Làn sóng niêm yết cổ phiếu đón dòng vốn tỷ đô từ nâng hạng

Dũng Phạm Thứ bảy, 05/10/2024 - 14:46

Các kế hoạch niêm yết được đẩy mạnh trong bối cảnh các thành viên thị trường tích cực chuẩn bị nguồn lực và vị thế cho sự kiện nâng hạng chứng khoán Việt Nam.

Những cổ phiếu được niêm yết thường có sức hấp dẫn cao hơn với giới đầu tư. Trên thực tế, không ít cổ phiếu tăng giá mạnh trong giai đoạn chuyển sàn cũng như trong trung, dài hạn bởi hình ảnh của cổ phiếu được cải thiện và tiếp cận dòng vốn lớn hơn nhờ tiêu chuẩn đầu tư cao hơn.

Theo đó, bên cạnh việc đẩy mạnh tái cấu trúc tài chính và bộ máy hoạt động nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn đầu tư của các nhà đầu tư quốc tế, hàng loạt “ông lớn” trên thị trường đang ráo riết chuẩn bị các kế hoạch niêm yết nhằm đón đầu dòng vốn hàng tỷ USD từ nâng hạng thị trường chứng khoán.

“Ráo riết” các kế hoạch niêm yết …

Đáng chú ý nhất có thể kể đến là trường hợp của Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn, trong tháng 8 vừa qua, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) đã nhận hồ sơ niêm yết của công ty này với khối lượng đăng ký niêm yết lên đến 3,1 tỷ cổ phiếu, vốn hóa Lọc hóa dầu Bình Sơn hiện khoảng hơn 74.000 tỷ đồng, đứng thứ 3 sàn UPCOM.

Nếu chuyển sàn thành công, Lọc hóa dầu Bình Sơn sẽ nằm trong Top 20 doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất sàn và thậm chí có thể sớm lọt vào rổ VN30. Giới đầu tư kỳ vọng đây sẽ là một sự kiện “bom tấn” trên HOSE sau nhiều năm thiếu vắng sự ra mắt của một doanh nghiệp lớn.

Ban lãnh đạo Lọc hoá dầu Bình Sơn cho biết, cuối năm 2023, công ty lỡ hẹn chuyển sàn sang HOSE do không đáp ứng được 1 trong 9 tiêu chí theo quy định là “không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 1 năm”, do công ty con là Công ty CP Nhiên liệu sinh học Miền Trung (BSR-BF) có khoản nợ quá hạn gần 1.100 tỷ đồng, ảnh hưởng đến báo cáo tài chính hợp nhất của doanh nghiệp.

Ngày 27/5 vừa qua, Tòa án Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành quyết định mở thủ tục phá sản đối với BSR-BF. Nhờ đó, báo cáo tài chính soát xét hợp nhất quý II/2024 của Lọc hoá dầu Bình Sơn không còn khoản nợ quá hạn như các quý trước, giúp doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ điều kiện niêm yết trên HOSE.

Với vị thế của doanh nghiệp đầu ngành, việc chuyển sàn giúp Lọc hóa dầu Bình Sơn có thể gia tăng tính hấp dẫn và hỗ trợ thu hút dòng vốn đầu tư từ nước ngoài.

Mới đây nhất, HĐQT Masan Consumer đã thông qua việc chuyển cổ phiếu MCH từ sàn UPCoM sang niêm yết tại HOSE.

Hồi đầu tháng 5, ông Danny Le - Tổng giám đốc Masan Group, đã nói về kế hoạch huy động vốn trong năm nay, ông cho rằng, với tốc độ tăng trưởng bình quân 15% mỗi năm trong vòng 6 - 7 năm qua của Masan Consumer “thì đã đến lúc phải xem xét thực hiện kế hoạch IPO tiềm năng”.

Báo cáo của HSBC đánh giá kế hoạch niêm yết cổ phiếu MCH của Masan Consumer trên sàn HOSE có thể giúp cổ phiếu MCH cải thiện tính thanh khoản, phù hợp năng lực mà công ty đạt được trong nhiều năm qua.

Bên cạnh đó, việc IPO Masan Consumer thành công sẽ giúp nâng cao định giá của các cổ phiếu họ Masan như MCH, MSN và lộ trình này ngày càng rõ ràng hơn với những thông tin tích cực từ doanh nghiệp và thị trường.

Hiện nay, trên sàn UPCoM cổ phiếu MCH đang có giá 195.000 đồng/cổ phiếu. Như vậy, vốn hóa của công ty này đạt hơn 144.500 tỷ đồng (khoảng gần 6 tỷ USD) và nằm trong nhóm các doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất trên thị trường, vượt xa nhiều doanh nghiệp trong rổ VN30 như TPBank (TPB-45.500 tỷ đồng), SeaBank (SSB-50.000 tỷ đồng), hay Becamex IDC (BCM-70.000 tỷ đồng).

Một trường hợp khác là Vinpearl - “ông trùm” ngành du lịch nghỉ dưỡng hứa hẹn sẽ là cái tên nổi bật của sàn HOSE trong thời gian tới. Tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông thường niên hồi đầu năm, Vingroup cho biết đang thực hiện các thủ tục để Vinpearl chào sàn. Thời điểm niêm yết thành công được kỳ vọng là ngay cuối năm nay.

“Ông trùm” địa ốc Hải Phòng - Tài chính Hoàng Huy cũng có kế hoạch đưa công ty con là Bất động sản CRV niêm yết trong thời gian tới, với mã chứng khoán CRV.

Ở ngành thép, Tập đoàn Hoa Sen dự kiến IPO công ty Nhựa Hoa Sen – thành viên phụ trách mảng nhựa và ống thép, dự kiến trong giai đoạn 2024 – 2026.

