Doanh nghiệp
Lợi nhuận năm 2020 của PNJ dự kiến giảm mạnh
Dù doanh thu cải thiện, lợi nhuận ròng của PNJ trong năm 2020 có thể giảm tới 26%, xuống ngưỡng 881 tỷ đồng, chủ yếu đến từ việc cắt giảm số lượng cửa hàng, doanh thu bình quân các cửa hàng cũ suy giảm, trong khi chi phí quản lý tiếp tục tăng để phục vụ công tác tái cấu trúc doanh nghiệp
Trong 7 tháng đầu năm 2020, doanh thu thuần của Công ty Cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) đạt 9.053 tỷ đồng, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ không thiết yếu, doanh thu của PNJ mới có dấu hiệu phục hồi sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát từ tháng 6.
Riêng tháng 7, doanh thu đã tăng trưởng 16% so với cùng kỳ năm trước, nhờ vào các hoạt động đẩy mạnh các chương trình khuyến mãi sau dịch.
Công ty chứng khoán BIDV (BSC) kỳ vọng PNJ có thể phục hồi lại vào trong nửa cuối năm 2020 nhờ các chương trình kích cầu tiêu dùng dịp cuối năm, dù doanh thu tháng 8 có thể suy giảm đôi chút do các cửa hàng tại Đà Nẵng phải đóng cửa trong 2 tuần.
Ở mảng vàng miếng, doanh thu tháng 7 đã tăng trưởng đột biến gần 60% so với cùng ky do cơn sốt vàng. Doanh thu vàng miếng trong tháng 7 đạt 358 tỷ đồng, chiếm 27,4% cơ cấu doanh thu. Hiện tại, giá vàng tiếp tục phục hồi lên mức cao 1.968 USD/ounce, và giá vàng trong nước vẫn neo ở mức giá cao từ 55-57 triệu/lượng.
Mặc dù vậy, nhu cầu đầu cơ vàng miếng đang chững lại sau cơn sốt vàng trong giai đoạn tháng 6-7, vì thế động lực tăng trưởng doanh thu từ vàng miếng sẽ không còn đóng góp nhiều trong giai đoạn cuối năm 2020.
Ở kênh bán sỉ, doanh thu giảm 22% so với cùng kỳ trong 7 tháng đầu năm 2020, và riêng tháng 7 đã giảm 36% so với cùng kỳ. Theo PNJ, thị trường chung đang co lại và nhiều cửa hàng trang sức tư nhân phải đóng cửa do sức mua kém của người dân.
Bản thân PNJ dù mảng bán lẻ có dấu hiệu phục hồi, song công ty cũng phải đóng bớt cửa hàng. Số lượng cửa hàng của PNJ hiện còn 336 cửa hàng, giảm 10 cửa hàng, bao gồm cả các thương hiệu PNJ Silver, PNJ Gold. Các cửa hàng đóng cửa đều có vấn đề về lượng traffic, kinh doanh kém hiệu quả.
Đổi lại, PNJ tập trung mở mới PNJ Watch theo mô hình shop – in – shop với kế hoạch tập trung vào các dòng sản phẩm thời trang đi kèm với sản phẩm trang sức. PNJ đã mở thêm 24 cửa hàng PNJ Watch và đặt mục tiêu hoàn thành mở mới 30 cửa hàng theo đúng kế hoạch đầu năm.
Ban lãnh đạo PNJ cho biết, công ty hiện đang tiến hành tái cơ cấu, chuyển dịch sang tập trung vào sản phẩm trang sức có giá trị phù hợp hơn để thu hút khách hàng ở Tier 2 và 3, trong đó tập trung các dòng sản phẩm trang sức có hàm lượng vàng cao hơn các loại sản phẩm trang sức có hàm lượng đá quý và kim cương có giá thành đắt hơn. Từ đó, PNJ mục tiêu tăng thị phần với các dòng sản phẩm phù hợp túi tiền với người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, PNJ cũng đẩy mạnh tái cấu trúc doanh nghiệp, bắt đầu từ việc thay đổi nhân sự cao cấp. Công ty đã miễn nhiệm 3 vị trí giám đốc khối bán lẻ, giám đốc khối CNTT và giám đốc cung ứng và giao cho CEO đảm nhận vị trí giám đốc bán lẻ và cung ứng tạm thời cho tới khi tuyển được nhân sự mới.
