Phát triển bền vững

Khai mạc Hội nghị của Thủ tướng về phát triển bền vững vùng đất Chín Rồng

Thu Cúc Thứ ba, 26/09/2017 - 10:18

Hội nghị về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long, thích ứng với biến đổi khí hậu do Thủ tướng Chính phủ chủ trì với quy mô lớn nhất từ trước đến nay khai mạc sáng 26/9 tại TP. Cần Thơ. Hội nghị sẽ xem xét, đánh giá một cách toàn diện các thách thức, nhận diện được các cơ hội, huy động sáng kiến, kinh nghiệm và nguồn lực để phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: VGP News

Hội nghị sẽ diễn ra trong 2 ngày 26-27/9. Hơn 500 đại biểu là đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, các Ban Đảng, Quốc hội, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nông dân trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và khu vực lân cận, các cơ quan nghiên cứu, các tổ chức quốc tế, đối tác phát triển, cộng đồng doanh nghiệp, các chuyên gia, nhà khoa học sẽ tập trung thảo luận về hàng loạt nội dung lớn.

Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ và Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng chủ trì ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ sẽ có bài phát biểu quan trọng trong phiên khai mạc để định hướng các phiên thảo luận tại Hội nghị.

Đánh giá toàn diện các thách thức

Vùng ĐBSCL bao gồm 1 thành phố trực thuộc Trung ương và 12 tỉnh; diện tích khoảng 3,9 triệu ha, chiếm khoảng 12,3% diện tích tự nhiên của cả nước, 19% dân số. Đây cũng là khu vực rộng và đông dân cư thứ 2 trong tất cả các vùng kinh tế của cả nước (chỉ sau Đồng bằng châu thổ sông Hồng). Hằng năm vùng ĐBSCL đóng góp khoảng 30% tổng sản lượng GDP của cả nước với các mặt hàng chủ lực của vùng: Gạo, trái cây, thủy sản…

Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu trong những năm vừa qua nhưng phát triển kinh tế-xã hội của vùng ĐBSCL chưa thật sự bền vững, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng. Sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún, rủi ro cao, chịu tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Công nghiệp, dịch vụ các tỉnh vùng ĐBSCL chưa thực sự phát triển tương xứng với tiềm năng, giá trị gia tăng thấp. Liên kết thị trường nội vùng ĐBSCL và liên kết với các khu vực phát triển khác như TP.HCM, khu vực Đông Nam Bộ, các quốc gia lưu vực sông Mekong… còn bị hạn chế bởi nhiều nguyên nhân, trong đó rõ rệt nhất là cơ sở hạ tầng yếu kém, chưa đồng bộ, thiếu tính kết nối; chất lượng nguồn nhân lực thấp, thiếu lao động có kỹ năng, trình độ cao…

Trước bối cảnh đó, Thủ tướng Chính phủ tổ chức Hội nghị về phát triển bền vững ĐBSCL, thích ứng với biến đổi khí hậu trong hai ngày 26-27/9 nhằm hiệu triệu các tư tưởng lớn giúp Chính phủ và các địa phương ĐBSCL xác định các nhóm giải pháp chiến lược về chuyển đổi có quy mô lớn nhằm phát triển bền vững ĐBSCL với tầm nhìn đến năm 2100; thảo luận về cơ chế điều phối hiệu quả cho việc thực hiện các hoạt động có quy mô lớn, mang tính chất liên vùng và liên ngành tại ĐBSCL; xác định nhu cầu nguồn lực cho việc chuyển đổi mô hình phát triển bền vững ĐBSCL, các giải pháp huy động từ các nguồn khác nhau và cơ chế điều phối nguồn lực phù hợp để thực hiện chuyển đổi.

Tìm giải pháp đột phá, chiến lược

Ngày 26/9, sẽ diễn ra 2 phiên thảo luận chuyên đề về: "Định hình chiến lược phát triển bền vững" và "Huy động, điều phối nguồn lực cho phát triển ĐBSCL".

Các đại biểu sẽ thảo luận song song tại các phòng chuyên đề các nội dung: Tổng quan về thách thức, cơ hội và giải pháp chuyển đổi mô hình phát triển cho ĐBSCL; nông nghiệp bền vững, hạ tầng thủy lợi, phòng chống thiên tai và sạt lở; quy hoạch tổng thể và phát triển hạ tầng cho ĐBSCL. Sau các phiên chuyên đề, các đại biểu thảo luận chung về huy động, điều phối nguồn lực cho phát triển ĐBSCL.

