Phát triển bền vững
Kiểm kê khí thải: Doanh nghiệp nên bắt đầu từ đâu?
Kiểm kê khí thải là tiền đề giúp doanh nghiệp lên kế hoạch và đưa ra giải pháp giảm nhẹ cường độ phát thải một cách hiệu quả và tối ưu.

Kiểm kê khí thải: Chuyện không của riêng ai
Theo kế hoạch, sẽ có gần 2.200 doanh nghiệp phải thực hiện kiểm kê khí thải nhà kính bắt buộc, bao gồm các doanh nghiệp có cường độ phát thải cao thuộc lĩnh vực năng lượng, giao thông vận tải, xây dựng, các quá trình sản xuất công nghiệp, nông - lâm nghiệp và sử dụng đất và lĩnh vực quản lý chất thải.
Tuy nhiên, theo TS. Lê Hải Hưng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ (IRAT), câu chuyện kiểm kê không chỉ là của riêng gần 2.200 doanh nghiệp này, mà mở rộng ra đại đa số doanh nghiệp, xuất phát từ việc đáp ứng yêu cầu của thị trường quốc tế.
Điển hình như cơ chế điều chỉnh carbon xuyên biên giới (CBAM) của Liên minh châu Âu (EU), dự kiến sẽ được áp dụng từ năm 2026. Với cơ chế này, doanh nghiệp nếu không chứng minh được cường độ phát thải trên từng sản phẩm sẽ phải chịu thuế carbon tương đương mức dành cho những sản phẩm có cường độ phát thải cao của EU.
Không chỉ EU mà nhiều thị trường tiên tiến khác cũng đang tiến đến áp dụng những cơ chế và tiêu chuẩn kỹ thuật tương tự CBAM. Như vậy, kiểm kê khí thải sẽ trở thành luật chơi chung cho doanh nghiệp muốn tham gia xuất khẩu, không chỉ hạn định ở những doanh nghiệp xuất khẩu sang EU.
Ngoài ra, kiểm kê khí nhà kính cũng là tiền đề cho việc triển khai các giải pháp cắt giảm khí thải, qua đó xanh hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng bền vững đang phát triển cả ở thị trường trong nước.
Ở chiều ngược lại, doanh nghiệp kiểm kê khí thải nhà kính từ sớm có thể nhận được nhiều cơ hội, có thể kể đến như tăng tính chủ động khi tham gia vào thị trường carbon.
Mặt khác, minh bạch về khí thải và lên kế hoạch cắt giảm phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn vay bền vững.
Doanh nghiệp bắt đầu như thế nào?
Khẳng định kiểm kê khí thải nhà kính là cần thiết, tuy nhiên, ông Hưng cũng phải thừa nhận rằng đây là vấn đề rất mới với doanh nghiệp Việt Nam.
Do đó, doanh nghiệp thường tỏ ra e dè vì không biết bắt đầu từ đâu, sử dụng công cụ nào. Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, khó khăn còn đến từ chi phí, nguồn lực hạn chế, trong khi các công cụ kiểm kê khí thải vẫn chưa thực sự phổ biến tại Việt Nam.
Đưa lời khuyên cho doanh nghiệp, ông Hưng khuyến nghị, khi chưa có đầy đủ các công cụ kiểm kê khí thải chính quy, doanh nghiệp có thể bắt đầu bằng việc tự kiểm kê các nguồn khí thải chính như tiêu thụ điện, nhiên liệu đốt.
Sau đó, căn cứ vào hệ số phát thải của các loại hình, có thể tự ước lượng mức phát thải đang như thế nào và có kế hoạch giảm phát thải phù hợp. Các giải pháp khả dĩ có thể triển khai ngay có thể kể đến như dùng năng lượng tái tạo hay áp dụng các nguyên tắc của mô hình kinh tế tuần hoàn.
Để trang bị kiến thức, kỹ năng kiểm kê khí thải, doanh nghiệp cũng cần cử nhân sự tham gia các lớp tập huấn và tiếp cận tài liệu hướng dẫn từ các bộ, ngành, tổ chức liên quan. Theo ông Hưng, đây là việc doanh nghiệp cần làm ngay trong năm 2025 để củng cố năng lực nội bộ liên quan đến giảm phát thải.
Viện trưởng IRAT gợi ý thêm, để tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp nên tự kiểm kê khí thải dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia và cơ quan chức năng. Ngoài ra, thị trường cũng đang xuất hiện một số đơn vị cung ứng dịch vụ kiểm kê khí thải, mức giá từ 50 – 70 triệu đồng cho một cơ sở phát thải khoảng vài ngàn tấn carbon mỗi năm, không quá đắt so với quy mô của doanh nghiệp.
Các đơn vị tư vấn này cũng sẽ đưa ra một số đề xuất để doanh nghiệp cắt giảm phát thải carbon. Hiện nay, một số giải pháp giảm nhẹ phát thải phổ biến, điển hình như lắp đặt điện mặt trời, có giá không còn quá đắt so với trước đây, hoàn toàn khả thi để đầu tư mà không quá phải lo về khả năng hồi vốn.
