Quốc tế
Khoảng cách 800 tỷ USD trong sáng kiến Vành đai, Con đường
Dù được đánh giá là cơ hội thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng, sáng kiến Vành đai, Con đường của Trung Quốc đang khiến không ít quốc gia phải "oằn mình" gánh nợ, tác động trở lại quá trình đầu tư.
Thập niên 2020 có thể trở thành thời kỳ vàng đối với đầu tư cơ sở hạ tầng tại các thị trường mới nổi nếu các nền kinh tế dẫn đầu có thể tìm ra cách vượt qua những vấn đề về địa chính trị để cùng tài trợ cho các dự án đa phương.
Cùng với đó, vốn tư nhân trên toàn cầu có thể hòa hợp cùng sáng kiến Vành đai, Con đường (BRI - Belt & Road Initiative) theo cách liên tục và bền vững.
Đây là viễn cảnh lạc quan nhất trong 5 kịch bản được công ty tư vấn Silk Road Associates hợp tác cùng công ty luật toàn cầu Baker McKenzie công bố mới đây.
Theo đó, sự khác biệt giữa các kịch bản rất rõ ràng.
Trong khi mô hình hợp tác toàn cầu (Global Cooperation Model) ước tính đầu tư liên quan đến sáng kiến Vành đai, Con đường đạt 1,32 nghìn tỷ USD trong những năm 2020 thì mô hình đơn cực (Uni-Polar Model) lại cho rằng con số này chỉ ở mức khoảng 560 tỷ USD.
Mức chênh lệch trên xuất phát từ việc mô hình đơn cực tính đến tác động của suy thoái kinh tế đáng kể, gia tăng chủ nghĩa dân tộc và cạnh tranh mạnh mẽ của các quốc gia.

Mặc dù mức đầu tư 560 tỷ USD theo kịch bản thứ hai được đánh giá là một con số khổng lồ trong lịch sử, số tiền này vẫn "chưa thấm vào đâu" so với ước tính nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng toàn cầu đạt 18 nghìn tỷ USD vào năm 2040 của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF).
Hai mô hình khác cũng được đưa ra với sự pha trộn của các yếu tố ảnh hưởng trên.
Mô hình bền vững toàn cầu (Global Sustainability Mode) đặt trọng tâm vào áp lực hành động chống biến đổi khí hậu cùng các mối quan tâm khác về môi trường mà tại đó, BRI là một phần trung tâm của giải pháp.
Trong khi đó, mô hình tái định cư chuỗi cung ứng (Supply Chain Relocation Model) cho rằng chiến tranh thương mại kéo dài sẽ nhanh chóng đẩy sự phát triển cơ sở hạ tầng sang các khu vực có chi phí thấp, từ đó tác động tới những nỗ lực trong BRI của Trung Quốc và đồng thời, làm chậm sản xuất trong nội địa.
Kịch bản thứ năm là mô hình cơ sở (Baseline Model) tổng hợp. Theo ước tính, 910 tỷ USD sẽ được đầu tư liên quan đến sáng kiến Vành đai, Con đường trong những năm 2020, trong đó khu vực châu Phi hạ Sahara sẽ chiếm tỷ trọng lớn nhất với 25%, tiếp đến là Đông Nam Á (18%), Châu Mỹ Latinh (15%), Nam Á (13%).
Dự báo này được đưa ra giữa thời điểm sáng kiến Vành đai, Con đường tiếp tục phát triển đáng kể khi nhiều khoản đầu tư bắt đầu chuyển sang các ngân hàng phát triển đa phương và thông qua quan hệ đối tác với các quốc gia như Nhật Bản.
Tuy vậy, bối cảnh chính trị còn nhiều thách thức, chiến tranh thương mại diễn ra khiến bầu không khí trở nên thận trọng hơn và các dự án mất nhiều thời gian hơn cho việc ký kết và thực hiện.
Trong động thái mới nhất, chính quyền Pakistan dường như đang tiến hành chậm dần tiến độ các dự án thuộc BRI tại quốc gia này do áp lực từ cuộc khủng hoảng tài chính kéo dài cùng nỗ lực cân bằng mối quan hệ với Trung Quốc và Mỹ.
Giai đoạn 1 của nhiều dự án vẫn chưa được hoàn thành dù thời hạn đã kết thúc vào năm ngoái và sự chậm trễ cũng diễn ra trong các dự án thuộc giai đoạn 2.
Việc đầu tư lớn của Bắc Kinh vào Pakistan đã khiến quốc gia Nam Á này tăng thâm hụt tài khoản vãng lai và nợ nước ngoài, trong đó 1/4 tổng nợ phải trả thuộc về Trung Quốc.
Với hơn 130 nền kinh tế đã đăng ký tham gia, khoản đầu tư hiện tại của Trung Quốc liên quan đến sáng kiến Vành đai, Con đường được đưa ra rất khác biệt, từ vài trăm tỷ USD tới 8.000 tỷ USD.
Ngân hàng thế giới (World Bank) từng cho rằng mức tổng chi hiện tại của Trung Quốc trong BRI khoảng 575 tỷ USD và nhiều khả năng, các khoản đầu tư trong tương lai sẽ khó khăn hơn vì chính phủ của ông Tập Cận Bình.