Hội nghị sẽ đi sâu vào thảo luận các vấn đề toàn diện như: Quy hoạch tổng thể và phát triển hạ tầng cho ĐBSCL; thách thức và giải pháp về quản lý tài nguyên nước tại ĐBSCL; định hướng chuyển đổi quy mô lớn về mô hình phát triển ĐBSCL; an toàn nước sạch vùng ĐBSCL trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng; giải pháp chuyển đổi nông nghiệp bền vững cho các tiểu vùng tại ĐBSCL, định hướng thủy lợi phục vụ phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng biến đổi khí hậu;

Các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ), Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) cũng sẽ đóng góp nhiều ý kiến về các giải pháp chuyển đổi sinh kế bền vững tại ĐBSCL; quan điểm của các đối tác phát triển về các giải pháp chuyển đổi phù hợp với điều kiện tự nhiên của ĐBSCL; quản lý tổng hợp vùng bờ, phòng chống sạt lở tại ĐBSCL; cách tiếp cận chuyển đổi có tính đến rủi ro khí hậu để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững tại ĐBSCL.

Các chuyên gia, các nhà khoa học như GS.TSKH Võ Tòng Xuân, GS. TSKH Đào Xuân Học, GS. Đặng Hùng Võ, TS. Hoàng Ngọc Phong, ThS. Nguyễn Hữu Thiện sẽ trình bày các tham luận tâm huyết về: Thực trạng và giải pháp chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp-công nghiệp và phân bố không gian sản xuất tại ĐBSCL; giải pháp thủy lợi cho vùng ĐBSCL; chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế-xã hội vùng ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu và hội nhập kinh tế quốc tế; Ba thách thức đối với sự phát triển bền vững của ĐBSCL – kiến nghị chiến lược ứng phó và phát triển.

Thông qua Hội nghị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ mong muốn xem xét một cách toàn diện, hệ thống, huy động được các sáng kiến, nhằm tạo ra những đột phá trong tư duy, thống nhất hành động của toàn xã hội nhằm định hình mô hình phát triển bền vững của ĐBSCL trong sự liên kết, gắn kết hữu cơ giữa tự nhiên và con người, giữa các địa phương trong và ngoài vùng, Tiểu vùng sông Mekong. Đồng thời, huy động được sự hỗ trợ về kinh nghiệm, nguồn lực… của các tổ chức quốc tế và các đối tác phát triển cho chuyển đổi lớn vùng ĐBSCL.

Đặc biệt, các đề xuất phải bảo đảm tính khả thi, có tính chất liên vùng để trên cơ sở đó, Chính phủ sẽ ban hành Nghị quyết về chuyển đổi mô hình phát triển bền vững ĐBSCL.

Duyên hải miền Trung nêu 10 kiến nghị để phát triển đột phá

Duyên hải miền Trung nêu 10 kiến nghị để phát triển đột phá

Phát triển bền vững -  7 năm

Trong cuộc họp Ban Điều phối vùng duyên hải miền Trung chiều 24/9 tại Đà Nẵng, lãnh đạo chủ chốt của 9 tỉnh, thành phố thống nhất gửi Thủ tướng Chính phủ các kiến nghị liên quan đến cơ chế, chính sách liên kết phát triển với khát vọng tạo bước phát triển mang tính đột phá cho vùng duyên hải.

Thủ tướng chỉ đạo không xây dựng nhà máy thép tại Thạch Khê

Thủ tướng chỉ đạo không xây dựng nhà máy thép tại Thạch Khê

Phát triển bền vững -  7 năm

Đối với dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo nghiên cứu khả năng cung cấp nguyên liệu cho Formosa Hà Tĩnh, không xây dựng nhà máy thép ở đây.

'Thách thức chính của Việt Nam là tăng trưởng bền vững'

'Thách thức chính của Việt Nam là tăng trưởng bền vững'

Phát triển bền vững -  7 năm

Thách thức không nhỏ cho Chính phủ và ngành năng lượng Việt Nam chính là việc đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển ngành năng lượng bền vững, giảm thiểu các tác động tiêu cực tới môi trường.

Định hình chuyển đổi mô hình phát triển bền vững cho Đồng bằng sông Cửu Long

Định hình chuyển đổi mô hình phát triển bền vững cho Đồng bằng sông Cửu Long

Phát triển bền vững -  7 năm

Ngày 19/09, tại trụ sở Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã dành trọn một ngày chủ trì buổi làm việc chuẩn bị các nội dung cho Hội nghị định hình chuyển đổi mô hình phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu dự kiến được tổ chức trong hai ngày 26 và 27/9 tại Cần Thơ với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ.

