Khó khăn tiếp diễn trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Phạm Sơn Thứ bảy, 15/05/2021 - 18:38

Nguồn cung ứng đầu vào cho sản xuất, kinh doanh đang gặp khó khăn trong khi phải đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tăng cao.

Chuỗi cung ứng toàn cầu tiếp tục gặp khó khăn trong năm 2021.

Năm 2020, đại dịch Covid-19 đã chỉ cho thế giới thấy chuỗi cung ứng toàn cầu đang mong manh như thế nào, khi bị gián đoạn, thậm chí là đứt gãy hoàn toàn do những lệnh giãn cách xã hội, đóng cửa biên giới của các quốc gia và nền kinh tế.

Bước ra từ những thời khắc đen tối nhất của đại dịch với những biện pháp mang tính ngắn hạn, một lần nữa chuỗi cung ứng toàn cầu cho thấy sự thiếu bền vững khi tiếp tục bị gián đoạn bởi sự kiện con tàu Ever Given mắc kẹt tại kênh đào Suez, khiến thương mại quốc tế chịu thiệt hại hàng chục tỷ USD.

Hiện tại, chuỗi cung ứng toàn cầu lại tiếp tục rơi vào tình trạng khó khăn khi Ấn Độ, Bangladesh và khu vực Đông Nam Á, nơi diễn ra nhiều hoạt động sản xuất toàn cầu đang phải đối mặt với đợt bùng phát dịch bệnh mới.

­Khủng hoảng từ nguồn cung

Sau một năm 2020 với sự suy thoái nặng nề, các quốc gia đều đang có nhiều chính sách thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng với hy vọng đưa nền kinh tế tăng tốc để quay trở lại quỹ đạo phát triển. Một số chính sách cũng

CNBC dự báo, sức mua của các thị trường sẽ còn tiếp tục tăng cao khi bước vào mùa hè, đặc biệt tại các quốc gia đang khống chế tốt đại dịch và triển khai vắc xin trên diện rộng.

Tuy nhiên, theo Bloomberg, các doanh nghiệp trên thế giới đang tỏ ra tương đối chật vật để đáp ứng sự tăng trưởng của nhu cầu tiêu dùng khi phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung ứng đầu vào.

Đại dịch Covid-19 đang bùng phát một cách mạnh mẽ tại Ấn Độ, Bangladesh và các nước ASEAN như Việt Nam, Indonesia và Philippines, các quốc gia đóng vai trò là mắt xích vô cùng quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc với Mỹ và châu Âu cũng gây ra những áp lực đối với dòng lưu chuyển của thương mại quốc tế.

Sự thiếu hụt về nhân công cũng đang gia tăng “một cách khó hiểu”, mặc dù tỷ lệ thất nghiệp đang tăng cao. Theo nghiên cứu của Deloitte, tính riêng tại Mỹ, sẽ có khoảng 2,1 triệu việc làm bị thiếu hụt từ nay cho tới năm 2030, gây thiệt hại khoảng 1.000 tỷ USD cho nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Trước áp lực về nhân công ngày càng gia tăng, nhiều doanh nghiệp như Amazon, McDonald đã phải tăng mức lương đầu vào cho nhân lực. Điều này giúp thu hút ổn định một phần khó khăn trước mắt nhưng không thể giải quyết gốc rễ của vấn đề, nằm ở việc kỹ năng lao động không còn phù hợp.

Bên cạnh đó, một nghiên cứu của công ty nghiên cứu thị trường GEP, thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan cũng sẽ là yếu tố đe dọa đến chuỗi cung ứng, ví dụ như đợt bão tuyết kinh hoàng tại Texas đợt tháng 2 vừa qua.

Sự tắc nghẽn của chuỗi cung ứng toàn cầu cùng với nhu cầu sản xuất, tiêu dùng bùng nổ do các chính sách kích cầu cũng đang gây ra một rủi ro mới đối với nền kinh tế toàn cầu, là hiện tượng nguyên vật liệu đầu vào dường như đang đi đến giai đoạn “siêu chu kỳ tăng giá”.

Theo đó, khoảng đầu tháng 5 vừa qua, các kim loại cơ bản như đồng, sắt đều ghi nhận mức giá tăng kỷ lục trong suốt nhiều năm trở lại đây. Giá gỗ xẻ cũng tăng gấp 3 lần chỉ trong vòng 12 tháng.

Giá dầu mỏ, xi măng hay các loại nông sản cũng tăng cao, làm chi phí sản xuất tăng vọt, gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Nhiều công ty đã phải tăng giá bán ra để không phải chịu cảnh “càng bán càng lỗ”.

Bình luận về mối nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng, ông Mohamed A. El-Erian, cựu Giám đốc điều hành quỹ đầu tư PIMCO cho biết, tình trạng khó khăn về nguồn cung mà các doanh nghiệp phải đối mặt sẽ còn diễn biến nghiêm trọng hơn và phải mất rất lâu để có thể được giải quyết.

