Tài chính
Tỷ giá nổi sóng còn đáng ngại?
Mặc dù tỷ giá bật tăng mạnh thời gian qua, song các chuyên gia nhận định đây không còn là thách thức lớn đối với Việt Nam như giai đoạn 2022 – 2023.

Giai đoạn đầu năm, tỷ giá thường ổn định nhờ kiều hối và FDI. Tuy nhiên năm nay, USD bất ngờ nổi sóng.
Giá đồng bạc xanh tăng mạnh từ sau Tết Nguyên đán. Chưa tới một tuần sau Tết, tỷ giá tăng thêm 200 đồng lên mức 24.600 đồng đổi 1 USD. Vài ngày sau đó, một đô la Mỹ trên thị trường ngân hàng đổi 24.800 - 24.850 đồng. Hiện, mỗi USD tại ngân hàng cao hơn đầu năm khoảng 430 đồng, tương đương mức tăng 1,76%.
Trên thị trường tự do, các điểm thu đổi ngoại tệ cũng nâng giá USD lên hơn mốc 25.000 đồng từ một tuần trở lại đây.
Thống kê cho thấy, năm nay vốn FDI và kiều hối chảy vào không có khác biệt so với mọi năm, song chênh lệch lãi suất USD/VND kéo dài và xu hướng chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) khiến nhu cầu về USD vẫn hấp dẫn trong nửa đầu năm 2024 và khiến cho tỷ giá bật tăng mạnh trong giai đoạn qua.
Theo Công ty Chứng khoán Phú Hưng (PHS), có bốn lý do khiến tỷ giá tăng mạnh. Đầu tiên là thị trường đánh giá Fed có thể không sớm hạ lãi suất như dự kiến. Lãi suất USD có thể ở mức cao cho tới giữa năm, và mức cắt giảm sau đó cũng không còn quá mạnh. Điều này sẽ khiến chênh lệch lãi suất giữa VND và USD âm sâu hơn và kéo dài.
Nhập khẩu cũng liên tục hồi phục qua các tháng khi các doanh nghiệp đẩy mạnh nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào. Tổng giá trị nhập khẩu trong tháng 1 đạt gần 31 tỷ USD, mức cao nhất kể từ tháng 7/2022. Riêng khu vực trong nước nhập khẩu hơn 11 tỷ USD (cao hơn 15% so với bình quân cả năm 2023).
Nhu cầu ngoại tệ cũng tăng khi các doanh nghiệp thanh toán các khoản vay nước ngoài và hoạt động kết chuyển lợi nhuận về nước sở tại.
Ngoài ra, nhóm phân tích cũng cho rằng nguyên nhân do tình trạng găm giữ ngoại tệ trong bối cảnh đồng USD liên tục tăng tại thị trường trong nước lẫn thế giới.
Diễn biến này có thể thấy từ giá đồng bạc xanh trên thị trường tự do, khi giá liên tục tăng cao kể từ cuối năm ngoái, lên mức 25.300 đồng, duy trì mức chênh lệch lớn (khoảng 2,5%) so với tỷ giá trên liên ngân hàng.
Mặc dù tỷ giá tăng mạnh thời gian qua, song các chuyên gia nhận định đây không còn là thách thức lớn đối với Việt Nam như giai đoạn 2022 – 2023.
Ông Vũ Minh Trường, Giám đốc trung tâm quản lý tài sản - nợ của VPBank nhận định giai đoạn cuối quý 2/2024, Fed có thể sẽ bắt đầu đảo ngược chính sách và giảm lãi suất. Với Việt Nam, chúng ta vẫn duy trì được thế mạnh của mình như cán cân thanh toán tốt, FDI tiếp tục tăng trưởng, khách du lich quốc tế đang phục hồi về ngưỡng trước Covid-19, kiều hối vẫn chảy về mạnh…
“Trong kịch bản cơ sở, Ngân hàng Nhà nước sẽ mua được một lượng ngoại tệ nhất định, đủ để ổn định tỷ giá. Trong thời gian tới, NHNN đủ công cụ để duy trì một chính sách hỗ trợ nền kinh tế. Lãi suất tiền đồng nhiều khả năng đang ở vùng đáy và có thể duy trì được ở vùng đáy này”, ông Trường nhận định.
Nhóm phân tích PHS cho rằng xác suất để tỷ giá có thể vượt đỉnh cũ là khá thấp và NHNN có đầy đủ các công cụ để kiểm soát tỷ giá trong bối cảnh hiện tại.
Theo đó, VND vẫn là đồng tiền mạnh nếu so sánh với các quốc gia trong khu vực, với mức giảm khoảng 1,5%. Trong 10 quốc gia châu Á, THB của Thái Lan mất giá mạnh nhất so với đầu năm khi giảm tới 5%, kế đến là ringgit của Malaysia (giảm 3,8%), won của Hàn Quốc (giảm 3,1%).
Ông Ngô Đăng Khoa, Giám đốc khối ngoại hối, thị trường vốn và dịch vụ chứng khoán của HSBC Việt Nam dự báo tỷ giá cải thiện hơn vào nửa cuối 2024, đặc biệt khi đồng USD đạt đỉnh, kinh tế - tín dụng trong nước dần hồi phục.
Ngân hàng Nhà nước có bán ngoại tệ để ổn định tỷ giá?
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Dòng vốn ngoại chực chờ đảo chiều, chứng khoán đón sóng tăng
Xu hướng bán ròng của khối ngoại tại thị trường Việt Nam được kỳ vọng sẽ dần hạ nhiệt với những thông tin tích cực tới từ chính sách vĩ mô, xu hướng dòng tiền.
Ngân hàng lại chạy đua tăng vốn
Để đáp ứng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và nhu cầu vốn lớn của nền kinh tế, nhiều nhà băng năm nay tiếp tục đưa ra các kế hoạch tăng vốn mạnh mẽ.
Sự bứt phá của ngân hàng mở đầu làn sóng nhận sáp nhập và tầm nhìn chiến lược trước thời cuộc
Chỉ trong vòng 3 tháng, Ngân hàng Nhà nước đã hoàn tất việc chuyển giao 4 ngân hàng yếu kém, tất cả đều đã được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ năm 2015. Trước đó, nhiều thương vụ nhận sáp nhập đã được thực hiện thành công làm tiền đề cho việc thúc đẩy chủ trương này.
Chứng khoán Đông Nam Á về vực sâu, Việt Nam giữ phong độ vượt trội
Niềm tin trở lại đã giúp cải thiện thanh khoản của thị trường chứng khoán liên tục trong nhiều tuần qua và kéo VN-Index vượt mốc 1.300 điểm.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.
SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.
Chuyển nhượng vốn: Những lưu ý để tránh bị phạt thuế
Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.