõ những khoản mục cấu thành mà khách hàng phải trả trong giá vé thể hiện, không gây nhầm lẫn cho hành khách trong khi mua vé.
Ngoài ra, các hãng hàng không Việt Nam cần xây dựng các dải giá vé linh hoạt, tiếp tục có chính sách ưu đãi về giá vé trên đường bay nội địa phù hợp với thực tiễn thị trường vận tải hàng không, cũng như nhu cầu của người dân và các chương trình du lịch, lễ hội lớn.
Thông tin về các chương trình khuyến mại, chính sách giảm giá vé phải được truyền thông rộng rãi thông qua trang thông tin điện tử, báo chí và truyền thông, tăng khả năng tiếp cận thông tin của người dân về chính sách về giá vé của hãng.
Hệ thống bán vé điện tử, hệ thống bán vé qua các kênh đại lý cần thường xuyên kiểm tra, giám sát nhằm phát hiện xử lý những hoạt động bán vé, kê khai, niêm yết giá vé vi phạm quy định pháp luật và chính sách của hãng.
Hàng không Việt chạy đua bay quốc tế
Vietjet là hãng hàng không siêu tiết kiệm tốt nhất thế giới
Vietjet vừa được AirlineRatings vinh danh là 'Hãng hàng không siêu tiết kiệm tốt nhất thế giới' và 'Hãng hàng không chi phí thấp có dịch vụ trên tàu bay tốt nhất năm 2024.
Doanh thu vận tải hàng không của Vietjet lần đầu vượt 53 nghìn tỷ đồng
Việc khai thác hiệu quả các đường bay hiện có và mở mới các đường bay quốc tế đã đem lại cho Vietjet kết quả kinh doanh vượt trội trong năm 2023, với doanh thu vận tải hàng không đạt tới 53,7 nghìn tỷ đồng, doanh thu hợp nhất đạt 58,3 nghìn tỷ đồng.
Cơn bĩ cực ngành hàng không Việt
Mặc dù thị trường khá sôi động với sự tham gia của nhiều hãng bay nhưng việc có thể “gặt hái” lợi nhuận luôn hết sức khó khăn.
Hàng không Việt chạy đua bay quốc tế
Các hãng hàng không Việt đang tích cực mở rộng các đường bay quốc tế nhằm đón đầu sự hồi phục của du lịch.
Aqua City của Novaland được gỡ vướng
Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.
Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35
Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.
Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC cùng thúc đẩy pin lưu trữ
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.
WinMart cùng 11 thương hiệu 'tung' ưu đãi khủng mừng sinh nhật 10 tuổi
WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.
Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.