Tiêu điểm
Kinh tế lấy lại đà tăng trưởng như trước dịch Covid-19
Nền kinh tế đã phục hồi tích cực, lấy lại được đà tăng trưởng như giai đoạn trước dịch, với nhiều điểm sáng, nhất là xuất khẩu và thu hút FDI.
So với tháng Bảy, kết quả kinh tế tháng Tám đã có nhiều cải thiện rõ rệt, và tính chung tám tháng đầu năm, các chỉ số kinh tế đều tốt hơn so với cùng kỳ năm trước.
Các khu vực công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ đều ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng.
Ngành công nghiệp có sự phục hồi tốt, tháng 8 tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước, đưa mức tăng trưởng chung của tám tháng đầu năm lên 8,6%.
Đặc biệt, chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) của Việt Nam trong tháng vừa qua đạt 52,4 điểm, xếp thứ hai trong khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Singapore.
Trong khi đó, ngành dịch vụ tiếp tục tăng khá. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8 tăng 8%, còn trong tám tháng đầu năm, con số này đạt mức tăng 8,5%.
Đáng chú ý, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 8 đạt 1,43 triệu lượt, nâng tổng số khách quốc tế trong tám tháng đầu năm lên 11,4 triệu lượt – tăng 45,8% so với cùng kỳ năm 2023 và vượt mức trước đại dịch Covid-19.
Xuất khẩu tiếp tục tăng cao 15,8% so với cùng kỳ, tám tháng qua xuất siêu 19 tỷ USD.
Thu hút vốn FDI tiếp tục là điểm sáng với 20,5 tỷ USD kể từ đầu năm đến nay, tăng 7% so với cùng kỳ. Vốn FDI thực hiện đạt 14,15 tỷ USD, tăng 8%, cao nhất trong 5 năm qua.
Nhiều tổ chức quốc tế tiếp tục đánh giá cao kết quả và triển vọng của kinh tế Việt Nam. Các tổ chức quốc tế như WB, IMF, ADB và OECD đều nhận định tăng trưởng của Việt Nam thuộc nhóm cao nhất khu vực.
Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ hôm nay, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, nền kinh tế đã phục hồi tích cực, lấy lại được đà tăng trưởng như giai đoạn trước dịch, với nhiều điểm sáng.
Với những tín hiệu này, mục tiêu lớn hoàn thành và hoàn thành vượt mức 15/15 chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội của cả năm 2024 "có thể đạt được" mặc dù bối cảnh còn khó khăn, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận định.
Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả tích cực, Thủ tướng cũng đã chỉ ra một số thách thức còn tồn tại.
Đáng chú ý nhất là việc giải ngân vốn đầu tư công của nhiều bộ, ngành và địa phương vẫn còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các dự án phát triển hạ tầng quan trọng.
Đồng thời, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế cũng cần được cải thiện, huy động và sử dụng các nguồn lực cần hiệu quả hơn.
Ông cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển.
Trong tám tháng đầu năm nay, số lượng doanh nghiệp đăng ký mới và tái gia nhập thị trường đã tăng mạnh, đạt 168.100 doanh nghiệp – tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường cũng đạt con số 135.200, cho thấy sự cạnh tranh khốc liệt và những thách thức mà các doanh nghiệp đang phải đối mặt.
Để khắc phục tình trạng này, Chính phủ cam kết sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và thúc đẩy chuyển đổi số nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp.
Trong thời gian tới, Thủ tướng đặt ra các định hướng chiến lược để duy trì đà phục hồi và thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế.
Ông nhấn mạnh tiếp tục ưu tiên cho tăng trưởng, phấn đấu tăng trưởng năm 2024 và 2025 cao hơn để bù lại cho ba năm trước của nhiệm kỳ.
Một trong những ưu tiên hàng đầu là tăng cường sự linh hoạt trong điều hành chính sách tiền tệ, đồng thời đẩy mạnh phối hợp chặt chẽ với các chính sách tài khóa.
Ngân hàng Nhà nước được yêu cầu tiếp tục giữ ổn định tỷ giá, giảm lãi suất cho vay và tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho các lĩnh vực ưu tiên.
Đây là bước đi cần thiết để duy trì mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay ở mức 15%, tạo động lực cho nền kinh tế phát triển.
Bên cạnh đó, việc tăng thu ngân sách và tiết kiệm chi tiêu công cũng được Chính phủ chú trọng.
Bộ Tài chính đẩy mạnh việc tăng nguồn thu và tiết kiệm chi tiêu, đảm bảo thu thuế đầy đủ, đúng hạn và mở rộng cơ sở thuế. Đặc biệt, áp dụng rộng rãi hóa đơn điện tử từ máy tính tiền để quản lý hiệu quả.
Đồng thời, khai thác tiềm năng của chính sách tài khóa và nghiên cứu phương án huy động thêm khoảng 100.000 tỷ đồng trái phiếu nhằm đầu tư phát triển hạ tầng chiến lược.
Song song với đó, cần phát huy vai trò quan trọng của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước trong việc đầu tư vào các dự án lớn và các ngành, lĩnh vực chủ chốt. Cần tập trung xử lý triệt để các vấn đề tồn đọng liên quan đến doanh nghiệp, dự án và ngân hàng yếu kém.