Xi măng Tân Thắng tiết kiệm hàng chục tỷ đồng mỗi năm nhờ điện khí thải
Hai thành viên của Tập đoàn TH đạt trung hòa carbon chuẩn quốc tế
Dẫn đầu xu thế giảm phát thải hướng tới phát triển bền vững, Netzero vào năm 2050 theo định hướng của Chính phủ, kể từ năm 2018, tập đoàn TH đã tiên phong triển khai bước đầu tiên là kiểm kê khí nhà kính, tiếp theo là các hành động mạnh mẽ chuyển đổi xanh.
Doanh nghiệp 'lúng túng' chuyển đổi xanh
Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiếp cận vốn, tìm kiếm nhân sự và các giải pháp kỹ thuật khi chuyển đổi xanh.
Gần 2.200 doanh nghiệp phải kiểm kê khí thải
Kiểm kê khí thải sẽ trở thành yêu cầu bắt buộc đối với gần 2,2 nghìn doanh nghiệp tại Việt Nam, theo Quyết định số 13/2024/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Hành trình kiến tạo dòng sữa tươi sạch tại Nga từ đạo lý 'ăn quả nhớ kẻ trồng cây' của một doanh nghiệp tử tế
Không chỉ là những con số đầu tư hay công suất sản xuất, thành quả lớn nhất mà TH mang đến chính là niềm tin và sinh kế cho hàng trăm người dân địa phương – những người đã cùng TH kiến tạo nên một phần mới mẻ, hiện đại hơn trong bức tranh chung của nền nông nghiệp Nga.
Phó tổng GSM Phan Thị Hồng Dung: Nhân sự xanh là chìa khóa ESG
Bà Phan Thị Hồng Dung - Phó tổng GSM khẳng định, ESG hay bảo vệ môi trường không phải là những con số xa vời mà bắt nguồn từ chính con người trong mỗi tổ chức.
Có gì trong báo cáo phát triển bền vững của Mavin?
Báo cáo phát triển bền vững 2024 thể hiện nỗ lực toàn diện của Mavin trong chiến lược hiện đại hóa, bền vững hóa chuỗi giá trị nông nghiệp.
Nhiệt điện 'hết thời', Phả Lại rót 'tỷ đô' làm điện khí
Trong bối cảnh Phả Lại 1 có nguy cơ ngừng hoạt động trước năm 2030 nếu tiếp tục sử dụng than để phát điện, Nhiệt điện Phả Lại đã thông qua kế hoạch đầu tư nhà máy LNG trị giá 35.000 tỷ đồng
'Địa cầu quê tôi': Dự án gây bất ngờ của Chủ tịch Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình
"Địa cầu quê tôi" đã vang lên trong bối cảnh thế giới đang chứng kiến những xung đột không ngừng, với thông điệp mạnh mẽ: “Địa cầu là quê hương của tất cả chúng ta”.
Vinaconex muốn thoái toàn bộ 51% vốn tại Vinaconex ITC
Lợi nhuận của Vinaconex được dự báo sẽ tăng mạnh nếu thoái vốn thành công khỏi Vinaconex ITC - chủ đầu tư siêu dự án Cát Bà Amatina.
Nguy cơ bong bóng cận kề khi giá bất động sản liên tục leo thang
Giá bất động sản tăng phi mã, vượt xa khả năng chi trả của phần lớn người dân, khiến người nghèo gần như vô vọng trong việc tiếp cận nhà ở.
Bất động sản TP.HCM dậy sóng với Blanca City: 1.769 booking được ghi nhận
Sun Property (thành viên Tập đoàn Sun Group) ngày 29/6 đón gần 2.000 khách hàng tham gia sự kiện giới thiệu dự án thành phố trắng bên đại dương Blanca City tại TP.HCM. Lượng khách bùng nổ và không khí giao dịch sôi động tiếp tục khẳng định sức hút từ đô thị biển của Sun Group trong bối cảnh bất động sản Vũng Tàu bứt phá mạnh mẽ.
Nhà sáng lập Ecopark ra mắt đảo châu Âu - Biểu tượng Wellness Island đầu tiên tại Nghệ An
Kết hợp với hệ tiện ích wellness chăm sóc sức khỏe cao cấp, Đảo châu Âu trở thành biểu tượng wellness Island đầu tiên tại miền Trung nói chung, Nghệ An nói riêng.
Cơ hội trúng iPhone 16 Pro max & vàng 999.9 khi chuyển tiền quốc tế tại SHB
Với mong muốn giúp khách hàng cá nhân trải nghiệm dịch vụ chuyển tiền quốc tế nhanh chóng, an toàn, đồng thời đón tài lộc vàng, từ ngày 01/07 đến 30/09/2025, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) triển khai chương trình ưu đãi “chuyển tiền toàn cầu – quà tặng đẳng cấp” với cơ hội trúng thưởng loạt quà tặng giá trị, hấp dẫn.
Dẫn dắt sự thay đổi khi lãnh đạo không còn đường lùi
Cuốn sách "Dẫn dắt sự thay đổi" của John P. Kotter giúp nhà lãnh đạo hiểu rõ cách dẫn dắt tổ chức qua thay đổi – bắt đầu từ chính mình.
Giá vàng hôm nay 1/7: SJC tăng gần 1 triệu đồng
Giá vàng hôm nay 1/7 tăng mạnh 500 - 800 nghìn đồng/lượng đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC. Trong khi thị trường quốc tế hồi kỹ thuật.