Hải Phòng sắp di dời cảng Hoàng Diệu
Cảng Hoàng Diệu sẽ được TP. Hải Phòng di dời toàn bộ bến vào năm 2025 để nhường chỗ cho 2 cầu bắc qua sông Cấm, tạo không gian phát triển đô thị.
Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng hứa hẹn tạo động lực mới, cơ sở mạnh mẽ cho quá trình phát triển của Thành phố Hoa phượng đỏ thời gian tới.
Sự kiện công bố quyết định của Thủ tướng về thành lập Khu Kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng vào những ngày giáp Tết Ất Tỵ chính thức đánh dấu chương mới cho quá trình phát triển của địa phương này.
Theo đó, Khu kinh tế (KKT) ven biển phía Nam Hải Phòng chất chứa tầm nhìn chiến lược, ý chí và khát vọng vươn lên của Thành phố hoa phượng đỏ - thông qua mục tiêu tập trung các nguồn lực, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế để tạo ra những giá trị mới, góp phần xây dựng Hải Phòng ngày càng giàu mạnh, văn minh.
Với quy mô khoảng 20 nghìn héc-ta, KKT ven biển phía Nam Hải Phòng được định hướng đa ngành, mang tầm quốc tế, với các trụ cột phát triển là công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ logistics hiện đại, đô thị thông minh, du lịch sinh thái, và khu thương mại tự do thí điểm.
Mục tiêu đến năm 2030, KKT ven biển phía Nam Hải Phòng sẽ trở thành động lực chủ đạo cho kinh tế Hải Phòng, tương đương với 80% năng lực của KKT Đình Vũ - Cát Hải. Đây cũng sẽ là KKT thứ 2 giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong kết nối với các KKT lân cận, tạo thành chuỗi KKT ven biển, làm động lực phát triển của cả vùng.
Được kỳ vọng đóng góp ngân sách 550.000 tỷ đồng và tạo 301.000 việc làm lao động, KKT ven biển phía Nam Hải Phòng góp phần tạo cơ sở để Hải Phòng khẳng định vị thế là trung tâm kinh tế biển, trung tâm dịch vụ logistics quốc tế, một cực tăng trưởng quan trọng của vùng và cả nước.
Theo Phó thủ tướng Trần Hồng Hà, KTT ven biển phía Nam Hải Phòng thể hiện ý chí và khát vọng, tầm nhìn mang dấu ấn thời kỳ mới, giai đoạn phát triển lên tầm cao mới của Hải Phòng.
Để xây dựng thành công KKT, Phó thủ tướng đề nghị Hải Phòng phát huy lợi thế cả về kinh tế, chính trị, văn hoá, cùng với đó phát triển hạ tầng có tính đa mục tiêu, bổ trợ cho nhau giữa hạ tầng giao thông với hạ tầng năng lượng, cấp nước, thoát nước, viễn thông.
Đồng thời, Phó thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp, nhà đầu tư tập trung nguồn lực, đầu tư đúng hướng, có tiêu chí cụ thể, để đạt hiệu quả cao nhất.
Tại sự kiện, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Tùng kiến nghị Chính phủ quan tâm đầu tư các dự án hạ tầng sau cảng, nạo vét luồng cảng nước sâu, triển khai cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, có giải pháp tháo gỡ vướng mắc dự án đường bộ ven biển; sớm cho ý kiến về điều chỉnh chung KKT Đình Vũ - Cát Hải.
Theo quyết định thành lập, KKT ven biển phía Nam Hải Phòng có quy mô 20 nghìn héc-ta, trong đó hơn 2.900 ha là đất lấn biển, trải rộng qua các huyện Kiến Thụy, An Lão, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo và quận Đồ Sơn.
Một trong những mục tiêu phát triển chủ yếu của KKT ven biển phía Nam Hải Phòng là khai thác tối đa lợi thế về vị trí cửa ngõ quốc tế, nền tảng phát triển công nghiệp, dịch vụ cảng biển trong kết nối kinh tế, thương mại, dịch vụ với các địa bàn lân cận và quốc tế; kết hợp chặt chẽ giữa thu hút đầu tư, phát triển kinh tế với đảm bảo quốc phòng, an ninh, bảo tồn và phát huy giá trị của hệ sinh thái biển.
