Sửa đổi một số chính sách phát triển thủy sản
Nghị định 17/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 7/7/2014 của Chính phủ liên quan đến một số chính sách phát triển thủy sản sẽ có hiệu lực từ ngày 25/3/2018.
Việc gỡ được thẻ vàng của EU sẽ giúp thủy sản Việt Nam rộng đường sang thị trường này cũng như có thêm uy tín tại nhiều thị trường khác nhưng quá trình này không dễ dàng.
Ngày 30/6/2019, Hiệp định thương mại tự do và Hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA và IPA) chính thức được ký kết tại Hà Nội sau hành trình 9 năm đàm phán.
Sự kiện này mở ra nhiều cơ hội cho các ngành nghề xuất khẩu, thúc đẩy các tiêu chuẩn trong hàng loạt lĩnh vực và ngành thủy sản là một ví dụ.
Tuy nhiên, sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vẫn gặp khó khi bước vào châu Âu trong bối cảnh phải nhận “thẻ vàng”, đồng nghĩa với việc sẽ bị kiểm soát 100% thay vì kiểm tra xác xuất.
Trả lời phỏng vấn TheLEADER mới đây, ông Nicolas Audier, đồng Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu (EuroCham) cho biết, tháng 10/2017, Liên minh châu Âu (EU) đưa ra "thẻ vàng" đối với thủy sản của Việt Nam, gia tăng khả năng bị cấm xuất khẩu mặt hàng này nếu như không có các hành động giải quyết việc đánh bắt cá bất hợp pháp, không quản lý và không khai báo (IUU).
Thẻ vàng này đồng nghĩa với việc Việt Nam cần giải quyết nhiều vấn đề như thay đổi khung pháp lý để phù hợp với các quy tắc quốc tế về bảo tồn và quản lý nghề cá cũng như đảm bảo hiệu quả của các biện pháp thực thi và trừng phạt.
Chính phủ và ngành đánh bắt cá địa phương đã có những bước đi tích cực nhằm giải quyết các vấn đề trên. Các chiến dịch giáo dục về IUU đã nâng cao nhận thức của ngư dân, có sự ghi chép và giám sát kỹ hơn về nơi đánh bắt cá.
Cùng với đó, luật mới đã được thông qua, đưa ra các biện pháp trừng phạt nghiêm ngặt đối với đánh bắt cá IUU.
“Tất nhiên, vẫn còn nhiều việc phải làm, quá trình này không đơn giản và dễ dàng", ông Nicolas Audier nhận định.
Ông cho biết Chính phủ đang đi đúng hướng và EuroCham cam kết hỗ trợ những nỗ lực này nhằm giải quyết việc đánh bắt cá bất hợp pháp.
Tại phiên chất vấn Quốc hội sáng nay (6/11), Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho hay, 2 năm kể từ khi bị rút thẻ vàng, Việt Nam đã có những nỗ lực và đạt được kết quả nhất định.
Cụ thể, Luật Thủy sản đã được thông qua, trong đó 9 nhóm kiến nghị của EU đã được đưa vào và đây được xem là một trong những bước khắc phục rõ ràng nhất.
Ban chỉ đạo quốc gia về thẻ vàng do Phó Thủ tướng làm trưởng ban đã được thành lập cũng như việc ban hành 2 nghị định, 8 thông tư để khắc phục cũng phù hợp với những khuyến nghị được EU đưa ra.
Sau 2 năm, EU công nhận khuôn khổ pháp lý của Việt Nam đã tiệm cận và không có vi phạm ở các quốc đảo trên Thái Bình Dương, tuy nhiên vẫn còn một số vi phạm ở vùng biển phía Nam.
Việc thực hiện các bước từ tổ chức quản lý, khai báo, ghi nhận của doanh nghiệp, ngư dân chưa tốt và việc tổ chức lực lượng kiểm tra, giám sát trên các tuyến biển chưa hiệu quả.
