Kiểm toán sở hữu trí tuệ - cơ hội để tối đa hóa lợi ích doanh nghiệp
Hường Hoàng
Thứ năm, 23/06/2022 - 07:38
Kiểm toán sở hữu trí tuệ mang đến cho doanh nghiệp cái nhìn rõ ràng về tài sản trí tuệ mà doanh nghiệp sở hữu. Từ đó, doanh nghiệp có thể xác định được những cơ hội mới và tiềm năng cho các sản phẩm mới.
Tại sao phải kiểm toán sở hữu trí tuệ?
Trong khi một số doanh nghiệp có các hệ thống và quy trình phức tạp để nhận biết, bảo hộ và quàn lý tài sản trí tuệ được tạo ra, thì thật ngạc nhiên là một các doanh nghiệp lại không có những hệ thống như vậy.
Trong khi đó, một số doanh nghiệp có hệ thống quản lý quyền sở hữu trí tuệ có khả năng đăng ký (ví dụ, sáng chế có khả năng bảo hộ, nhãn hiệu có khả năng đăng ký) thì lại gặp khó khăn khi các nhân viên giỏi của họ rời khỏi công ty và mang theo những bí quyết bất thành văn.
Thực tế, đối với những doanh nghiệp “có nhận thức về sở hữu trí tuệ” thì những hệ thống này cần phải được xem xét lại định kỳ, và nhân viên phải được đào tạo hoặc huấn luyện về cách thức sử dụng triệt để tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp của họ.
Doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề khi kiểm toán sở hữu trí tuệ.
Thứ nhất, cần chú ý về chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ. Doanh nghiệp cần xem xét xem đã bảo hộ tất cả các quyền sở hữu trí tuệ một cách hợp lý chưa? Liệu có sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hoặc quyền tác giả hoặc quyền liên quan nào có thể được bảo hộ tốt hơn không? Có kiểu dáng hoặc sáng chế được nhân viên của doanh nghiệp tạo ra hoặc doanh nghiệp có được từ hợp đồng tư vấn độc lập thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp hay không? Nếu không, doanh nghiệp có quyền sử dụng chúng không?
Thứ hai, thẩm tra với trách nhiệm cao nhất. Doanh nghiệp có sở hữu hoặc được li-xăng sử dụng tất cả các công nghệ cần thiết cho sản phẩm của mình không? Doanh nghiệp có đang xâm phạm hoặc có khả năng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác không?
Thứ ba, li-xăng. Doanh nghiệp có đang sử dụng triệt để các tài sản trí tuệ không? Doanh nghiệp có li-xăng quyền sở hữu trí tuệ bất kỳ cho công ty khác không? Doanh nghiệp có được nhận khoản thù lao thỏa đáng hay không?
Thứ tư, thực thi. Doanh nghiệp có biết được liệu quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp có bị người khác xâm phạm không? Doanh nghiệp có nên tiến hành các biện pháp cần thiết để ngăn chặn hành vi xâm phạm không?
Các loại hình kiểm toán sở hữu trí tuệ khác nhau
Kiểm toán sở hữu trí tuệ sẽ tìm hiểu cặn kẽ những nhu cầu chính xác của doanh nghiệp, nhưng nhìn chung được dùng để phát hiện những tài sản trí tuệ sẵn có, bảo đảm việc bảo hộ đúng đắn các tài sản này (ví dụ, thu thập bí quyết kỹ thuật, nếu có) và chỉnh đốn hoặc rà soát hệ thống quản lý tài sản trí tuệ từ lúc tạo ra cho đến khi kết thúc thời hạn bảo hộ.
Để kiểm toán sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp thường sử dụng nhiều phương pháp khác nhau.
Chẳng hạn, doanh nghiệp khởi nghiệp thường muốn nhận được sự bảo hộ sở hữu trí tuệ phù hợp cho các công nghệ và/hoặc các tài sản trí tuệ chủ yếu của mình. Việc thiết lập những hệ thống để nhận biết tài sản trí tuệ trong giai đoạn doanh nghiệp mới thành lập có thể giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận từ những tài sản trí tuệ này.
Trong khi đó, những doanh nghiệp sẽ sáp nhập, mua lại hoặc đầu tư vào doanh nghiệp khác thường sẽ tập trung vào định giá tài sản của doanh nghiệp đó, trong đó bao gồm cả việc đánh giá giá trị các quyền sở hữu trí tuệ. Đây cũng là vấn đề quan trọng đối với những doanh nghiệp đang cân nhắc việc bán đi các tài sản trí tuệ quan trọng.
Cuối cùng, các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu sẽ phải chú trọng đến hoạt động kiểm toán để đảm bảo bảo hộ có hiệu quả những tài sản trí tuệ ở tất cả các thị trường mà họ quan tâm, bao gồm việc nhận biết được các cơ hội để tạo dựng mối quan hệ chiến lược về sở hữu trí tuệ, liên kết tiếp thị, những thỏa thuận liên kết sản xuất, li-xăng, nhượng quyền thương mại và trong một số trường hợp là bán tài sản trí tuệ.
Kế hoạch kinh doanh là cơ chế nhằm đảm bảo rằng các nguồn lực hoặc tài sản của một doanh nghiệp được sử dụng một cách có hiệu quả thông qua các hoạt động để phát triển và duy trì lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Và sở hữu trí tuệ là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất tích cực đến hoạt động lên kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp cả ở thị trường trong nước và xuất khẩu.
Liên doanh được coi là một biện pháp hữu hiệu và cần thiết để thâm nhập vào thị trường mới. Ở những thị trường hạn chế về đầu tư từ bên ngoài thì liên doanh có thể là cách duy nhất để tiếp cận thị trường. Khi tham gia liên doanh, vị trí của các thành viên tham gia thường được thể hiện rất rõ ràng thông qua tỷ lệ góp vốn.
Doanh nghiệp thường dựa vào người lao động và chuyên gia tư vấn độc lập để phát triển tài sản trí tuệ của mình. Và sau đó, doanh nghiệp thường mặc nhiên rằng họ có quyền sở hữu các quyền đối với những tài sản đó theo nguyên tắc "tôi trả tiền, nên tôi là người sở hữu". Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng.
Đạm Phú Mỹ vừa đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ bằng việc công bố bộ nhận diện thương hiệu mới mang tên PHUMY, thể hiện khát vọng phát triển bền vững.
Kinh tế xanh vẫn chiếm tỷ trọng rất thấp trong nền kinh tế, có thể khiến doanh nghiệp Việt Nam suy giảm năng lực cạnh tranh, đánh mất đối tác, thị trường.