Đồng thời, xây dựng và phát triển KKT ven biển phía Nam Hải Phòng trở thành khu kinh tế ven biển tổng hợp, đa ngành, đa chức năng, theo mô hình tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững; tập trung vào công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ cảng biển và logistics hiện đại; là động lực tăng trưởng kinh tế chủ đạo của TP. Hải Phòng với cơ sở hạ tầng đồng bộ, môi trường đầu tư minh bạch, thông thoáng.
Trong đó, có khu thương mại tự do với những cơ chế, chính sách đột phá, vượt trội đang được áp dụng tại các khu thương mại tự do thành công trên thế giới. KKT sẽ trở thành trung tâm kinh tế biển có vai trò tiên phong, có chức năng tương hỗ, kết nối với các khu kinh tế ven biển khác, tạo động lực phát triển cho vùng đồng bằng sông Hồng.
Theo lộ trình, đến năm 2025, tổ chức lập quy hoạch chung KTT, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức lập và phê duyệt quy hoạch phân khu chức năng trong KKT; đầu tư một số công trình hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật.
Giai đoạn 2026 – 2030 sẽ triển khai đầu tư xây dựng các khu chức năng trong KKT; các dự án cảng Nam Đồ Sơn, các dự án phát triển đô thị, các dự án hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài hàng rào khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các dự án giao thông đường bộ, nhà ở xã hội và các công trình hạ tầng xã hội khác.
Việc thành lập KKT ven biển Nam Hải Phòng, cùng sự kiện hàng loạt nhà đầu tư, dự án FDI giá trị lớn được công bố trao chứng nhận, cho thấy tín hiệu Hải Phòng đang sẵn sàng bước vào giai đoạn tăng trưởng mới.
Đặc biệt, chỉ vài ngày sau khi khu kinh tế được công bố quyết định thành lập, Hải Phòng đã hấp dẫn PSA International (Singapore), một trong những thương hiệu hàng đầu toàn cầu về hàng hải tìm tới đặt vấn đề đầu tư cảng biển.
Theo ông Tan Say Eng, Phó chủ tịch phụ trách đầu tư và phát triển kinh doanh khu vực Đông Nam Á của Tập đoàn PSA International, trong chiến lược phát triển mở rộng hoạt động tại miền Bắc Việt Nam, PSA nhận thấy Hải Phòng là một trong những địa phương có tiềm năng rất lớn trong hợp tác lĩnh vực cảng biển.
Là đơn vị vận hành cảng hàng đầu toàn cầu, điều hành trung tâm chuyển tải và cụm cảng container lớn nhất thế giới, đại diện PSA cho biết sẽ chia sẻ với TP. Hải Phòng để phát triển các hệ sinh thái cảng đẳng cấp thế giới cũng như cung cấp các giải pháp chuỗi cung ứng sáng tạo nhằm thúc đẩy sự chuyển mình hướng tới thương mại bền vững.
Tập đoàn PSA có cơ sở và các bến cảng trên 26 quốc gia, 2 trung tâm khai thác lớn nhất tại tại Singapore và Antwerp (Vương quốc Bỉ). Đồng thời, PSA International cũng tham gia vào các dịch vụ phân phối Logistics và hàng hải.
Tại Việt Nam, Tập đoàn PSA đã triển khai quan hệ hợp tác với Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC), thông qua Công ty TNHH Cảng quốc tế SP – PSA. Đây là liên doanh có vốn điều lệ 2,175 nghìn tỷ đồng của các cổ đông: VIMC, Công ty CP Cảng Sài Gòn (CSG) và Singapore PSA Việt Nam (Công ty con 100% vốn của Tập đoàn PSA).
Công ty TNHH Cảng quốc tế SP - PSA vận hành cảng SP – PSA (cảng nước sâu hiện đại đầu tiên ở khu vực Cái Mép - Thị Vải) từ tháng 05/2009, đón các lượt ghé cảng của các hãng tàu hàng đầu thế giới như APL, K’ Line, Maersk, CMA - CGM, Hapag Loyld.
Cảng được thiết kế ban đầu chuyên khai thác hàng hóa tổng hợp bao gồm hàng container chiếm 85% và hàng rời chiếm 15% theo mô hình khai thác cảng tiên tiến của PSA Singapore.
