AirAsia lần thứ tư thất bại với tham vọng mở liên doanh hàng không tại Việt Nam

Hoàng Hải Thứ năm, 18/04/2019 - 18:26

Hàng không giá rẻ của Malaysia AirAsia tiếp tục thất bại trong việc hình thành hãng bay tại Việt Nam.

AirAsia mới đây tuyên bố chấm dứt thỏa thuận liên doanh về thành lập hãng hàng không với công ty Gumin và Hải Âu từng được ký kết vào tháng 3/2017 và 12/2018.

"AirAsia cùng với Công ty Gumin và Công ty cổ phần Hàng không Hải Âu đã đồng ý chấm dứt thỏa thuận và dừng mọi nghĩa vụ theo thỏa thuận giao dịch liên quan đến liên doanh tại Việt Nam", thông báo ghi rõ.

Tuy nhiên, AirAsia vẫn nhấn mạnh sự quan tâm đến việc điều hành một hãng hàng không giá rẻ tại Việt Nam do vị trí địa lý thuận lợi, thị trường hàng không đang mở rộng và tiềm năng tăng trưởng chung của đất nước này.

AirAsia lần thứ tư thâm nhập thị trường hàng không Việt thất bại
Ông Tony Fernandes, nhà sáng lập, CEO của AirAsia

Trên trang Twitter cá nhân, người đứng đầu AirAsia, ông Tony Fernandes khẳng định: “Việt Nam vẫn rất lớn trong kế hoạch. Tôi lạc quan rằng AirAsia sẽ xuất hiện tại Việt Nam trước cuối năm nay”.

Trước đó, chia sẻ với phóng viên TheLEADER bên lề Diễn đàn Cấp cao Du lịch 2018, vị tỷ phú Tony Fernandes kỳ vọng AirAsia Việt Nam có thể cất cánh vào tháng 7 hoặc tháng 8 năm nay. 

“Chúng tôi sẽ mở nhiều đường bay mới. Chúng tôi có dữ liệu và hoạt động marketing mạnh. Tôi cho rằng đây là lợi thế”.

Vị Tổng giám đốc của AirAsia tiết lộ chiến lược của AirAsia khi vào Việt Nam sẽ là đầu tư nhiều tiền, phụ thuộc vào tốc độ phát của của hãng này cũng như đối tác.

Chỉ 4 năm sau khi bắt đầu hoạt động kinh doanh, AirAsia đã nhắm tới thị trường Việt Nam từ sự kiện Chính phủ muốn tái cơ cấu Pacific Airlines năm 2005. Hãng hàng không của vị tỷ phú người Malaysia đã tham gia cuộc đua trở thành cổ đông chiến lược của Pacific Airlines nhưng phần thắng lại thuộc về Qantas của Australia.

Hai năm sau khi nỗ lực đầu tiên thất bại, AirAsia tiếp tục chiến lược kinh doanh với đơn vị nội địa thông qua đối tác là Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin).

Theo thỏa thuận chung giữa hai bên, AirAsia sẽ lo về phần bay và góp 30% vốn còn Vinashin chịu trách nhiệm về thủ tục, giấy phép với các cơ quan điều hành để thành lập hãng hàng không.

Tuy nhiên, AirAsia lại thất bại với giấc mơ bay tại Việt Nam khi tại thời điểm đó, Chính phủ không chủ trương cấp phép thành lập hãng hàng không mới, nhất là hãng bay có vốn đầu tư nước ngoài.

Cánh cửa tiếp tục được hé mở cho hãng hàng không của Malaysia khi Vietjet Air năm 2010 gặp nhiều khó khăn. AirAsia mong muốn mua lại 30% cổ phần và trở thành đối tác chiến lược của Vietjet.

Tuy nhiên, thỏa thuận này đã vấp phải sự phản đối từ Vietnam Airlines. Cục Hàng không sau đó đã khuyến nghị Vietjet Air phải có thương hiệu, biểu tượng riêng, không được nhầm lẫn với bất kỳ hãng hàng không nào khác, nhất là hãng hàng không nước ngoài.

Những nỗ lực của AirAsia tiếp tục nhen nhóm hy vọng khi đầu tháng 4/2017, AirAsia góp 30% vốn cổ phần trị giá khoảng 44 triệu USD trong liên doanh với Gumin và Hải Âu.

Đầu tháng 12 năm ngoái, ông Tony Fernandes cùng với ông Trần Trọng Kiên, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Hàng không Hải Âu đã ký biên bản ghi nhớ để cùng xây dựng hãng hàng không mới tại Việt Nam.

Tuy nhiên, giấc mơ bay tại Việt Nam của vị tỷ phú Malaysia này vẫn chưa thể thành hiện thực.

AirAsia là hãng hàng không giá thấp hàng đầu và lớn nhất ở châu Á, với mạng lưới rộng khắp hơn 120 điểm đến. Bắt đầu hoạt động từ năm 2001, hãng đã chuyên chở hơn 330 triệu hành khách và đội bay lên đến hơn 200 chiếc.

AirAsia có trụ sở hoạt động tại Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Philippines, Ấn Độ và Nhật Bản với dịch vụ bay bao phủ toàn khu vực.

Làn sóng doanh nghiệp bất động sản đầu tư hàng không

Làn sóng doanh nghiệp bất động sản đầu tư hàng không

Doanh nghiệp -  5 năm
Sun Group, FLC Group, Sovico Holdings đều có kế hoạch đầu tư vào các sân bay tại những địa phương mà các tập đoàn này phát triển các dự án bất động sản du lịch.
Làn sóng doanh nghiệp bất động sản đầu tư hàng không

Làn sóng doanh nghiệp bất động sản đầu tư hàng không

Doanh nghiệp -  5 năm
Sun Group, FLC Group, Sovico Holdings đều có kế hoạch đầu tư vào các sân bay tại những địa phương mà các tập đoàn này phát triển các dự án bất động sản du lịch.
Hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacific ngập chìm trong thua lỗ

Hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacific ngập chìm trong thua lỗ

Doanh nghiệp -  6 năm

Jetstar Pacific, hãng hàng không giá rẻ đầu tiên của Việt Nam, liên tục báo lỗ những năm qua, hiện số lỗ lũy kế của hãng hàng không này đã lên tới trên 4.286 tỷ đồng, vượt qua cả vốn điều lệ của công ty.

Du lịch cần hàng không để cất cánh

Du lịch cần hàng không để cất cánh

Tiêu điểm -  6 năm

Khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng mạnh các năm gần đây khiến nhu cầu đi vận tải hành khách bằng đường hàng không tăng mạnh.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  5 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  5 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  8 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  9 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  10 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  10 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

Phát triển bền vững -  11 giờ

"Nhu cầu nhập khẩu thịt của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trong năm 2025 khi thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt trên thế giới được dự báo sẽ phục hồi sau 2 năm sụt giảm liên tiếp".