Lưu ý gì khi tham gia thị trường tín chỉ carbon
Doanh nghiệp có thể tận dụng xu thế cắt giảm khí thải nhà kính để kiếm lợi nhuận trên thị trường buôn bán tín chỉ carbon, tuy nhiên các dự án tạo tín chỉ phải thỏa mãn một số điều kiện cụ thể.
Thuế carbon sẽ giúp giữ lại nguồn tiền phải đóng theo cơ chế CBAM để phục vụ cho các hành động mang tính dài hạn để giảm nhẹ phát thải và chống biến đổi khí hậu của Việt Nam.
Phân bón và hóa chất là 2 sản phẩm của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) sẽ chịu sự điều chỉnh của cơ chế điều chỉnh carbon xuyên biên giới (CBAM) của thị trường EU. Do đó, theo ông Nguyễn Quang Huy, Trưởng phòng Bảo vệ môi trường PVN, doanh nghiệp này đang rất quan tâm đến cơ chế CBAM.
Theo đó, các sản phẩm thuộc danh mục điều chỉnh của CBAM khi xuất khẩu sang EU sẽ phải chịu đóng mức phí carbon tương đương với mức thuế phí carbon của sản phẩm được sản xuất tại thị trường này. Phần thuế, phí carbon đã được đóng ở trong nước (nếu có) sẽ được khấu trừ.
Từ góc độ của doanh nghiệp, ông Huy nhìn nhận, các loại thuế, phí về môi trường ở Việt Nam tương đối đầy đủ và hoàn thiện khi doanh nghiệp Việt Nam phải đóng tiền cho cả khí thải, nước thải và chất thải rắn.
Tuy nhiên, so với EU, mức thuế, phí môi trường ở Việt Nam vẫn còn rất nhỏ. Cụ thể, thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam khoảng 10USD cho mỗi tấn khí thải carbon. Còn ở EU, giá carbon có thể lên đến khoảng 100USD mỗi tấn.
Với mức chênh lệch lớn như vậy, rõ ràng là dù chứng minh được đã đóng thuế bảo vệ môi trường như một loại phí carbon, doanh nghiệp vẫn phải bù một số tiền lớn để đáp ứng yêu cầu của CBAM.
Điều này đặt ra khó khăn lớn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, bà Mai Kim Liên, Phó cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu, cho biết, việc cắt giảm khí thải carbon là “luật chơi” mới của thương mại và đầu tư toàn cầu nên các chính sách tương tự như CBAM sẽ không thể nào tránh khỏi.
Bên cạnh việc áp dụng các công nghệ mới, đổi mới quy trình nhằm giảm phát thải, bà Liên cho rằng, cần phải sử dụng cả những công cụ định giá carbon, bao gồm đánh thuế carbon và trao đổi tín chỉ carbon. Đây cũng là giải pháp đang được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng.
Hiện tại, Việt Nam đã xác định sẽ sử dụng hệ thống thương mại trao đổi tín chỉ carbon nội địa làm công cụ định giá carbon để thực hiện mục tiêu giảm phát thải. Bên cạnh đó, thuế carbon cũng đang được Thủ tướng Chính phủ giao cho các bộ, ngành liên quan nghiên cứu và đề xuất.
Đồng quan điểm với bà Liên, tại Hội thảo tham vấn Đề xuất thuế carbon nhằm giảm nhẹ tác động CBAM của EU đối với Việt Nam, ông Đỗ Mạnh Toàn, Điều phối quốc gia Quỹ đối tác chuyển dịch năng lượng Đông Nam Á tại Việt Nam, nhìn nhận, xây dựng và áp dụng cơ chế định giá và thuế carbon là việc làm cần thiết để đáp ứng các mục tiêu kinh tế và khí hậu.
Thuế carbon sẽ giúp giữ lại nguồn tiền phải đóng theo cơ chế CBAM để phục vụ cho các hành động mang tính dài hạn để giảm nhẹ phát thải và chống biến đổi khí hậu của Việt Nam.
Gợi ý về cách thức triển khai thuế carbon, ông Axel Michaelowa, chuyên gia đến từ Perspectives Climate Group, cho biết, mức thuế cần được thiết kể sao cho không quá thấp để tạo ra động lực giảm phát thải nhưng cũng không được quá cao để tránh gây tác động tiêu cực đến sự ổn định của nền kinh tế.
Việc sử dụng nguồn tiền thu được từ thuế carbon cần phải đảm bảo tính minh bạch, từ đó thúc đẩy sự ủng hộ của cộng đồng. Thuế carbon cũng có thể được miễn giảm hoặc áp dụng từ từ đối với một số nhóm ngành có yếu tố vùng sâu vùng xa, có liên quan đến đối tượng dễ bị tổn thương hoặc các ngành công nghiệp quan trọng của đất nước.