Cảng Hoàng Diệu sẽ được TP. Hải Phòng di dời toàn bộ bến vào năm 2025 để nhường chỗ cho 2 cầu bắc qua sông Cấm, tạo không gian phát triển đô thị.
Tuyến đường nối đường Đỗ Mười với đường ra đảo Vũ Yên có chiều dài khoảng 2,4km, chiều rộng nền đường 36m, với tổng mức đầu tư gần 900 tỷ đồng.
Tỉnh Quảng Ninh xác định trong giai đoạn 2020-2025 sẽ xây dựng khu kinh tế ven biển Quảng Yên là hạt nhân, động lực tăng trưởng mới tuyến phía Tây và của tỉnh, trở thành đô thị - công nghiệp - dịch vụ - cảng biển thông minh và hiện đại.
Việt Nam tiêu tốn chục tỷ USD mỗi năm để nhập khẩu hạt nhựa nguyên sinh nhưng lại đang bỏ phí nguồn phế liệu nhựa có giá trị.
Mục tiêu tăng trưởng kinh tế hai con số không chỉ thể hiện tham vọng mà còn là đòi hỏi cần thiết nếu Việt Nam muốn đứng trong hàng ngũ các nước phát triển vào năm 2045. Nhưng liệu nền kinh tế có sẵn sàng cho thách thức lịch sử?
Lãnh đạo Pharma Group, ông Burak Pekmezci tin rằng, những chuyển đổi mạnh mẽ trong ngành dược phẩm sẽ giúp Việt Nam hoàn thành mục tiêu trong Nghị quyết 57.
Để thúc đẩy chuyển đổi số trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, các đơn vị cung cấp giải pháp như MISA đã không ngừng giải các bài toán khó để đưa những công nghệ tiên tiến giúp các tổ chức, doanh nghiệp số hóa toàn diện, góp phần nâng cao hiệu quả vận hành và năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam.
“Quê lúa” đang quyết tâm vươn mình bằng chiến lược lấn biển táo bạo để mở rộng không gian phát triển mới, đặt mục tiêu biến công nghiệp trở thành trụ cột tăng trưởng, tạo đột phá trong hành trình chuyển mình từ một tỉnh thuần nông thành trung tâm công nghiệp hiện đại.
Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng hứa hẹn tạo động lực mới, cơ sở mạnh mẽ cho quá trình phát triển của Thành phố Hoa phượng đỏ thời gian tới.
Việt Nam tiêu tốn chục tỷ USD mỗi năm để nhập khẩu hạt nhựa nguyên sinh nhưng lại đang bỏ phí nguồn phế liệu nhựa có giá trị.
Đóng vai trò là huyết mạch của nền kinh tế, ngành ngân hàng cũng là khu vực có những hoạt động chuyển đổi số mạnh mẽ nhất, rõ ràng nhất, có tác động lan tỏa, thúc đẩy các lĩnh vực khác chuyển đổi theo.
Trong bối cảnh tiếp thị hiện đại, mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng không còn chỉ là giao dịch đơn thuần mà là một quá trình kết nối sâu sắc, bền vững.
Mục tiêu tăng trưởng kinh tế hai con số không chỉ thể hiện tham vọng mà còn là đòi hỏi cần thiết nếu Việt Nam muốn đứng trong hàng ngũ các nước phát triển vào năm 2045. Nhưng liệu nền kinh tế có sẵn sàng cho thách thức lịch sử?
Kinh doanh không phải lúc nào cũng suôn sẻ, điều quan trọng nhất là không bao giờ từ bỏ hy vọng. Ông chủ chuỗi nhà hàng mang tên Vị đã chứng minh cho câu nói: Khó khăn không phải để đánh bại ta, mà để ta học cách vươn lên mạnh mẽ hơn.
Chấp nhận nỗi đau và sự cô đơn của người làm lãnh đạo khi đưa ra những quyết định quan trọng, nữ CEO đầu tiên của Tập đoàn Thiên Long đang dẫn dắt doanh nghiệp chuyển mình mạnh mẽ, tiến từng bước vững chắc trên hành trình phát triển bền vững.