Du lịch đơn điệu, miền Tây mất sức hút với khách quốc tế
Đồng bằng sông Cửu Long rộng lớn với 13 tỉnh thành, đa dạng về văn hóa, cảnh quan nhưng đối với nhiều du khách quốc tế, chỉ cần đi chợ nổi là “kết thúc hành trình khám phá miền Tây”.
Trung tâm nông sản vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ được đặt tại TP. Cần Thơ, với nhiệm vụ khai thác, phát huy tiềm năng nông nghiệp tại khu vực.
Theo dự thảo Đề án thành lập Trung tâm Liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long, Trung tâm sẽ có quy mô khoảng 3.300 héc ta, trong đó giai đoạn đầu tiến hành xây dựng trên diện tích 450 héc ta.
Tại Trung tâm, các hoạt động sẽ được thực hiện bao gồm sản xuất, chế biến nông sản, bên cạnh việc triển khai hệ thống kho bãi và khu phi thuế quan trong lĩnh vực nông nghiệp.
Dự thảo đề án nhấn mạnh, các hoạt động của trung tâm này sẽ không tách rời mà liên kết chặt chẽ với chuỗi giá trị nông sản toàn vùng để dẫn dắt và thúc đẩy hoạt động sản xuất, chế biến.
Trung tâm cũng sẽ chỉ tập trung vào các hoạt động sản xuất, chế biến ở trình độ cao, ví dụ như sản xuất phân bón vi sinh hữu cơ, phân bón nano, chế phẩm bảo vệ thực vật hữu cơ…; chế biến dược phẩm, mỹ phẩm, chế phẩm giá trị cao từ nông sản. Như vậy, chỉ có các doanh nghiệp có quy trình sản xuất tiên tiến, đáp ứng được yêu cầu thì mới được đầu tư vào Trung tâm.
Mặt khác, một hoạt động đặc trung của Trung tâm là cung ứng dịch vụ chuyên nghiệp xuất khẩu nông sản đồng bằng sông Cửu Long ra thị trường quốc tế, do đó Trung tâm cũng thu hút các nhà đầu tư sở hữu giải pháp công nghệ cao, nhà đầu tư nắm giữ chuỗi cung ứng nông sản toàn cầu.
Theo Nghị quyết 45/2022/QH15 của Quốc hội về việc thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Cần Thơ, các dự án đầu tư tại Trung tâm Liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ được áp dụng các hình thức ưu đãi đầu tư như miễn tiền thuê đất; miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.
Phát biểu tại hội nghị lấy ý kiến đóng góp đề án thành lập Trung tâm, ông Trần Việt Trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP. Cần Thơ, cho biết, đây là quyết định quan trọng và cần thiết để khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của Cần Thơ, với vai trò trung tâm của miền Tây về nhiều lĩnh vực, như trong quy hoạch vùng giai đoạn 2021 – 2030 đã nêu.
Nguồn vốn đầu tư xây dựng Trung tâm được lấy 100% từ vốn ngoài ngân sách nhà nước. Trung tâm hoạt động theo mô hình tương tự như khu công nghiệp.
Sau khi kết thúc giai đoạn 1 trên 450 héc ta, các giai đoạn tiếp theo sẽ được phân kỳ và triển khai dựa vào kết quả của giai đoạn 1 cũng như tình hình thực hiện Nghị quyết 45.
Đồng bằng sông Cửu Long rộng lớn với 13 tỉnh thành, đa dạng về văn hóa, cảnh quan nhưng đối với nhiều du khách quốc tế, chỉ cần đi chợ nổi là “kết thúc hành trình khám phá miền Tây”.
Thành công đưa Maersk Sealand về mở code và tăng container rỗng tại cảng Cái Cui, Tân cảng Sài Gòn kỳ vọng tiếp tục đưa thêm các hãng tàu biển lớn tham gia mở code, cung cấp container rỗng, đưa cảng Cái Cui trở thành “chợ container rỗng” của khu vực.
Nhận định này được đưa ra bởi ông Nguyễn Phương Lam, Giám đốc Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) thành phố Cần Thơ, khi nhu cầu vận chuyển, xuất khẩu hàng hóa tại vùng đồng bằng sông Cửu Long rất cao nhưng logistics chưa đáp ứng được.
Thiếu một cơ chế liên kết vùng chặt chẽ là nguyên nhân gây ra nhiều “nỗi đau” của vùng đất Chín Rồng, trong đó có sự yếu kém lâu nay của hệ thống logistics.
Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2045 đề ra một số phương hướng xây dựng khu vực phát triển động lực để tạo đà cho toàn vùng.
Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.
Nghị quyết 68 tạo cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng chính sách hỗ trợ tài chính, tháo gỡ khó khăn.
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
Vinpearl - thương hiệu nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam chính thức niêm yết gần 1,8 tỷ cổ phiếu trên sàn HOSE, mở ra chương mới sau hơn 20 năm phát triển. Không chỉ sở hữu hệ sinh thái nghỉ dưỡng đồ sộ, khác biệt, Vinpearl còn cho thấy khát vọng vươn tầm khu vực nhờ chiến lược đón đầu xu thế mới và nền móng vững vàng từ hệ sinh thái Vingroup.
Coca-Cola chính thức tái khởi động chiến dịch mang tính biểu tượng “Share a coke" với thông điệp “từ cái tên, mình kết nối" tại thị trường Việt Nam, nhằm mang đến những trải nghiệm sáng tạo cho người tiêu dùng trẻ, ngày 6/5/2025.
Tân CEO Grab Việt Nam được kỳ vọng mang đến làn gió mới, giúp Grab cạnh tranh hiệu quả hơn với Xanh SM và các đối thủ gọi xe khác.
Trân trọng giới thiệu bài viết: "ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ" của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Dược liệu gắn với công nghệ cao, tạo giá trị lan tỏa là hướng đi của nhiều doanh nghiệp đồng hành với Đề án phát triển Trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam.
Giá vàng hôm nay 12/5 giảm trở lại, còn 119 - 121 triệu đồng/lượng đối với vàng miếng SJC, thấp hơn 1 triệu đồng mỗi lượng so với cuối tuần qua.
Công nghiệp văn hóa đang trở thành bánh xe quan trọng trên “đường ray” phát triển của nhiều quốc gia. Để có các công trình văn hóa đẳng cấp bắt nhịp cùng thời đại như nhà hát Opera Hà Nội, không thể thiếu tâm huyết của những chủ đầu tư yêu nước.