Bên cạnh các kế hoạch “bom tấn” kể trên, tính tới nay, nhiều doanh nghiệp cũng đã niêm yết cổ phiếu thành công. Ngày 1/7, Công ty CP Chứng khoán DNSE chính thức đưa 330 triệu cổ phiếu DSE vào giao dịch trên sàn HOSE, qua đó nâng định giá công ty lên gần 10.000 tỷ đồng ngay khi chào sàn.

Ngày 25/6 trước đó, toàn bộ 110 triệu cổ phiếu MCM của Công ty CP Giống bò sữa Mộc Châu chính thức được niêm yết trên HOSE.

Ngoài ra, với bước đầu đại chúng hóa doanh nghiệp, nhiều công ty cũng đưa cổ phiếu lên giao dịch tại sàn UPCoM nhằm trước mắt tiếp cận dòng vốn đầu tư.

Như với trường hợp của Công ty CP Đầu tư Bất động sản Taseco (Taseco Land), 297 triệu cổ phiếu TAL đã chính thức giao dịch trên UPCoM hồi đầu năm nay dù công ty đã thông qua kế hoạch niêm yết trên HOSE tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông năm 2023.

Một loạt các thành viên của Tập đoàn Bamboo Capital như BCG Land (mảng bất động sản) hay BCG Energy (mảng năng lượng tái tạo) cũng lần lượt chào sàn UPCoM với mã cổ phiếu BCR và BGE

… kỳ vọng đón dòng vốn tỷ đô sau nâng hạng

Các kế hoạch niêm yết được các doanh nghiệp đẩy mạnh trong bối cảnh các thành viên thị trường tích cực chuẩn bị nguồn lực và vị thế cho sự kiện nâng hạng chứng khoán Việt Nam từ cận biên lên mới nổi.

Mới đây nhất, việc giải quyết vấn đề ký quỹ của nhà đầu tư nước ngoài và kiểm soát rủi ro về mặt thanh toán là điều kiện thiết yếu để chuẩn bị cho mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Hiện Việt Nam vẫn nằm trong danh sách theo dõi với vai trò cận biên và được kỳ vọng phân loại lại lên Secondary Emerging. Hoạt động đánh giá lại sẽ được FTSE thực hiện tiếp tục vào đầu tháng 10/2024, và hai kỳ năm 2025, trong tháng 3 và tháng 9.

Một nghiên cứu từ học viện CFA đã chỉ ra rằng, khi một thị trường được nâng hạng từ cận biên sang mới nổi, chỉ số chính sẽ tăng trung bình 23,2% từ ngày thông báo đến ngày có hiệu lực.

Với việc nâng hạng lên thị trường mới nổi, theo ước tính sơ bộ, dòng vốn từ các quỹ ETF có thể lên đến 1,7 tỷ USD, chưa tính đến dòng vốn từ các quỹ chủ động (FTSE Russell ước tính tổng tài sản từ các quỹ chủ động gấp 5 lần so với các quỹ ETF). Đây cũng là chất xúc tác tích cực cho doanh nghiệp có kế hoạch IPO.

Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, nếu được FTSE và MSCI nâng hạng lên thị trường mới nổi, TTCK Việt Nam có thể thu hút khoảng 25 tỷ USD vốn đầu tư mới đến năm 2030.

Với vai trò là “hàng hoá” trên sàn giao dịch, sự xuất hiện của các “tân binh”, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn sau thời gian dài vắng bóng, sẽ là động lực cho sự phát triển bền vững và đột phá của thị trường chứng khoán.

Hàng tỷ USD sẽ chảy vào đâu khi chứng khoán Việt Nam nâng hạng?

Hàng tỷ USD sẽ chảy vào đâu khi chứng khoán Việt Nam nâng hạng?

Tiêu điểm -  2 tháng
Các công ty phân tích nhìn nhận, dòng tiền khối ngoại sẽ sớm chảy vào các cổ phiếu bluechip của những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam.
Hàng tỷ USD sẽ chảy vào đâu khi chứng khoán Việt Nam nâng hạng?

Hàng tỷ USD sẽ chảy vào đâu khi chứng khoán Việt Nam nâng hạng?

Tiêu điểm -  2 tháng
Các công ty phân tích nhìn nhận, dòng tiền khối ngoại sẽ sớm chảy vào các cổ phiếu bluechip của những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam.
'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

Tài chính -  2 tháng

Việc giải quyết vấn đề ký quỹ của nhà đầu tư nước ngoài và kiểm soát rủi ro về mặt thanh toán là điều kiện thiết yếu để chuẩn bị cho mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Chủ tịch Dragon Capital: Sóng gió chứng khoán Việt đã qua

Chủ tịch Dragon Capital: Sóng gió chứng khoán Việt đã qua

Tài chính -  2 tháng

Các yếu tố vĩ mô tích cực và sự phục hồi của doanh nghiệp niêm yết sẽ là động lực chính thúc đẩy chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới.

Biến động nhân sự cấp cao tại Chứng khoán VIX

Biến động nhân sự cấp cao tại Chứng khoán VIX

Hồ sơ quản trị -  1 tháng

Chứng khoán VIX ghi nhận tới bốn lần thay đổi vị trí ghế nóng tại HĐQT chỉ trong chưa đầy hai năm.

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Tiêu điểm -  1 giờ

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Hồ sơ quản trị -  9 giờ

Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  21 giờ

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Nhịp cầu kinh doanh -  21 giờ

Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Nhịp cầu kinh doanh -  21 giờ

Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.

Kinh doanh 'đình trệ', Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Doanh nghiệp -  1 ngày

Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.