Luật sư Nguyễn Anh Minh, Văn phòng Luật NH Quang & Cộng sự, nhìn nhận, nếu tích hợp thuế carbon vào phí bảo vệ môi trường đối với khí thải sẽ có nhiều điểm tương đồng hơn đối với cơ chế CBAM của EU, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu chịu điều chỉnh của CBAM.
Dự kiến, cuối năm nay, Bộ Tài chính sẽ trình Chính phủ xem xét dự thảo nghị định về phí bảo vệ môi trường đối với khí thải. Theo ông Minh, đây là cơ hội quan trọng để tích hợp thuế carbon vào loại phí này trước khi CBAM đi vào hiệu lực vào năm 2026.
Vị luật sư này đề xuất, một số hàng hóa có thể được đưa vào diện chịu thuế carbon ở Việt Nam như xăng dầu, dầu nhờn, than đá, túi nylon, dung dịch HCFC (chất làm lạnh có khả năng gây suy giảm tầng ozon)…
Doanh nghiệp có thể tận dụng xu thế cắt giảm khí thải nhà kính để kiếm lợi nhuận trên thị trường buôn bán tín chỉ carbon, tuy nhiên các dự án tạo tín chỉ phải thỏa mãn một số điều kiện cụ thể.
Nhóm doanh nghiệp xuất khẩu một số loại hàng hóa vào EU có thể sẽ phải đóng thêm phí carbon theo cơ chế điều chỉnh carbon xuyên biên giới.
Doanh nghiệp có thể cân nhắc lựa chọn đối tác có giải pháp bền vững hơn để xanh hóa chuỗi cung ứng. Ở chiều ngược lại, doanh nghiệp cũng hoàn toàn có thể bị loại khỏi chuỗi cung ứng của đối tác nếu không có các nỗ lực giảm nhẹ cường độ phát thải.
“Giờ đây, doanh nghiệp FDI vào Việt Nam, điều đầu tiên họ quan tâm là lấy năng lượng sạch ở đâu và trao đổi tín chỉ carbon ở đâu”.
Nhựa tái chế Duytan và Unilever Việt Nam triển khai dự án thúc đẩy thu gom, tái chế phế liệu nhựa, hướng tới mô hình kinh tế tuần hoàn.
ESG và Net Zero, từ một lựa chọn chiến lược đang trở thành yếu tố sống còn để thương mại, công nghiệp Việt Nam tiến xa, bền vững trên sân chơi toàn cầu.
Nhiệt điện sẽ là bên mua tín chỉ carbon chủ yếu, trong khi lĩnh vực xi măng, sắt thép có tiềm năng bán tín chỉ carbon nếu áp dụng giải pháp giảm nhẹ phát thải.
"Chiến binh xanh" là những người đồng nát, ve chai sẵn sàng chung tay cùng VietCycle xây dựng ngành công nghiệp tái chế đạt chuẩn, vì môi trường xanh sạch đẹp.
Với việc hai đơn vị sản xuất chủ lực vừa được cấp chứng nhận trung hòa carbon, Tập đoàn TH một lần nữa tái khẳng định phát triển bền vững là cam kết mà tập đoàn kiên tâm theo đuổi trong suốt hành trình, coi đó là con đường tất yếu để doanh nghiệp tồn tại, phát triển và cống hiến cho xã hội.
Việc bổ nhiệm dàn lãnh đạo mới là một phần trong lộ trình triển khai phương án chuyển giao bắt buộc GPBank cho VPBank đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.
Nhóm ngân hàng và chứng khoán gần như độc chiếm thị trường phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong ba tháng đầu năm.
Dù dự báo tăng trưởng GDP thấp hơn, Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế dẫn đầu về tốc độ tăng tại Đông Nam Á.
Giá vàng trong nước bất ngờ tăng vào lúc gần trưa nay ở tất cả các nhà bán thêm từ 50.000 – 100.000 đồng/chỉ.
Chủ tịch Hồ Hùng Anh cho biết Techcombank tự tin sẽ lặp lại những kỳ tích như giai đoạn IPO cổ phiếu vào năm 2017.
Thay đổi lãnh đạo ở PAN Group không đơn thuần là sự chuyển giao quyền lực mà còn là chuyển hướng kinh doanh, làm mới bộ máy điều hành và nâng cấp năng lực quản trị toàn diện.
Các đại đô thị từ hàng trăm đến hàng nghìn ha đang bùng nổ khắp cả nước, mang đến nguồn cung bất động sản khổng lồ khuấy đảo thị trường.