Thanh tra Chính phủ vào cuộc thanh tra cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam
Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình chỉ đạo Thanh tra Chính phủ thực hiện thanh tra quá trình cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam.
Sở Tài nguyên và môi trường Hà Nội đã yêu cầu VFS chấm dứt việc cho thuê đất trong khuôn viên.
Khi lùm xùm việc cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam (VFS) chưa được giải quyết thì mới đây, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã yêu cầu VFS chấm dứt việc cho thuê đất trong khuôn viên. Nếu không thực hiện được sẽ bị thu hồi đất.
Ký cho thuê đất vượt cấp
VFS sử dụng 4 khu đất với tổng diện tích 13.939,92 m2, bao gồm: Số 46 ngõ 151 Hoàng Hoa Thám, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội; Số 4 Thụy Khuê, phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội; Số 6 Thái Văn Lung, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM và khu đất tại xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội.
Trong số 4 khu đất nói trên, VFS gặp vấn đề về tranh chấp tại hai khu đất số 4 Thuỵ Khuê và số 6 Thái Văn Lung.
Đối với khu đất số 4 Thuỵ Khuê, VFS ký Hợp đồng thuê đất số 561-245/ĐC-NĐ-HĐTĐ ngày 30/12/1999 với diện tích 5443,5 m2 tới năm 2002.
Theo Kết luận thanh tra của Sở Tài nguyên và môi trường Hà Nội, năm 2006, đại diện VFS là Giám đốc Nguyễn Văn Nam tự ý ký hợp đồng cho thuê đối với một cá nhân mang tên Nguyên Lệ Thủy, mà không thông qua Đảng ủy và Ban giám đốc VFS.
Tại quyết định cổ phần hóa VFS được Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Huỳnh Vĩnh Ái kí ngày 30/12/2015, tại thời điểm phê duyệt phương án cổ phần hóa, Bộ Tài chính, UBND TP. Hà Nội, UBND TP.HCM chưa có thỏa thuận về phương án sử dụng nhà, đất của công ty sau cổ phần hóa.
Vì vậy, để đảm bảo tiến độ cổ phần hóa, Công ty CP Đầu tư và Phát triển phim truyện Việt Nam (VFS sau cổ phần hóa) được tiếp tục sử dụng và quản lý nhà đất theo chỉ đạo của TP. Hà Nội và của Bộ về phương án sắp xếp.
Sau khi có ý kiến thỏa thuận của Bộ Tài chính, phương án sử dụng nhà đất khi cổ phần hóa của VFS sẽ được thực hiện theo đúng chỉ đạo của Bộ Tài chính và quy định của pháp luật.
Tổng diện tích nhà, đất cho thuê khoảng 550 m2 gồm: 2 khối nhà 2 tầng sát đường ven Hồ Tây: Nhà Thủy phi cơ diện tích 100 m2 và Nhà In tráng phim diện tích 450 m2. Thời hạn cho thuê đến năm 2018. Bà Thủy vẫn nộp tiền thuê cho VFS đến hết năm 2011.
Đến năm 2012, Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch có văn bản chỉ đạo Ban giám đốc VFS khắc phục việc tự ý cho thuê đất trái quy định và trả lại nguyên trạng đất như trước kia. Tuy nhiên, do hợp đồng thuê đến thời hạn năm 2018, và bà Thủy bất hợp tác khiến VFS đâm đơn khởi kiện bà Thủy tại Tòa án Nhân dân quận Cầu Giấy.
Một phần diện tích đất còn lại, VFS cũng cho thuê lại 278 m2 kinh doanh ăn uống phần diện tích ngoài mặt đường Thụy Khuê: Cửa hàng phở Cồ 18 m2, nhà hàng Hòa Hương 180 m2, nhà hàng Hương vị Việt 80 m2.
“Theo quy định, việc Hãng phim truyện Việt Nam, sau là Công ty TNHH MTV Hãng phim truyện Việt Nam cho cá nhân, tổ chức thuê nhà đất tổng diện tích 828 m2 là trái thẩm quyền, vi phạm Luật Đất đai được quy định tại Khoản 1, 2, Điều 59 Luật Đất đai năm 2013”, kết luận thanh tra của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội nêu rõ.
Phần diện tích còn lại, VFS xin được đầu tư xây dự án Trung tâm văn hóa điện ảnh, nhưng cho tới tháng 3/2015, VFS vẫn chưa có quy hoạch tổng mặt bằng, phương án kiến trúc; chưa có thỏa thuận chuyên ngành; chưa lập hồ sơ pháp lý xây dựng.
Không những thế, VFS còn nợ tiền thuê đất (chưa tính tiền chậm nộp và tiền phạt) là hơn 2,7 tỷ đồng.
“Để xảy ra vi phạm đất đai như nêu trên là thuộc trách nhiệm của Công ty TNHH MTV Hãng phim truyện Việt Nam”, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường kết luận.
Từng kiến nghị thu hồi đất
Sau khi thanh tra, Sở Tài nguyên và môi trường đã yêu cầu Công ty TNHH MTV Hãng phim truyện Việt Nam chấm dứt các hợp đồng, việc đã cho tổ chức, cá nhân thuê nhà đất trong khuôn viên nhà đất do Công ty TNHH MTV Hãng phim truyện Việt Nam đang quản lý, sử dụng để trả lại hiện trạng nhà đất đưa vào sử dụng đúng mục đích, chức năng nhiệm vụ của đơn vị và tuân thủ đúng quy định Luật Đất đai.