Đầu tháng 11 này, EU đã cử đoàn chính thức đến Việt Nam để kiểm tra lần 2.
Ông Cường khẳng định việc được EU rút lại thẻ vàng cũng rất khó. "96.606 cái tàu, hơn 2.000 cái tàu lớn, phạm vi hoạt động rộng như thế không thể răm rắp cả một lúc. Chúng ta cố gắng quyết liệt từ Thủ tướng Chính phủ cho tới các cấp các ngành ngư dân, doanh nghiệp nhưng không thể nào một sớm một chiều được".
Người đứng đầu Bộ Nông nghiệp cho hay, những nỗ lực của bộ và ngành ngoài việc để EU gỡ bỏ thẻ vàng, thì mục tiêu lớn hơn, quan trọng hơn là phát triển nghề cá bền vững.
"Bản thân xuất khẩu thuỷ, hải sản sang EU không có ý nghĩa nhiều về mặt kinh tế, chỉ mấy trăm triệu USD nhưng đây là danh dự của Việt Nam. Nếu gỡ được thẻ thì thuỷ sản Việt Nam có thể đi các nước một cách hiên ngang", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.
Khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (illegal, unreported and unregulated fishing - IUU) là quy định về chống đánh bắt hải sản IUU được Ủy ban châu Âu (EC) ban hành.
Mục tiêu của IUU là nhằm thiết lập một thống trên toàn châu Âu (EU) để ngăn chặn và loại bỏ việc nhập khẩu các sản phẩm thủy sản bị khai thác IUU vào thị trường này.
Kể từ khi có hiệu lực, 25 quốc gia đã bị EU rút, bao gốm hạng thẻ vàng và đỏ. Với thẻ vàng, tất cả hải, thuỷ sản xuất sang EU sẽ bị kiểm soát 100% thay vì kiểm soát có xác suất như trước đó.
Trong trường hợp những vi phạm, sai phạm không khắc phụ được thì sẽ bị thẻ đỏ, tức 28 nước EU sẽ không nhập khẩu thuỷ sản từ nước vi phạm nữa.
Nghị định 17/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 7/7/2014 của Chính phủ liên quan đến một số chính sách phát triển thủy sản sẽ có hiệu lực từ ngày 25/3/2018.
Hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng với “thẻ vàng” mà EU vừa cảnh báo.
Chính phủ đã báo cáo Bộ Chính trị về chủ trương tái khởi động lại điện hạt nhân nhằm đảm bảo đủ điện phục vụ phát triển kinh tế nhanh, bền vững.
Mục tiêu giải ngân đầu tư công năm nay vẫn trên 95% kế hoạch, Thủ tướng Chính phủ đưa ra sáu giải pháp tháo gỡ điểm nghẽn, đẩy mạnh giải ngân vào cuối năm.
Cam kết này được được ra ngay sau khi VinFast giành 'ngôi vương' về thị phần xe ô tô tại Việt Nam.
WinMart triển khai loạt hoạt động mừng sinh nhật 10 tuổi khởi động bằng chương trình khuyến mại “10 năm gắn kết - Trọn vẹn tin yêu” trên toàn hệ thống.
Không chỉ đồng hành cùng chính quyền tỉnh Hà Nam trong công cuộc phát triển kinh tế, Tân Hiệp Phát còn thường xuyên phối hợp cùng địa phương triển khai các hoạt động chăm sóc cộng đồng, đặc biệt các chương trình khuyến học khuyến tài.
Nhiều chuyên gia cho rằng, đã đến lúc bỏ quản lý thị trường vàng theo Nghị định 24, cho phép doanh nghiệp có năng lực được nhập khẩu vàng nguyên liệu.
Ông Nguyễn Đức Trung vừa được bầu làm Bí thư tỉnh ủy Nghệ An thay ông Thái Thanh Quý chuyển sang giữ chức Phó ban Kinh tế trung ương.