Bộ Giao thông vận tải tập trung thúc đẩy 3 tuyến đường sắt kết nối với Trung Quốc và báo cáo cấp có thẩm quyền về đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, một số tuyến đường sắt đô thị của Hà Nội, TPHCM…
Tất cả các bộ, ngành và địa phương cần tập trung đẩy mạnh đổi mới sáng tạo và phát triển khoa học công nghệ, nhằm tạo ra các động lực tăng trưởng mới.
Đặc biệt, cần chú trọng đến việc cải cách thể chế, chính sách, thúc đẩy phát triển kinh tế vùng, liên kết vùng và đô thị.
Đồng thời, cần ưu tiên triển khai các xu hướng quan trọng như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, và phát triển các lĩnh vực công nghệ tiên tiến như chip bán dẫn và trí tuệ nhân tạo.
Đây là những lựa chọn chiến lược, mang tính khách quan và cần được ưu tiên hàng đầu để đảm bảo phát triển bền vững và nhanh chóng.
Song song với đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương tăng cường hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế nhằm tháo gỡ các rào cản trong quá trình đầu tư và phát triển.
Các quy định pháp luật không còn phù hợp sẽ được rà soát và sửa đổi kịp thời, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân.
Đồng thời, việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cũng được đặt lên hàng đầu, với mục tiêu xây dựng đội ngũ lao động có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động và các ngành công nghiệp công nghệ cao.
Để kiểm soát lạm phát, Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tập trung chỉ đạo, đẩy mạnh sản xuất nhằm đảm bảo nguồn cung lương thực và thực phẩm.
Bộ Công Thương cần chủ động điều hành để đảm bảo nguồn cung xăng dầu và năng lượng.
Các cơ quan liên quan cần chuẩn bị kỹ lưỡng, đánh giá tác động, và xây dựng lộ trình điều chỉnh giá các dịch vụ do Nhà nước quản lý một cách hợp lý, tránh tăng đồng loạt hoặc đột ngột.
Thủ tướng yêu cầu phấn đấu đạt kết quả tháng 9 tốt hơn tháng 8, quý sau tốt hơn quý trước và năm sau tốt hơn năm trước.
Rủi ro bủa vây tăng trưởng kinh tế nửa cuối năm
Niềm tin của doanh nghiệp tăng đột biến
Doanh nghiệp quay lại hoạt động tăng đột biến trong tám tháng qua với hơn 25%, cho thấy sự gia tăng niềm tin của doanh nghiệp vào các tín hiệu kinh tế tích cực.
Doanh nghiệp bán lẻ 'lùi 1 bước để tiến 3 bước'
Thế Giới Di Động, PNJ, FPT Retail đều gặp thách thức trong ngắn hạn, nhưng liệu đây có phải là bước lùi đáng lo ngại?
Cách tiếp cận vốn của doanh nghiệp được quản trị tốt nhất
Những doanh nghiệp được quản trị tốt nhất không chỉ tìm kiếm nguồn vốn mà còn tận dụng tối đa các khoản đầu tư, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển dài hạn.
V-Green cùng Prime Group phát triển 100.000 trạm sạc VinFast tại Indonesia
V-Green và Tập đoàn đa ngành Prime Group, thông qua công ty con tại UAE, công bố biên bản ghi nhớ (MoU) về việc phát triển trạm sạc xe điện VinFast tại Indonesia.
Vườn cam FVF: Điển hình nông nghiệp xanh bền vững từ Tập đoàn TH
Dự án phát triển vườn cam thương hiệu FVF trên diện tích tập trung lớn của Tập đoàn TH có thể xem như một điển hình về ứng dụng công nghệ hiện đại phát triển nông nghiệp xanh bền vững.
OceanBank đổi tên, có lãnh đạo mới từ MB
Oceanbank sẽ đổi tên và có chủ tịch, tổng giám đốc mới là nhân sự từ ngân hàng Quân đội.
Khách hàng SHB cần bổ sung sinh trắc học trước 31/12/2024
Chỉ còn khoảng ba tuần, để giao dịch tài chính không bị gián đoạn, SHB một lần nữa khuyến nghị khách hàng sớm bổ sung thông tin sinh trắc học và trước ngày 31/12/2024.
PVcomBank tặng xe cứu thương cho bệnh viện Đa khoa Vân Đình
PVcomBank đã tặng Bệnh viện Đa khoa Vân Đình một xe cứu thương Ford Transit đi kèm trang thiết bị y tế chất lượng cao, tổng giá trị lên tới 1,5 tỷ đồng.
Chọn bất động sản xanh tại nội đô: Dự án đáng sống nhất Tây Nam Linh Đàm
Dịch chuyển tới ven đô để tận hưởng các yếu tố xanh là điều thường thấy, nhưng với những cư dân nội đô, dự án căn hộ nào sẽ là lựa chọn hàng đầu khi xu hướng bất động sản xanh là không thể đảo ngược?
Giá chung cư Hà Nội khó giảm
Giá chung cư Hà Nội không còn tình trạng sốt nóng như nhiều tháng trước.