Khốc liệt cuộc chiến giành giật phi công

Quỳnh Chi Thứ tư, 15/05/2019 - 15:54

Một số ý kiến cho rằng, phi công cần có cách ứng xử giống với ngôi sao bóng đá. Nếu muốn có được ngôi sao, một quá trình thoả thuận và đền bù cần được xem là điều bắt buộc.

Lãnh đạo Vietnam Airlines cho biết bị kéo mất 30% đội bay

Để mua được cầu thủ bóng đá, một đội bóng sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức trong việc tìm hiểu cầu thủ mục tiêu, nắm rõ giá trị của họ, đàm phán với câu lạc bộ chủ quản cũng như thực hiện các thủ tục pháp lý…

Điểm chung giữa một cầu thủ bóng đá và một phi công là đều phải qua rất nhiều năm để đào tạo với chi phí không nhỏ. Chẳng hạn như để có được 160 phi công Boeing 787 bay đội bay 11 chiếc như ngày hôm nay, Tổng giám đốc Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) Dương Trí Thành cho biết, hãng đã phải bắt đầu công cuộc tuyển chọn, chuẩn bị lực lượng, chuyển loại và chuyển giao công nghệ từ năm 2008. 

Để đào tạo một phi công lái chính Airbus A320, A321, hãng này cần ít nhất 3 - 4 năm đào tạo cơ bản, với phi công lái Airbus A350, Boeing 787, công tác này kéo dài tới 7 - 8 năm.

Thế nhưng khác với môn thể thao vua, ngành hàng không đang đối mặt với một thực trạng cạnh tranh gay gắt trong việc thu hút nhân lực. Hàng không đang ngày càng phát triển, nhu cầu tăng cao kéo theo tình trạng thiếu hụt nhân lực phi công và kỹ sư ngày càng nghiêm trọng.

PGS.TS Nguyễn Văn Nam, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh nhìn nhận, nhiều hãng hàng không có vốn, muốn nhanh chóng phát triển nên mua nhiều máy bay hiện đại nhưng không có quá trình chuẩn bị đào tạo con người, đào tạo phi công nên đã nâng lương để hút phi công của các hãng khác.

Phi công cần được chuyển nhượng theo cách mua bán cầu thủ bóng đá
PGS.TS Nguyễn Văn Nam

“Phi công không phải là lao động phổ thông bình thường có thể bắt tay làm việc ngay từ đầu mà phải mất nhiều công sức và chi phí đào tạo. Cũng giống như cầu thủ bóng đá có hợp đồng lao động, nếu muốn lấy cầu thủ ngôi sao của họ sẽ phải đền bù”, ông Nam nhìn nhận.

Có cùng quan điểm, ông Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội đề xuất, cần hành xử với phi công như cách thế giới đang mua bán cầu thủ bóng đá. Chẳng hạn muốn có được phi công của Vietnam Airlines thì phải thoả thuận với Vietnam Airlines chứ không phải thoả thuận với phi công.

“Sau 10-15 năm thực hiện hợp đồng, phi công có thể được chuyển nhượng tự do. Phải vận hành theo cơ chế đó thì mới gọi là kinh tế thị trường, tình trạng đang diễn ra hiện nay là một cuộc cạnh tranh không lành mạnh”, ông Kiên khẳng định.

Còn TS. Hà Huy Tuấn, Phó chủ tịch Uỷ ban giám sát tài chính quốc gia cho rằng, Việt Nam đang trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường nên việc trả lương cao để thu hút người tài là điều tất yếu. Tuy nhiên, sự chuyển giao đó cần nằm trong một khuôn khổ pháp lý và chính sách để đảm bảo quyền lợi hài hoà của các bên và sự ổn định của doanh nghiệp Nhà nước-đang đóng vai trò chi phối trong nền kinh tế thị trường.

Trong cuộc gặp giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và công nhân, lao động kỹ thuật cao diễn ra cách đây không lâu, Tổng giám đốc Vietnam Airlines cho biết hãng đã bị lôi kéo mất tới 30% đội bay.

Cách đây 25 năm, lực lượng phi công, kỹ sư máy bay của hãng này chủ yếu đào tạo hoàn toàn tại nước ngoài với chi phí khoảng 200.000 USD/người, phần lớn dựa vào vốn ODA và nguồn lực từ không quân chuyển sang, có chuyển loại.

Tuy nhiên từ đầu năm 2000 đến nay, trên cơ sở phải tự chủ bằng giải pháp xã hội hóa đã hoàn toàn chủ động trong công tác đào tạo, quản lý, sử dụng nguồn lực phi công, kỹ thuật máy bay với việc xây dựng cơ sở đào tạo trong nước.

Đến thời điểm này, Vietnam Airlines đã đào tạo gần 800 trong tổng số 1.200 phi công là người Việt Nam, chỉ còn thiếu khoảng 400 phải tuyển phi công nước ngoài.

Thế nhưng từ khi thị trường hàng không có sự cạnh tranh mạnh hơn với sự tham gia của nhiều hãng hàng không, hãng này đang phải đối diện với nguy cơ chảy máu chất xám do các doanh nghiệp mới sẵn sàng đưa ra mức thu nhập cao để thu hút, "kéo" phi công.

"Trong giai đoạn đầu phát triển, Vietnam Airlines tạm coi đây là trách nhiệm của hãng hàng không quốc gia, đào tạo nhân lực chung thế nhưng bị kéo tới 30% của một đội bay thì trở thành bất hợp lý. Đầu tư cơ sở để đào tạo phi công, kỹ sư bài bản mất rất nhiều thời gian và tiền của, chúng tôi không thể yên tâm đầu tư lâu dài khi phải đối diện với những sự bất ổn, đảo lộn về thị trường như vậy", ông Thành nêu ý kiến.

