Leader talk
UNDP: 6 ưu tiên hành động trong lộ trình Việt Nam tới 'net zero'
Theo đại diện UNDP, để đạt được mục tiêu đầy tham vọng là đưa mức phát thải ròng về 0 - net zero, Việt Nam cần một chiến lược tài chính khí hậu sáng tạo, chuyên dụng, để tạo điều kiện cho các dòng tài chính xanh từ tất cả nguồn đầu tư và phát triển.
Bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam, nhận định rằng giảm mức phát thải khí nhà kính về 0 trong vòng chưa đầy 30 năm có thể là một nhiệm vụ khó khăn, đặc biệt khi Việt Nam cũng đang đồng thời phấn đấu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045.
Tuy nhiên, trước đây, Việt Nam đã chứng tỏ khả năng đạt được các kết quả đáng chú ý trong khoảng thời gian tương tự.
Đơn cử, các chính sách kinh tế trong chương trình 'Đổi mới' đã đưa 40 triệu người thoát nghèo trong vòng chưa đầy hai thập kỷ. Gần đây và đáng kể là Việt Nam chỉ trong vài năm đã trở thành quốc gia dẫn đầu ở Đông Nam Á về năng lượng mặt trời.
Theo đại diện UNDP, từ các bài học kinh nghiệm trên thế giới, để đạt được mục tiêu đầy tham vọng là đưa mức phát thải ròng về 0, Việt Nam có thể cân nhắc sáu hành động ưu tiên nhằm thúc đẩy sứ mệnh mới cho một cuộc “đổi mới xanh”.
Thứ nhất, Việt Nam cần tăng cường luật pháp về khí hậu để hướng dẫn và thực thi các hành động khí hậu trong nước, hướng tới các mục tiêu quốc gia về phát thải bằng 0, bà Caitlin Wiesen khuyến nghị tại Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ V mới đây.
Trên toàn cầu, các quốc gia đã xây dựng các luật dài hạn về biến đổi khí hậu, và các luật này có thể coi là thực hành tốt và thúc đẩy cách tiếp cận toàn xã hội để đạt được các tham vọng mới về khí hậu.
Bà lưu ý cần xây dựng một luật khí hậu toàn diện để tạo điều kiện cho những sáng kiến đột phá, tránh chồng chéo chính sách và cơ chế không cần thiết. Việt Nam cũng cần tiếp tục cung cấp các dịch vụ thông tin về khí hậu cho tất cả mọi người, đặc biệt là những người chịu gánh nặng của các tác động bởi khí hậu.
Thứ hai, để thực hiện các cam kết về chuyển dịch năng lượng công bằng, Việt Nam cần đẩy nhanh quá trình sản xuất năng lượng tái tạo, cải thiện hiệu suất năng lượng, bảo vệ người lao động và những người dễ bị tổn thương.
Thứ ba, Việt Nam cần có một chiến lược tài chính khí hậu sáng tạo và chuyên dụng để tạo điều kiện cho các dòng tài chính xanh từ tất cả các nguồn đầu tư và phát triển, bà Caitlin Wiesen nhấn mạnh.
Ước tính, Việt Nam sẽ cần 330 – 370 tỷ USD để đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Con số này đòi hỏi cả nguồn tài chính công và tư từ trong nước và quốc tế, trong đó, FDI và đặc biệt là tài trợ từ khu vực tư nhân trong nước đóng vai trò thiết yếu để hỗ trợ đạt được mục tiêu này.
Do đó, Việt Nam cần xây dựng các chương trình tài chính và cơ sở mới để thu hút và tạo ra nguồn tài chính xanh, ví dụ hệ thống giao dịch kết quả giảm phát thải, thị trường carbon, trái phiếu xanh.
Thứ tư, Việt Nam cần có khung và cách tiếp cận kinh tế tuần hoàn có tính hệ thống và gắn kết hơn, để hỗ trợ phát triển kinh tế ít phát thải carbon hơn và chống chịu với khí hậu.
Theo đó, Việt Nam cần sớm ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về kinh tế tuần hoàn để hướng dẫn cho các hành động kinh tế tuần hoàn trên toàn quốc, đặc biệt là về sản xuất và tiêu dùng bền vững.
Đại diện UNDP khuyến nghị Việt Nam cần tăng cường các chính sách và biện pháp về sản xuất, tiêu thụ và tái chế nhựa.
Thứ năm, phát triển dựa vào thiên nhiên là con đường bền vững của Việt Nam. Các giải pháp dựa vào thiên nhiên mang lại những lợi ích đầy hứa hẹn cho Việt Nam, trong đó có lợi ích về tăng cường an ninh nguồn nước, an ninh lương thực, giảm thiểu rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu; và cải thiện việc làm và sinh kế dựa vào thiên nhiên.
Cuối cùng, bà Caitlin Wiesen lưu ý Việt Nam cần phấn đấu để chuyển đổi bao trùm, đặt con người và công bằng xã hội vào trung tâm của mọi chính sách.
Việc thực hiện chuyển đổi bao trùm công bằng sẽ tối đa hóa các tác động tích cực về kinh tế - xã hội, đồng thời đảm bảo lợi ích công bằng, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đưa ra các biện pháp bảo vệ chính để bảo vệ cộng đồng địa phương và người lao động khỏi các tác động bất lợi khi hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0.
Chuyên gia ngân hàng mách nước cách tăng tài chính xanh
Hai lộ trình giúp Việt Nam đạt mục tiêu kép về tăng trưởng và khí hậu
Hai lộ trình này sẽ giúp Việt Nam đạt được các mục tiêu về khí hậu, đồng thời tăng GDP bình quân đầu người hơn 5%/năm – tỷ lệ trung bình cần thiết để trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045, theo Nhóm Ngân hàng Thế giới.
Tài chính cho kế hoạch thích ứng biến đổi khí hậu: Ai sẽ chi trả?
Theo World Bank, Việt Nam phải huy động một lượng lớn vốn tư nhân, cũng như nguồn lực từ bên ngoài, để có thể tài trợ cho các kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu.
World Bank: 5 ưu tiên giúp Việt Nam ‘sống tốt’ giữa biến đổi khí hậu
World Bank nhấn mạnh tính cấp thiết của việc thích ứng với biến đổi khí hậu, đồng thời cần triển khai nhiều chính sách và đầu tư công, tư để giảm cường độ carbon trong tăng trưởng tại Việt Nam.
Cái giá đắt từ biến đổi khí hậu tại Việt Nam
Nếu không hành động, thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu có thể lên đến 14,5% GDP của Việt Nam vào năm 2050, theo World Bank.
Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng
Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.
Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình
Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.
Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.