Công ty cũng tăng tốc trong chuyển đổi số nhằm giảm quy trình rườm ra, phân tích dữ liệu sâu để giảm tồn kho nhưng không mất cơ hội bán hàng, giảm thời gian chờ đợi và tăng trải nghiệm cho khách hàng. Ngoài ra, PNJ đang thay thế các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao hơn để thay thế sản phẩm nhập ngoại từ Italy, Indonesia và Trung Quốc, qua đó tăng được biên gộp lên.
Dù doanh thu cải thiện, BSC dự báo, lợi nhuận ròng của PNJ trong năm 2020 có thể giảm tới 26%, xuống ngưỡng 881 tỷ đồng, chủ yếu đến từ việc cắt giảm số lượng cửa hàng, doanh thu bình quân các cửa hàng cũ suy giảm, trong khi chi phí quản lý tiếp tục tăng để phục vụ công tác tái cấu trúc doanh nghiệp. Ngoài ra, chi phí tài chính cũng dự kiến tăng do PNJ vẫn cần từ 2,4 – 2,6 ngàn tỷ đồng duy trì vốn lưu động.
Lợi nhuận PNJ giảm mạnh
Vụ Nestlé Việt Nam quảng cáo sữa Milo: Liệu có đang lừa dối khách hàng?
Nestlé Việt Nam đã có hành vi đưa các thông tin sai lệch, không chính xác trên nhãn bao bì khi quảng cáo sữa Milo.
Sau cú trượt dài, LDG còn cơ hội nào để hồi sinh?
Việc kiện toàn bộ máy lãnh đạo, cùng với chiến lược tập trung vào 11 dự án tại nhiều tỉnh thành, liệu có đủ để giúp Đầu tư LDG hồi sinh sau giai đoạn lao dốc?
Giá cổ phiếu Viglacera ở mức cao, cổ đông lớn Gelex không có ý định mua thêm
Thay vào đó, Gelex chọn đồng hành cùng Viglacera theo lộ trình thoái vốn Nhà nước, tái cấu trúc doanh nghiệp.
'Mắc kẹt' tại dự án Thịnh Liệt, Tổng công ty Licogi mất cân đối tài chính nghiêm trọng
Khó khăn tại các dự án lớn trong nhiều năm ảnh hưởng lớn tới Licogi, khiến công ty kiểm toán đặt dấu hỏi về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp.
Bỏ thuế khoán khiến Bóng đèn phích nước Rạng Đông mất hàng trăm tỷ đồng
Với hệ thống 24.000 điểm bán trên khắp cả nước, phần nhiều là hộ kinh doanh, RAL dự báo, áp lực chi phí khiến các đại lý là hộ kinh doanh yêu cầu RAL giảm giá và tăng chiết khấu.
Cơ hội nhận tài trợ 1 triệu USD cho các startup AI
Giờ đây, các startup AI sẽ có cơ hội được hướng dẫn kỹ thuật, cố vấn chuyên môn, hỗ trợ tiếp cận thị trường khi tham gia AWS Generative AI Accelerator 2025.
Vụ Nestlé Việt Nam quảng cáo sữa Milo: Liệu có đang lừa dối khách hàng?
Nestlé Việt Nam đã có hành vi đưa các thông tin sai lệch, không chính xác trên nhãn bao bì khi quảng cáo sữa Milo.
Sau cú trượt dài, LDG còn cơ hội nào để hồi sinh?
Việc kiện toàn bộ máy lãnh đạo, cùng với chiến lược tập trung vào 11 dự án tại nhiều tỉnh thành, liệu có đủ để giúp Đầu tư LDG hồi sinh sau giai đoạn lao dốc?
Trungnam Group đầu tư khu công nghiệp Cà Ná
Công ty CP Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Trung Nam Cà Ná - thành viên của Trungnam Group - đã trở thành chủ đầu tư dự án khu công nghiệp Cà Ná – giai đoạn 1.
Giá cổ phiếu Viglacera ở mức cao, cổ đông lớn Gelex không có ý định mua thêm
Thay vào đó, Gelex chọn đồng hành cùng Viglacera theo lộ trình thoái vốn Nhà nước, tái cấu trúc doanh nghiệp.
Mcredit có tân tổng giám đốc
Ông Đinh Quang Huy vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ thành viên Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) kể từ ngày 11/6.
Việt Nam lần đầu công nhận tài sản số, đã có luật riêng quản lý
Từ nay, tài sản số tại Việt Nam sẽ được quản lý việc tạo lập, phát hành, lưu ký, kèm theo quy định điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ tài sản mã hoá.