Tiên phong mở lối đi mới trong du lịch hang động

Tiên phong mở lối đi mới trong du lịch hang động

Phát triển bền vững -  2 ngày

Giữa Cẩm Phả, Quảng Ninh, hang Ngọc Rồng đang cho thấy sự đổi mới trong cách tiếp cận, khai thác cảnh quan tự nhiên. Một sản phẩm du lịch có cách thức tiếp cận hài hòa giữa bảo tồn, phát triển kinh tế và lợi ích cộng đồng, đang vun đắp cho con đường du lịch bền vững.

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Phát triển bền vững -  3 ngày

Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số

Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số

Phát triển bền vững -  3 ngày

Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.

Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’

Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’

Phát triển bền vững -  5 ngày

Ngành nhựa đứng trước cơ hội chuyển mình, từ một ngành công nghiệp bị định kiến trở thành ngành công nghiệp hiện đại, có trách nhiệm và bền vững.

Chủ tịch HanelPT Trần Thị Thu Trang: Đừng coi ESG là gánh nặng

Chủ tịch HanelPT Trần Thị Thu Trang: Đừng coi ESG là gánh nặng

Phát triển bền vững -  1 tuần

Bà Trần Thị Thu Trang - Chủ tịch HanelPT khẳng định ESG chính là cơ hội thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội lâu dài.

Giá cổ phiếu Viglacera ở mức cao, cổ đông lớn Gelex không có ý định mua thêm

Giá cổ phiếu Viglacera ở mức cao, cổ đông lớn Gelex không có ý định mua thêm

Doanh nghiệp -  19 phút

Thay vào đó, Gelex chọn đồng hành cùng Viglacera theo lộ trình thoái vốn Nhà nước, tái cấu trúc doanh nghiệp.

Mcredit có tân tổng giám đốc

Mcredit có tân tổng giám đốc

Hồ sơ quản trị -  26 phút

Ông Đinh Quang Huy vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ thành viên Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) kể từ ngày 11/6.

Việt Nam lần đầu công nhận tài sản số, đã có luật riêng quản lý

Việt Nam lần đầu công nhận tài sản số, đã có luật riêng quản lý

Tiêu điểm -  28 phút

Từ nay, tài sản số tại Việt Nam sẽ được quản lý việc tạo lập, phát hành, lưu ký, kèm theo quy định điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ tài sản mã hoá.

Chung cư Hà Nội tràn nguồn cung giá cao, áp lực bán hàng ngày càng lớn

Chung cư Hà Nội tràn nguồn cung giá cao, áp lực bán hàng ngày càng lớn

Bất động sản -  1 giờ

Thị trường chung cư Hà Nội đón làn sóng nguồn cung mới với giá bán cao, khiến nhiều chủ đầu tư đối mặt áp lực lớn trong việc tiêu thụ sản phẩm.

Thông qua Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp mới, bỏ ưu đãi với công ty con, liên kết

Thông qua Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp mới, bỏ ưu đãi với công ty con, liên kết

Tiêu điểm -  3 giờ

Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua với nhiều điểm mới như bỏ ưu đãi thuế với các công ty con, doanh nghiệp liên kết.

100 chuyện nghề: Lưu giữ ký ức và tiếp lửa nghề báo

100 chuyện nghề: Lưu giữ ký ức và tiếp lửa nghề báo

Tủ sách quản trị -  6 giờ

“100 chuyện nghề” không chỉ là một tuyển tập kỷ niệm 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925–21/6/2025), mà còn là nơi lưu giữ ký ức và tiếp nối ngọn lửa nghề báo.

Ưu đãi cực hời chờ “Gai con” tại Ocean City

Ưu đãi cực hời chờ “Gai con” tại Ocean City

Nhịp cầu kinh doanh -  6 giờ

Diễn ra trong 2 ngày 14 và 15/6 tại Ocean City - “thành phố lễ hội” phía Đông Hà Nội, concert “Anh trai vượt ngàn chông gai” không chỉ là sự trở lại hoành tráng của dàn nghệ sĩ hot hit với đại tiệc âm nhạc mãn nhãn - mãn nhĩ mà còn là cơ hội vàng để săn loạt ưu đãi cực hời đến từ hệ sinh thái Vingroup. Từ di chuyển, ăn uống, vui chơi cho đến mua sắm hay thậm chí... mua xe, tất cả đều đang “trải thảm” ưu đãi dành riêng cho hội “Gai con”.

Đọc nhiều