Về dự án xây dựng Trung tâm văn hóa điện ảnh, cách đây hơn một năm, Sở Tài nguyên và Môi trường cũng yêu cầu trong trường hợp VFS không đáp ứng được thì dừng việc nghiên cứu lập dự án đầu tư.
“Trường hợp quá thời hạn 3 tháng, kết quả Công ty TNHH MTV Hãng phim truyện Việt Nam (chủ đầu tư) không xử lý và không thực hiện xong dứt điểm những nội dung như nêu trên, đề nghị UBND TP. Hà Nội giao Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cùng UBND quận Tây Hồ lập hồ sơ, trình UBND TP. Hà Nội xem xét, quyết định thu hồi diện tích đất vi phạm Luật Đất đai theo quy định”, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường kiến nghị.
Dù kiến nghị như vậy, nhưng một năm sau, khi VFS công bố bản cáo bạch cổ phần hóa (tháng 3/2016) thì những vấn đề đất đai trên vẫn chưa được giải quyết, khu đất số 4 Thụy Khuê vẫn trong tình trạng “lằng nhằng” vốn có.
Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình chỉ đạo Thanh tra Chính phủ thực hiện thanh tra quá trình cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam.
Sao một hãng phim đầu đàn của ngành điện ảnh nước nhà lại phải đối mặt với cơn bĩ cực nhiều khả năng dẫn đến diệt vong này? Và chúng tôi nhận ra, nguyên nhân có nhiều, trong đó không thể thiếu đi góc nhìn tỉnh táo để tự trách mình đã có lúc thờ ơ, có lúc vô trách nhiệm… khiến ngôi nhà của mình rơi vào nguy cơ sụp đổ. Nhưng nguyên nhân chính lại nằm ở cơ chế và những quyết sách vĩ mô.
"Tôi đề nghị thanh tra lại toàn bộ quá trình cổ phần hóa. Tất cả phải minh bạch", Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo tại cuộc họp chiều 21/9.
Dù thị trường bất động sản nghỉ dưỡng bắt đầu ghi nhận những tín hiệu phục hồi, nhiều nhà đầu tư vẫn thận trọng trước các rủi ro tiềm ẩn và bài học từ giai đoạn trước.
Quy trình lựa chọn nhà đầu tư, lập dự án dự án phức tạp, gian nan không kém nhà ở thương mại là hai trong số nhiều lý do khiến việc đầu tư nhà ở xã hội mãi ì ạch.
Quyết định 26/2025 vừa được UBND TP.HCM ban hành sẽ tháo gỡ hàng loạt các vướng mắc trong việc quản lý vận hành nhà chung cư hiện nay trên địa bàn thành phố.
Với giá nhà đất cao như hiện nay, việc vay ngân hàng mua nhà có thể đặt người mua trước những áp lực tài chính lớn, thậm chí rơi vào vòng xoáy nợ nần.
Hồ Núi Cốc, viên ngọc ẩn mình giữa miền trung du, sắp được đánh thức. Dự án Flamingo Majestic Island Resort hứa hẹn biến nơi đây thành điểm đến nghỉ dưỡng đẳng cấp, mở ra một chương mới cho du lịch Thái Nguyên.
Bà Rịa - Vũng Tàu đang tiếp tục xử lý 23 kiến nghị tồn đọng nhiều năm qua của nhà đầu tư - một hành trình chứng kiến không ít doanh nghiệp phải “méo mặt”.
Dù thị trường bất động sản nghỉ dưỡng bắt đầu ghi nhận những tín hiệu phục hồi, nhiều nhà đầu tư vẫn thận trọng trước các rủi ro tiềm ẩn và bài học từ giai đoạn trước.
Hàng loạt động thái của Chính phủ, Quốc hội trong thời gian gần đây đang thể hiện quyết tâm của các cơ quan quản lý trong nỗ lực tháo gỡ các vướng mắc, củng cố niềm tin của nhân dân và khơi thông nguồn lực cho phát triển.
Đêm nhạc giao hưởng mang tên “Những kiệt tác cổ điển và lãng mạn” ngày 20/3 đã được Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) đồng hành tổ chức tại Nhà hát Hồ Gươm.
Thuế tiêu thụ đặc biệt đang tạo ra thách thức lớn cho doanh nghiệp. Làm sao để tối ưu chi phí, duy trì lợi nhuận và thích ứng với chính sách thuế ngày càng siết chặt?
Đã đến lúc khu vực doanh nghiệp tư nhân phải tạo ra áp lực thay đổi chính sách, chứ không chỉ dừng lại ở việc "xin - cho".
Hành trình thiện nguyện của cán bộ nhân viên Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) năm 2025 được mở đầu bằng hoạt động thường niên Xuân yêu thương với chủ đề “Lan tỏa nụ cười” hướng tới những hoàn cảnh yếu thế trong xã hội: trẻ em mồ côi, nạn nhân bị nhiễm chất độc màu da cam...