Tiêu điểm
Lưới điện ‘oằn mình’ đỡ điện mặt trời, điện gió bùng nổ
Nguồn điện mặt trời phát triển rất nhanh trong thời gian ngắn đã làm cho một số đường dây 220kV khu vực Phú Yên, Bình Định, Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông luôn trong tình trạng thường xuyên đầy tải, quá tải vào ban ngày.
Theo thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tổng công suất lắp đặt điện mặt trời đấu nối vào lưới điện truyền tải khu vực quản lý của Công ty Truyền tải điện 3 (PTC 3) và lưới điện phân phối các công ty điện lực trong khu vực các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông tính đến hết tháng 5/2021 đã lên tới hơn 4.000MW, chiếm 36% tổng công suất đặt nguồn điện đấu nối lưới điện khu vực này.
Ông Hồ Công, Phó giám đốc PTC 3, cho biết mặc dù đã giảm huy động nguồn điện trong khu vực, tình trạng vận hành đầy tải nhiều đường dây 220kV vẫn còn.
Ngoài ra, một số máy biến áp 500kV cũng xảy ra tình trạng đầy và quá tải như máy biến áp tại trạm biến áp 500kV Đắk Nông, Pleiku 2, Pleiku mang tải từ 94 – 100%.
Cùng với đó, nhiều nhà máy điện gió khu vực Tây Nguyên dự kiến đưa vào vận hành vào tháng 11/2021 sẽ càng gây áp lực quá tải lên các đường dây truyền tải do PTC 3 quản lý.
Thực trạng này buộc PTC 3 phải tăng cường các giải pháp vận hành an toàn lưới điện. Trong đó, một số đường dây đầy và quá tải không thể cắt điện vào ban ngày để sửa chữa, bảo dưỡng, thí nghiệm định kỳ mà phải thực hiện bố trí cắt điện vào ban đêm khi điện mặt trời ngừng phát.
Theo đại diện PTC 3, để giảm áp lực đầy và quá tải lưới điện do nguồn năng lượng tái tạo đấu nối phát triển nhanh, cần thiết phải đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các công trình đường dây 500kV Vân Phong – Vĩnh Tân, trạm biến áp 500kV Vân Phong và đấu nối, đường dây 500kV KrôngBuk – Tây Ninh, trạm biến áp 500kV Krông Buk và đấu nối, đường dây 220kV Sông Ba Hạ - Krông Buk.
Thời gian qua, sự bùng nổ của năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió so với các nguồn điện truyền thống đang gây ra nhiều khó khăn cho hệ thống điện.
Dữ liệu từ EVN cho thấy lượng điện huy động được từ năng lượng tái tạo trong 4 tháng đầu năm tăng tới 157% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm gần 12% tổng sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống.
Đáng chú ý, riêng điện mặt trời đóng góp tới 8,73 tỷ KWh, tăng gần ba lần so với cùng kỳ.
Sự gia tăng mạnh mẽ nguồn điện năng lượng tái tạo đã gây nên khó khăn khi các tổ máy thủy điện phải thay đổi linh hoạt công suất để bù đắp thay đổi năng lượng tái tạo, ảnh hưởng đến an ninh cấp điện cuối mùa khô cũng như tăng số lần khởi động/thay đổi công suất các tổ máy nhiệt điện than/tuabin khí, làm tăng nguy cơ sự cố tổ máy.
Do đó, việc huy động các nguồn điện hàng ngày cần được tính toán hợp lý, cơ cấu nguồn phải đảm bảo có dự phòng để đáp ứng không những các thay đổi của phụ tải tiêu thụ điện mà còn với các thay đổi bất thường của chính các nguồn năng lượng tái tạo với mức độ thay đổi hàng nghìn MW trong vài giây.
“Việc tiết giảm khả năng phát các nguồn năng lượng tái tạo trong thời gian qua cũng như hiện nay là bắt buộc phải thực hiện để đảm bảo an toàn cung cấp điện”, EVN nhấn mạnh
Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia đầu tháng 4 cũng đưa ra cảnh báo tương tự trong bối cảnh sản lượng huy động từ năng lượng tái tạo đóng góp tỷ trọng cao trong hệ thống nhưng lại thay đổi thường xuyên khó dự báo cùng nhu cầu tiêu thụ điện giảm.
Bà Melissa Brown trong báo cáo về Quy hoạch điện VIII từ Viện Kinh tế năng lượng và phân tích tài chính, khuyến nghị tăng hiệu quả vận hành các nguồn điện hiện có thông qua đầu tư lưới điện có chọn lọc là một trong các bước giúp đảm bảo nền móng vững chắc.
Theo đó, trong ngắn hạn, để giảm áp lực bổ sung công suất nguồn điện đi kèm với cam kết bao tiêu dài hạn từ các dự án điện có khả năng trở nên thiếu cạnh tranh trong tương lai, cần ưu tiên đầu tư nâng cấp hạ tầng lưới điện trọng điểm có khả năng giúp cải thiện hiệu quả vận hành của các nguồn điện sẵn có và gia tăng sản lượng phát lên lưới của các nhà máy điện tái tạo ở vị thế chiến lược.
Nỗ lực này sẽ giúp ổn định lưới điện và hỗ trợ thúc đẩy việc hình thành các điều khoản hợp đồng có lợi hơn trong tương lai.
IEA: Ngừng nhiên liệu hóa thạch để đạt mục tiêu năng lượng tham vọng
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Nguồn tiền cho phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Trump Organization muốn đẩy nhanh tiến độ dự án 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Tiến tới Chính phủ không giấy tờ, quản trị thông minh
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.