Sự phản đối chính trị với một số dự án tại các quốc gia như Sri Lanka hay Malaysia đã khiến một số dự án bị sửa đổi, thu hẹp hoặc hủy bỏ và điều này khiến các khoản đầu tư thậm chí còn khó theo dõi hơn.
Malaysia cách đây không lâu đã tịch thu khoảng 243 triệu USD từ nhà thầu Trung Quốc và dừng hàng loạt dự án đến từ Bắc Kinh. Nguyên nhân là bởi nhà thầu được được chi trả để thực hiện 80% dự án nhưng lại chỉ hoàn thành 13% công việc.
Sự trở lại của thế giới hai cực từ sáng kiến Một vành đai, Một con đường
Nhật Bản hỗ trợ tài chính cho sáng kiến 'Một vành đai, Một con đường' của Trung Quốc
Chính phủ Nhật Bản dự định hợp tác với Trung Quốc trong sáng kiến 'Một vành đai, Một con đường' bằng cách hỗ trợ tài chính cho các dự án hợp tác công tư (PPP). Động thái của Tokyo nhằm cải thiện quan hệ song phương với nước láng giềng.
'Hai vành đai, một con đường' và câu chuyện Trung Quốc đầu tư bất động sản Việt
Theo GS. Đặng Hùng Võ, Trung Quốc vốn là một nước đã tính toán rất kỹ trong mọi chính sách và trong một xu hướng là đều gắn với chủ trương Trung Quốc lãnh đạo thế giới. Do đó, để lãnh đạo thế giới, họ phải tính được những tầm nhìn rất xa, phải chế ngự được những kết nối kinh tế quan trọng trong khu vực.
Vận hạn của Boeing kéo dài sau vụ rơi máy bay tại Iran
2020 bắt đầu không mấy suôn sẻ với nhà sản xuất máy bay Boeing khi thêm một vụ tai nạn máy bay nữa diễn ra.
Năm ‘vỡ mộng’ của những ‘kỳ lân’ khởi nghiệp
Được định giá từ 1 tỷ USD trở nên, các doanh nghiệp khởi nghiệp kỳ lân mang theo nhiều tham vọng thay đổi cách thức thế giới vận hành nhưng thị trường lại chẳng hề đơn giản.
Giá dầu tiếp tục tăng, chờ diễn biến mới từ căng thẳng Mỹ - Iran
Giá dầu thô tiếp tục tăng sau vụ không kích của Mỹ tiêu diệt tướng Iran. Đà tăng có thể kéo dài hay không phụ thuộc vào diễn biến của căng thẳng trong tương lai.
Giá dầu, giá vàng tăng mạnh sau vụ Mỹ tiêu diệt tướng Iran
Căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Iran khiến giá dầu, giá vàng và các đồng tiền 'rung lắc'.
Giá vàng liệu có tiếp tục tăng trong năm 2020?
Giá vàng 2019 đã có mức tăng trưởng năm cao nhất trong khoảng một thập kỷ qua và xu hướng tăng được dự báo sẽ tiếp tục trong năm tới.
Hoàng Huy gọi vốn 2.000 tỷ cho loạt dự án bất động sản Hải Phòng
Công ty CP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy lên kế hoạch phát hành thêm hơn 200 triệu cổ phiếu trong năm 2025 để huy động vốn phát triển hai dự án bất động sản lớn tại Hải Phòng.
Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Vì sao Đất Xanh Group cấp thiết tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng?
Nhà sáng lập Đất Xanh Group, Lương Trí Thìn khẳng định tập đoàn sẽ tăng vốn điều lệ lên trên 10.000 tỷ đồng để trở thành công ty cấp trung và cỡ lớn.
BIM Land khởi động tổ hợp căn hộ phong cách khách sạn SkyM
BIM Land – thành viên BIM Group, khởi động tổ hợp căn hộ cao cấp phong cách khách sạn SkyM tại khu đô thị vịnh biển Halong Marina (Quảng Ninh). Dự án được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho mô hình nghỉ dưỡng – lưu trú – đầu tư ngay tại trung tâm du lịch năng động bậc nhất miền Bắc.
Mùa đại hội chỉ tiến không lùi
Mùa đại hội năm nay chứng kiến các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam thể hiện tinh thần "chỉ tiến không lùi", như lời khẳng định về nội lực quốc gia trước những bất ổn toàn cầu.
V-Green cùng 4 đối tác đầu tư 300 triệu USD làm 63.000 cổng sạc VinFast tại Indonesia
V-Green và các đối tác gồm Chargecore, Chargepoint, Amarta Group và CVS, cam kết đầu tư 300 triệu USD để phát triển hạ tầng trạm sạc tại Indonesia.
Hóa dầu Long Sơn tiếp tục thổi bay nghìn tỷ lợi nhuận của SCG
Được kỳ vọng là dự án chiến lược tại Việt Nam nhưng đến hiện tại, Tổ hợp hóa dầu Long Sơn đang gây áp lực tài chính lớn cho Tập đoàn SCG.