Khởi nghiệp
Startup làm đẹp Indonesia gia nhập thị trường Việt Nam
Startup TMĐT trong lĩnh vực làm đẹp là Social Bella đã hoàn tất vòng gọi vốn Series E lên tới 50 triệu USD. Điểm đến đầu tiên được Social Bella lựa chọn chính là Việt Nam.
Indonesia được biết đến là cái nôi cho các doanh nghiệp thương mại điện tử do dân số đông, tầng lớp trung lưu ngày càng tăng, cùng tỉ lệ người dùng Internet lớn.
Mặc dù ngành TMĐT của Indonesia bị chi phối bởi các gã khổng lồ như Tokopedia, Shopee và Bukalapak, nhưng có một thực tế các công ty cung cấp dịch vụ cá nhân cho người tiêu dùng ngày càng gia tăng, một trong số đó là Social Bella.
Tháng 7/2020, startup TMĐT trong lĩnh vực làm đẹp là Social Bella đã hoàn tất vòng gọi vốn Series E lên tới 50 triệu USD từ Temasek, Pavilion Capital and Jungle Ventures. Ngay sau đó, startup này công bố kế hoạch mở rộng sang các thị trường mới.
Điểm đến đầu tiên được Social Bella lựa chọn chính là Việt Nam, thông qua nền tảng thương mại điện tử Sociolla. Đồng sáng lập Christopher Madiam cho biết: "Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với Indonesia cho nên chúng tôi tin tưởng rằng lựa chọn Việt Nam là địa điểm mở rộng đầu tiên ra quốc tế là quyết định đúng đắn".

Ra mắt năm 2015 từ một nền tảng thương mại điện tử thông thường, Social Bella phát triển vô cùng nhanh chóng khi vươn lên trở thành hệ sinh thái toàn diện trong lĩnh vực làm đẹp, phục vụ hàng triệu người tiêu dùng ở đất nước này.
Theo một báo cáo gần đây từ Cosmetics Design Asia, thị trường sản phẩm làm đẹp và chăm sóc cá nhân tại Việt Nam được đánh giá là đầy tiềm năng, vẫn duy trì sự lạc quan trong bối cảnh đại dịch Covid-19 còn lan rộng trên toàn cầu. Chỉ tính riêng kênh bán hàng trực tuyến, mức tăng trưởng đã đạt khoảng 80%.
Social Bella tuyên bố rằng họ đã thành lập một số đơn vị kinh doanh và ước tính sẽ phục vụ khoảng 30 triệu người dùng vào năm 2020.
Một trong những mục tiêu chính của startup này là khuyến khích khách hàng sử dụng các thương hiệu địa phương. ESQA - một thương hiệu mỹ phẩm ở Indonesia là một trong những thương hiệu bản địa sẽ cùng Social Bella để mở rộng thị trường sang Việt Nam.
"Mục tiêu sẽ không chỉ là hỗ trợ các thương hiệu kênh phân phối mà còn cung cấp hỗ trợ trọn gói để đảm bảo ra mắt thành công ở Việt Nam. Để đạt được mục tiêu này, chúng tôi hợp tác chặt chẽ với các đối tác để phát triển một kế hoạch tăng trưởng toàn diện cho Việt Nam", CEO Social Bella, John Rasjid cho biết.
Năm ngoái, Social Bella đã hoàn thiện hệ sinh thái của mình với tư cách là nhà phân phối thương hiệu end-to-end và công nghệ làm đẹp tích hợp ở Indonesia bằng cách khai trương cửa hàng đa kênh hàng đầu ở Lippo Mall Puri. Hiện tại, Social Bella sở hữu 6 cửa hàng vật lý tại Indonesia.
Quỹ ngoại iSeed quan tâm tới hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam
Hai yếu tố cản trở hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam
Bà Nguyễn Quỳnh Trâm, Giám đốc Quốc gia (Việt Nam, Lào và Campuchia) của Google nhận định Việt Nam là một thị trường rất tiềm năng nhưng có nhiều thách thức đang làm chậm quá trình phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
TP. HCM đang trở thành trung tâm khởi nghiệp sáng tạo
Từ đầu năm 2019 đến nay, nhiều startup Việt Nam đã gọi vốn thành công với tổng giá trị hơn 670 triệu USD cho khoảng 50 thương vụ, trong đó TP. HCM chiếm gần một nửa với 23 thương vụ, tương ứng hơn 300 triệu USD gọi vốn.
Nguy và cơ của các startup Việt trong giai đoạn dịch bệnh
Đại diện quỹ Do Ventures đánh giá, triển vọng đầu tư vào startup Việt Nam trong nửa cuối năm 2020 và năm 2021 vẫn ở mức cao, bất chấp dịch bệnh.
Câu chuyện khởi nghiệp phi thường của những người đặc biệt
Có những người sinh ra với một cơ thể đặc biệt, vươn lên với một ý chí đặc biệt nhằm lan tỏa những giá trị tích cực, có ích cho xã hội và giúp đỡ những hoàn cảnh cũng đặc biệt như họ.
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
Khát vọng đưa Buôn Ma Thuột vươn tầm thành phố cà phê thế giới
Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 với chủ đề “Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới” nhằm tôn vinh cà phê Việt Nam.
Tập đoàn PC1 sắp chào bán dự án nhà ở đầu tay
Từ lĩnh vực xây lắp điện, Công ty CP Tập đoàn PC1 mở rộng đầu tư sang lĩnh vực bất động sản nhà ở và khu công nghiệp.
Cake tham vọng trở thành ngân hàng số hàng đầu Đông Nam Á
Cake đã đạt 5 triệu khách hàng cá nhân, doanh thu 12USD trên mỗi người dùng, tăng gấp ba lần.
Becamex IDC trước thương vụ chào bán lịch sử
Quy mô xấp xỉ 1 tỷ USD biến kế hoạch của Becamex IDC thành thương vụ chào bán cổ phần công khai lớn nhất lịch sử chứng khoán Việt Nam.
Thanh Hóa giao 172ha đất để thực hiện khu đô thị mới tại phường Long Anh
Theo quyết định số 5255/QĐ- UBND, UBND tỉnh Thanh Hóa vừa giao 172ha đất cho công ty thành viên thuộc Eurowindow Holding thực hiện dự án khu đô thị mới Eurowindow Light City tại phường Long Anh (TP. Thanh Hóa).
H&M muốn xây nhà máy tái chế tỷ đô tại Việt Nam
Tập đoàn Syre, công ty con của H&M, mong muốn xây dựng nhà máy tái chế sợi polyester tại Việt Nam, quy mô từ 700 triệu đến 1 tỷ USD.
Lòng tin: Yếu tố cốt lõi trong quản trị doanh nghiệp
Xây dựng lòng tin giữa lãnh đạo, nhân viên và khách hàng tạo nên văn hóa tích cực, thúc đẩy hiệu quả và thành công bền vững.