Tiêu điểm
Lạng Sơn thu hút nhà đầu tư ngoại phát triển điện gió
Tiếp tục làn sóng đề nghị lập quy hoạch, đề xuất phát triển các dự án điện gió, tỉnh Lạng Sơn vừa nhận được quan tâm từ một số thương hiệu năng lượng tái tạo trên thế giới.
Gần nhất, Liên danh Công ty TNHH Goldwind International Holdings (HK) và Công ty Năng lượng và môi trường Toàn Cầu đã khảo sát tiềm năng và lập hồ sơ đề xuất dự án điện gió (tại 2 huyện Tràng Định và Bình Gia) với UBND tỉnh Lạng Sơn.
Cụ thể, dự án điện gió Tràng Định 1 có công suất khoảng 233MW, diện tích khảo sát khoảng 3.950ha, tổng mức đầu tư gần 9.293 tỷ đồng (tương đương 398 triệu USD). Tiến độ dự kiến đưa vào vận hành 2026-2027.
Trước đó, liên danh HK – Toàn Cầu đã tiến hành khảo sát hiện trường dự án nhà máy điện gió Bình Gia 1.
Một trường hợp khác là Tập đoàn wpd (Đức), nhà phát triển, xây dựng, vận hành và cung cấp dịch vụ bảo trì các dự án điện gió và điện mặt trời trên toàn cầu. wpd AG ngỏ lời tìm hiểu, nghiên cứu tiềm năng gió và cơ hội đầu tư tại tỉnh Lạng Sơn từ cuối tháng 3 vừa qua.
Tập đoàn này đang đầu tư và phát triển dự án điện gió Kon Plong (khoảng 100MW) tại tỉnh Kon Tum và đang tìm kiếm các khu vực tiềm năng khác để phát triển điện gió, điện mặt trời tại các địa phương khác.
Theo giới thiệu, wpd AG đang hoạt động tại 29 quốc gia (Châu Âu, châu Mỹ và châu Á), đã xây dựng và lắp đặt hơn 2.630 tua-bin gió với công suất lắp đặt trên 6.110MW.
Lo chồng lấn dự án điện gió tại Lạng Sơn, nhà đầu tư Mỹ lên tiếng
Như TheLEADER thông tin, vài năm qua, ghi nhận hàng loạt tên tuổi lớn như Sovico, Trungnam Group, Hà Đô... liên tiếp đề xuất đầu tư các dự án điện gió quy mô lớn tại Lạng Sơn.
Đứng đầu về lượng dự án điện gió đề xuất khảo sát bổ sung vào quy hoạch điện VIII với tỉnh Lạng Sơn là Công ty Thủy điện Sử Pán 1 với 3 dự án gồm: điện gió Hữu Kiên tại huyện Chi Lăng (30MW, sản lượng 84 triệu kWh/năm, tổng mức đầu tư 1.250 tỷ đồng, tiến độ từ tháng 3/2022 tới tháng 6/2024), điện gió Hữu Lân tại huyện Lộc Bình (30MW, 84 triệu kWh/năm, 1.250 tỷ đồng, thực hiện từ tháng 3/2022 tới tháng 6/2024), điện gió Chi Lăng (50MW, 2.100 tỷ đồng, từ tháng 12/2022 tới tháng 6/2025).
Trước đó, trong năm 2020, Công ty Thủy điện Sử Pán 1 từng đề xuất 2 dự án khác là điện gió Xuân Long (công suất 50MW, sản lượng 140 triệu kWh/năm, tổng vốn đầu tư 2.100 tỷ đồng) và điện gió Công Sơn tại huyện Cao Lộc (25MW, 70 triệu kWh/năm, 1.100 tỷ đồng).
Năm 2022, Tập đoàn Sovico đề xuất thực hiện dự án điện gió Hữu Kiên (tại huyện Chi Lăng) với công suất 120MW, tổng mức đầu tư 4.870 tỷ đồng, sản lượng điện hàng năm khoảng 368 triệu kWh. Dự kiến, dự án sẽ đưa vào vận hành thương mại quý IV/2025.
Tương tự, Tập đoàn Hà Đô đề xuất xin chấp thuận chủ trương nghiên cứu, khảo sát đầu tư 3 dự án điện gió. Đích ngắm của doanh nghiệp gồm: điện gió Bắc Lãng tại huyện Đình Lập (diện tích khoảng 2.300ha, công suất 100MW), điện gió Lộc Bình tại huyện Lộc Bình (4.000ha, 100MW) và điện gió Bình Gia (3.700ha, 80MW).
Lạng Sơn cũng là một trong các địa bàn mà Trungnam Group dành quan tâm đầu tư năng lượng tái tạo. Theo đó, tại 2 khu vực (huyện Đình Lập, Lộc Bình và Văn Quan), tập đoàn này xin tỉnh Lạng Sơn chấp thuận cho phép nghiên cứu, khảo sát tiếp cận để đề xuất bổ sung quy hoạch điện lực dự án điện gió quy mô 200MW, tổng mức đầu tư khoảng 8.000 tỷ đồng.
Doanh nghiệp điện gió thua lỗ dù hưởng nhiều ưu đãi
Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.
Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Đàm phán thương mại với Mỹ về thuế đối ứng, Việt Nam cần lưu ý gì?
Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.
Sumitomo đầu tư khu công nghiệp 2.900 tỷ đồng tại Thanh Hóa
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư cho dự án KCN Thăng Long Thanh Hóa.
Điều hành giá điện hợp lý: Bài toán khó bao giờ mới có lời giải?
Cân bằng giữa tính giá điện theo cơ chế thị trường và ổn định xã hội vẫn luôn là bài toán khó tồn tại nhiều năm qua, nhưng bắt buộc phải giải trong thời gian tới.
Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow
Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.
Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp
Giá vàng hôm nay 10/5 tăng 500 nghìn đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.
Di sản của Warren Buffett và những bài học vượt thời gian
Warren Buffett không chỉ là một nhà đầu tư xuất sắc mà còn là một nhà tư tưởng tài chính với tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài lĩnh vực đầu tư.
Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.
Hoàng Huy gọi vốn 2.000 tỷ cho loạt dự án bất động sản Hải Phòng
Công ty CP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy lên kế hoạch phát hành thêm hơn 200 triệu cổ phiếu trong năm 2025 để huy động vốn phát triển hai dự án bất động sản lớn tại Hải Phòng.
Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Vì sao Đất Xanh Group cấp thiết tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng?
Nhà sáng lập Đất Xanh Group, Lương Trí Thìn khẳng định tập đoàn sẽ tăng vốn điều lệ lên trên 10.000 tỷ đồng để trở thành công ty cấp trung và cỡ lớn.