Dự án của VICEM vào danh sách theo dõi về lãng phí

Dự án của VICEM vào danh sách theo dõi về lãng phí

Tiêu điểm -  3 giờ

Dự án tháp thương mại của Tổng công ty Xi măng Việt Nam – VICEM bị đưa vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Thế Giới Di Động nhận tín dụng thương mại liên kết bền vững

Thế Giới Di Động nhận tín dụng thương mại liên kết bền vững

Tiêu điểm -  3 giờ

Con số tín dụng trong thương vụ này không được tiết lộ, nhưng sẽ giúp Thế Giới Di Động hỗ trợ vốn lưu động.

Quan hệ Việt Nam – Singapore đang phát triển nhanh và sâu rộng

Quan hệ Việt Nam – Singapore đang phát triển nhanh và sâu rộng

Tiêu điểm -  15 giờ

Việt Nam và Singapore tăng cường hợp tác toàn diện, mở rộng đầu tư, kinh tế số, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Tổ hợp Alumin hơn 910 triệu USD tại Bình Phước thông đường

Tổ hợp Alumin hơn 910 triệu USD tại Bình Phước thông đường

Tiêu điểm -  1 ngày

Tổ hợp Alumin công suất hai triệu tấn alumin/năm tại tỉnh Bình Phước hứa hẹn về đích trong 6 năm tới, sau khi nhận chủ trương và định hình chủ đầu tư.

Chuyện ngành nhựa chinh phục thị trường Hoa Kỳ

Chuyện ngành nhựa chinh phục thị trường Hoa Kỳ

Tiêu điểm -  3 ngày

Ngành nhựa thành công chinh phục thị trường Hoa Kỳ nhưng sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn để giữ và phát triển thị phần tại nền kinh tế hàng đầu thế giới.

Đột phá tiện ích, hạ tầng: Bước đà đưa Vinhomes Royal Island cất cánh

Đột phá tiện ích, hạ tầng: Bước đà đưa Vinhomes Royal Island cất cánh

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

2025 được xem là năm thay da đổi thịt mạnh mẽ của Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) khi hàng loạt tiện ích, hạ tầng đẳng cấp được đưa vào sử dụng. Thời điểm đột phá của “đảo tỷ phú” cũng mở ra cơ hội đầu tư, kinh doanh hấp dẫn chưa từng có nhờ mọi điều kiện thuận lợi đều hội tụ đẩy đủ.

Bảy đột phá ‘tháo chốt’ cho doanh nghiệp tư nhân

Bảy đột phá ‘tháo chốt’ cho doanh nghiệp tư nhân

Leader talk -  1 giờ

Phó chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam Hoàng Đức Vượng gợi ý bảy chính sách đột phá tháo gỡ rào cản, giúp doanh nghiệp tư nhân vững bước trong kỷ nguyên mới.

Mảnh ghép còn thiếu của ngành dệt may

Mảnh ghép còn thiếu của ngành dệt may

Phát triển bền vững -  2 giờ

Dệt may cần được bổ sung phân khúc vải sợi tái chế để giữ vững vị thế trên thị trường quốc tế.

Từ 'hải đội thuyền thúng' đến lực đẩy tăng trưởng: Bước ngoặt của kinh tế tư nhân

Từ 'hải đội thuyền thúng' đến lực đẩy tăng trưởng: Bước ngoặt của kinh tế tư nhân

Leader talk -  2 giờ

Kinh tế tư nhân Việt Nam đứng trước cơ hội bứt phá với loạt chính sách mới, nhưng vẫn phải vượt qua nhiều rào cản để khẳng định vai trò động lực tăng trưởng quan trọng nhất.

Dự án của VICEM vào danh sách theo dõi về lãng phí

Dự án của VICEM vào danh sách theo dõi về lãng phí

Tiêu điểm -  3 giờ

Dự án tháp thương mại của Tổng công ty Xi măng Việt Nam – VICEM bị đưa vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

VSIP Group sẽ đầu tư thêm 4 khu công nghiệp mới

VSIP Group sẽ đầu tư thêm 4 khu công nghiệp mới

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Bốn biên bản ghi nhớ cho các dự án tiềm năng của VSIP Group tại Hưng Yên, Hải Phòng, Hải Dương, Bình Dương và lễ động thổ VSIP Thái Bình đã được trao.

Kinh nghiệm tối ưu khấu trừ thuế GTGT cho doanh nghiệp

Kinh nghiệm tối ưu khấu trừ thuế GTGT cho doanh nghiệp

Sổ tay quản trị -  3 giờ

Tối ưu khấu trừ và hoàn thuế GTGT giúp doanh nghiệp giảm chi phí, cải thiện dòng tiền.