Tranh cãi về bên nắm quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động thuê lao động
Hường Hoàng
Thứ hai, 06/06/2022 - 08:01
Doanh nghiệp thường dựa vào người lao động và chuyên gia tư vấn độc lập để phát triển tài sản trí tuệ của mình. Và sau đó, doanh nghiệp thường mặc nhiên rằng họ có quyền sở hữu các quyền đối với những tài sản đó theo nguyên tắc "tôi trả tiền, nên tôi là người sở hữu". Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng.
Tài sản trí tuệ có thể là một chương trình phần mềm, bài báo, kịch bản, kế hoạch và bản vẽ thiết kế, biểu tượng mới, sản phẩm hoặc quy trình mới, bao bì sản phẩm, kiểu dáng sản phẩm mới, kế hoạch kinh doanh, sáng chế và những thành quả của những nỗ lực sáng tạo khác.
Ai là người sở hữu quyền đối với những sản phẩm do người lao động tạo ra: cá nhân nhà sáng tạo hay người sử dụng lao động? Đây là một câu hỏi không rõ ràng và không dễ để trả lời. Ở từng quốc gia khác nhau và thậm chí ngay cả trong một quốc gia cụ thể, bên sở hữu quyền đối với sản phẩm sẽ phụ thuộc vào pháp luật, hoàn cảnh và mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động.
Ở nhiều nước, người sử dụng lao động là bên sở hữu sáng chế do người làm thuê tạo ra nếu sáng chế đó liên quan đến hoạt động kinh doanh của người sử dụng lao động (nếu trong hợp đồng lao động không có quy định gì khác). Ngược lại ở một số nước khác, về nguyên tắc, người làm thuê tạo ra sáng chế sẽ có những quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế nếu giữa người sử dụng lao động và người làm thuê không có thoả thuận khác.
Ở một số quốc gia (cụ thể là Hoa Kỳ), người làm thuê là tác giả sáng chế có thể có quyền khai thác sáng chế. Trong khi đó, người sử dụng lao động thường được trao quyền sử dụng sáng chế một cách không độc quyền với những mục đích nội bộ (hay còn được gọi là "shop rights").
Tuy nhiên, các sáng chế của giảng viên hay nghiên cứu viên trong trường đại học sẽ được áp dụng những quy định đặc biệt theo chính sách sở hữu trí tuệ của các tổ chức đó.
Ở một số quốc gia, người làm thuê là tác giả sáng chế có quyền yêu cầu trả thù lao hoặc bồi thường hợp lý và công bằng cho sáng chế của họ khi người sử dụng lao động sử dụng các quyền đối với sáng chế đó. Trong khi đó, nhiều quốc gia không có quy định về việc người lao động sẽ nhận được thù lao và bồi thường cho sáng chế của mình. Hoặc người lao động sẽ chỉ nhận được thù lao trong một số trường hợp ngoại lệ, và khoản này cũng sẽ rất hạn chế.
Ở hầu hết các nước, nếu người làm thuê tạo ra một tác phẩm văn học hoặc nghệ thuật trong phạm vi công việc của mình thì người sử dụng lao động mặc nhiên sở hữu quyền tác giả, trừ khi có quy định khác. Nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Theo pháp luật quyền tác giả của một số nước, nếu sự chuyển giao quyền không được thực hiện một cách mặc định và với những vụ việc phức tạp, các án lệ sẽ được áp dụng.
Có một vài trường hợp mà theo đó người sử dụng lao động sẽ sở hữu toàn bộ hoặc một số quyền. Ví dụ, ở hầu hết các quốc gia, nếu người sử dụng lao động xuất bản báo hoặc tạp chí thì người làm thuê sẽ sở hữu quyền tác giả với một số mục đích nhất định, chẳng hạn như việc phát hành sách. Trong khi đó, người sử dụng lao động sẽ sở hữu quyền tác giả với những mục đích khác.
Tuy nhiên, ở hầu hết các quốc gia, nếu người làm thuê tạo ra sản phẩm phần mềm trong quá trình làm việc thì người sử dụng lao động sẽ sở hữu các quyền đối với sản phẩm sáng tạo, trừ khi trong hợp đồng lao động có quy định khác.
Cũng cần lưu ý rằng, các quyền tinh thần (nghĩa là quyền yêu cầu được công nhận là tác giả của tác phẩm và quyền phản đối với những thay đổi về tác phẩm mà có thể làm tổn hại đến uy tín của tác già), là quyền không thể chuyển nhượng. Và theo đó, quyền này sẽ vẫn thuộc về tác giả ngay cả khi quyền tài sản trong quyền tác giả đã được chuyển giao cho người sử dụng lao động. Tuy nhiên, những quyền nhân thân có thể bị từ chối ở một số nước (cụ thể là Hoa Kỳ và Canađa).
Nhìn chung, trong trường hợp người làm thuê được yêu cầu tạo ra kiểu dáng công nghiệp theo hợp đồng lao động thì kiểu dáng công nghiệp đó sẽ thuộc về người sử dụng lao động. Tuy nhiên, ở một số quốc gia, quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp do người làm thuê tạo ra trong thời hạn hợp đồng lao động sẽ thuộc về người làm thuê, trừ khi có thỏa thuận khác.
Trong một số trường hợp, người làm thuê sẽ yêu cầu người sử dụng lao động thanh toán một khoản thù lao hợp lý có tính đến giá trị kinh tế của kiểu dáng công nghiệp đó và một lợi ích bất kỳ nào đó mà người sử dụng lao động nhận được từ việc sử dụng kiểu dáng công nghiệp đó.
Ở các nước khác (ví dụ như Hoa Kỳ), nếu người tạo ra kiểu dáng công nghiệp không nhận được một khoản thù lao cho kiểu dáng công nghiệp đã sáng tạo, người tạo ra kiểu dáng công nghiệp sẽ là chủ sở hữu của kiểu dáng công nghiệp đó.
Các doanh nghiệp xuất khẩu thường chỉ nhận ra tầm quan trọng của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ khi đã quá muộn, nghĩa là khi họ đối mặt với việc các công ty làm hàng giả, hàng nhái sản phẩm của họ hoặc khi họ bị cáo buộc xâm phạm quyền của người khác.
Ở nước ta, sở hữu trí tuệ đang trở thành một chủ đề được rất nhiều thành phần trong xã hội quan tâm. Và trong quá trình hội nhập và phát triển, doanh nghiệp xuất khẩu cần quan tâm đến sở hữu trí tuệ khi Việt Nam ngày càng tham gia sâu và rộng vào các hiệp định kinh tế thế giới.
Không phải ai cũng biết rằng, một sản phẩm có thể có nhiều quyền sở hữu trí tuệ khác nhau. Vậy các doanh nghiệp cần làm gì để có thể tận dụng được quyền sở hữu trí tuệ một cách hiệu quả nhất?
Khi công nghệ thông tin càng phát triển, lĩnh vực sở hữu trí tuệ lại càng được các doanh nghiệp và công chúng quan tâm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết sở hữu trí tuệ là gì và tại sao phải bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Quản trị số sẽ không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà còn là "linh hồn" của nền kinh tế số Việt Nam, giúp đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh mới.
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.