Thủ tục điều chỉnh bổ sung quy hoạch khó khăn, phức tạp và kéo dài đã ảnh hưởng lớn đến tiến độ các dự án lưới điện trọng điểm.
Lưới điện truyền tải điện năng từ điểm sản xuất đến nơi tiêu thụ, mảnh ghép quan trọng trong bài toán chuyển đổi năng lượng - lĩnh vực trong khoảng thời gian nhất định từng bị xem nhẹ, trở thành nguyên nhân gây thiếu điện cục bộ vào mùa hè năm 2023.
Năm 2025, Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Bắc (NPMB), thuộc Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT), lên kế hoạch khởi công 11 dự án, đóng diện 14 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 3.864 tỷ đồng, ông Hoàng Văn Tuyên, Giám đốc NPMB, cho biết tại một cuộc họp vào tuần trước.
Năm 2024, NPMB được giao khối lượng đầu tư hơn 3.071 tỷ đồng, đến nay đã thực hiện hơn 5.324 tỷ đồng, dự kiến cả năm sẽ thực hiện hơn 6.332 tỷ đồng.
Việc hoàn thành và đóng điện 2 dự án thành phần đường dây 500kV mạch 3 đã giúp NPMB giải ngân tốt hơn kế hoạch được giao. Thời điểm này, NPMB đã giải ngân hơn 4.881 tỷ đồng, dự kiến cả năm giải ngân đạt 6.327 tỷ đồng.
Như vậy, tính đến nay, NPMB đã hoàn thành đóng điện 3 dự án gồm dự án Nhà máy nhiệt điện Nam Định I – Thanh Hóa, Nhà máy nhiệt điện Nam Định I – Phố Nối và dự án trạm biến áp (TBA) 220kV Phố Cao. Năm 2024, NPMB được giao đóng điện 16 dự án.
Hiện, NPMB đang nỗ lực hoàn thành đóng điện 4 dự án, gồm: Đường dây 220kV Hải Dương – Phố Nối, đường dây 220kV Nậm Sum – Nông Cống, TBA 220kV nối cấp trong TBA 500kV Phố Nối, Nâng khả năng tải đường dây 220kV Việt Trì – Yên Dũng – Sóc Sơn; Yên Bái – Việt Trì và Thái Nguyên – Bắc Giang.
Đối với 9 dự án còn lại, ông Tuyên lo ngại những "rủi ro tiềm ẩn" đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm vướng mắc trong bồi thường, giải phóng mặt bằng, tiến độ phê duyệt chủ trương đầu tư dự án, năng lực của nhà thầu còn yếu và tiến độ giao thiết bị đang chậm hơn kế hoạch.
Cần điều chỉnh, bổ sung quy hoạch lưới điện truyền tải
Lưới điện trong tương lai có thể sẽ khác so với lưới điện ngày nay, cả về kích thước và định dạng.
Theo Quy hoạch Điện VIII, khối lượng đầu tư lưới truyền tải từ năm 2021 đến năm 2030 rất lớn, bao gồm: Đường dây 500 kV: xây dựng mới 12.300 km và cải tạo 1.324 km; Trạm 500 kV: Xây dựng mới 49.350 MVA và cải tạo 38.168 MVA; Đường dây 220 kV: 16.285 km và cải tạo 6.484 km; Trạm 220 kV: Xây dựng mới 78.525 MVA và cải tạo 34.977 MVA.
Quy hoạch Điện VIII xác định, để đạt được các mục tiêu nêu trên, giai đoạn 2021-2030 ước tính vốn đầu tư phát triển lưới điện truyền tải khoảng 14,9 tỷ USD, trung bình 1,5 tỷ USD/năm.
Theo giới chuyên môn, việc cần thiết hiện nay là phải điều chỉnh, bổ sung quy hoạch đối với nhiều dự án lưới điện truyền tải để đáp ứng tình hình phát triển thực tế của phụ tải, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của các nguồn năng lượng tái tạo trong các năm gần đây.
Tuy nhiên, với thủ tục điều chỉnh bổ sung quy hoạch rất khó khăn, phức tạp và kéo dài, đặc biệt kể từ thời điểm áp dụng Luật Quy hoạch 2017, đã gây khó khăn, vướng mắc, ảnh hưởng lớn tiến độ các dự án lưới điện trọng điểm.
Một thực tế khác được ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, chỉ ra rằng, đầu tư lưới truyền tải, chủ yếu thuộc trách nhiệm công ty mẹ EVNNPT, đơn vị từ trước đến nay vẫn đảm bảo hoàn vốn các dự án truyền tải.
"Khó khăn nằm ở huy động vốn cho các đường dây nhằm thu gom, tích hợp nguồn năng lượng tái tạo, thường có hệ số khai thác công suất thấp và khả năng hoàn vốn chậm hơn", ông Tuấn nói.
Vấn đề huy động vốn đầu tư cho lưới truyền tải tuy lớn, nhưng EVNNPT có thể vay vốn đầu tư như các dự án lưới truyền tải thông thường, theo Phó chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam.
Thêm nữa, việc EVNNPT trong năm 2023 được Fitch Ratings - tổ chức xếp hạng tín nhiệm uy tín trên thế giới xếp hạng tín nhiệm ở mức “BB” dựa trên hồ sơ hợp nhất của công ty mẹ (EVN), và đạt mức “BB+” dựa trên hồ sơ tín nhiệm độc lập, cũng sẽ giúp công ty thu xếp vốn thuận lợi.
Ông Hoàng Văn Tuyên, Giám đốc Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Bắc (NPMB):
Kiến nghị Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) báo cáo các cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện khảo sát chi tiết địa hình, địa chất và đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500 phục vụ thiết kế ngay trong giai đoạn chấp thuận chủ trương đầu tư;
Cho phép đối với các địa phương yêu cầu cung cấp thỏa thuận Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 hoặc Quy hoạch tổng mặt bằng ngay trong quá trình chấp thuận Chủ trương đầu tư;
EVNNPT cũng kiến nghị cho phép khoan thăm dò địa chất công trình tại các vị trí cột đối với các đoạn tuyến đi qua rừng, hoặc các dự án có tiến độ yêu cầu gấp ngay trong giai đoạn báo cáo;
Đồng thời cho phép EVNNPT khảo sát, điều tra, đo đạc xác định ranh giới và tọa độ cụ thể đối với đất mượn và đường tạm phục vụ thi công đối với các đoạn tuyến đi qua khu vực rừng tự nhiên.
Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, nguyên Giám đốc Trung tâm năng lượng tái tạo (Bộ Công thương), nhu cầu đầu tư vào hệ thống điện Việt Nam rất lớn, nhưng còn nhiều vấn đề đáng quan ngại nhất là trong đầu tư cho lưới điện truyền tải.
Việc cho tư nhân tham gia đầu tư, vận hành lưới truyền tải điện cần có tính toán kỹ lưỡng để vừa có hiệu quả, vừa đảm bảo tính ổn định và an ninh năng lượng.
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.