Ở Vietnam Airlines hiện nay, chế độ bảo hiểm sức khỏe cho phi công áp dụng 100 triệu đồng/người/năm, bảo hiểm hưu trí tự nguyện là 300 triệu đồng/người/năm và mức lương của phi công Việt Nam đang được đẩy dần lên bằng khoảng 75% phi công nước ngoài, cao nhất là 300 triệu/tháng. Trung bình, phi công Việt nhận 150 triệu đồng/người/tháng, một mức lương theo ông Thành là đáng mơ ước so với mặt bằng chung.

Để giữ chân phi công, lãnh đạo Vietnam Airlines khẳng định con đường duy nhất là nâng cao thu nhập, đảm bảo điều kiện làm việc tốt nhất. Thế nhưng bản chất công ty này vẫn phải hoạt động theo các quy định của doanh nghiệp nhà nước dù đã là cổ phần hóa nhưng nên không thể linh hoạt tăng lương cho người lao động để cạnh tranh với các hãng khác, kể cả khi có năng lực tài chính.

Do đó, hãng này đã đề xuất xây dựng một Nghị định có quy chế riêng để doanh nghiệp chủ động hoàn toàn về chính sách, đảm bảo thu hút các nguồn lực xã hội cho đào tạo cũng như giữ chân nguồn lực chất lượng cao.

“Chính phủ cần phải có quy định cụ thể trong bộ luật Lao động cũng như các bộ luật chuyên ngành căn cứ vào từng ngành nghề cụ thể để có những quy định hợp lý, đảm bảo cạnh tranh bình đẳng trong nền kinh tế thị trường nhưng vẫn đảm bảo sự ổn định, cân bằng lâu dài đối với các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực chất lượng cao. 

Đơn cử như quy định về thời hạn báo trước khi chấm dứt hợp đồng lao động, nghĩa vụ đầu tư cho đào tạo của người sử dụng lao động, nghĩa vụ bồi hoàn chi phí đào tạo trước khi chuyển sang làm việc cho doanh nghiệp khác”, ông Thành đề xuất.

Bên cạnh đó, lãnh đạo Vietnam Airlines cũng cho rằng cần ban hành các quy định về kế hoạch sản xuất kinh doanh, mở rộng đội tàu bay của các hãng hàng không phù hợp, đồng bộ với quy hoạch, tốc độ phát triển hạ tầng, kỹ thuật của đất nước. 

Vietnam Airlines nói gì trước lùm xùm tuyển dụng, đào tạo phi công?

Vietnam Airlines nói gì trước lùm xùm tuyển dụng, đào tạo phi công?

Tiêu điểm -  6 năm
Vietnam Airlines khẳng định, các ứng viên phi công người Việt Nam mà tổng công ty này tuyển dụng được đào tạo bài bản, đúng quy định với bằng cấp được quốc tế công nhận.
Vietnam Airlines nói gì trước lùm xùm tuyển dụng, đào tạo phi công?

Vietnam Airlines nói gì trước lùm xùm tuyển dụng, đào tạo phi công?

Tiêu điểm -  6 năm
Vietnam Airlines khẳng định, các ứng viên phi công người Việt Nam mà tổng công ty này tuyển dụng được đào tạo bài bản, đúng quy định với bằng cấp được quốc tế công nhận.
Vietjet đặt mục tiêu lãi 3.800 tỷ đồng từ vận tải hàng không năm 2019

Vietjet đặt mục tiêu lãi 3.800 tỷ đồng từ vận tải hàng không năm 2019

Doanh nghiệp -  5 năm

Hãng hàng không kỳ vọng duy trì vị thế dẫn đầu về lượng khách vận chuyển nội địa trong ba năm tới.

AirAsia lần thứ tư thất bại với tham vọng mở liên doanh hàng không tại Việt Nam

AirAsia lần thứ tư thất bại với tham vọng mở liên doanh hàng không tại Việt Nam

Tiêu điểm -  5 năm

Hàng không giá rẻ của Malaysia AirAsia tiếp tục thất bại trong việc hình thành hãng bay tại Việt Nam.

Làn sóng doanh nghiệp bất động sản đầu tư hàng không

Làn sóng doanh nghiệp bất động sản đầu tư hàng không

Doanh nghiệp -  6 năm

Sun Group, FLC Group, Sovico Holdings đều có kế hoạch đầu tư vào các sân bay tại những địa phương mà các tập đoàn này phát triển các dự án bất động sản du lịch.

Cạnh tranh gia tăng sẽ làm giảm lợi nhuận các hãng hàng không

Cạnh tranh gia tăng sẽ làm giảm lợi nhuận các hãng hàng không

Doanh nghiệp -  6 năm

Các hãng hàng không nhận định, doanh thu hoạt động vận tải hàng không năm 2019 sẽ khó tăng trưởng cao và lợi nhuận sẽ đến nhờ giá dầu giảm và phí dịch vụ từ khách quốc tế.

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  23 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Nguồn tiền cho phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Nguồn tiền cho phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Tiêu điểm -  1 ngày

Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Trump Organization muốn đẩy nhanh tiến độ dự án 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên

Trump Organization muốn đẩy nhanh tiến độ dự án 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên

Tiêu điểm -  1 ngày

Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Tiến tới Chính phủ không giấy tờ, quản trị thông minh

Tiến tới Chính phủ không giấy tờ, quản trị thông minh

Tiêu điểm -  1 ngày

Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

Doanh nghiệp -  25 phút

Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Hồ sơ quản trị -  2 giờ

Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  14 giờ

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  19 giờ

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  23 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Tài chính -  23 giờ

Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.