Lượng tiền khổng lồ sắp đổ vào bất động sản Hà Nội
Đặng Hoa
Thứ ba, 19/06/2018 - 09:09
Manh nha hình thành các siêu đô thị hiện đại lớn chưa từng có ở phía Bắc, phía Đông và phía Tây của Thủ đô.
Hà Nội đang lấy lại sức hút mạnh mẽ với nhà đầu tư với tổng số 71 dự án có tổng vốn hơn 400 nghìn tỷ đồng được trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại hội nghị về thu hút đầu tư của Thành phố tổ chức cuối tuần qua.
Điểm đáng lưu ý là Hà Nội đã đạt kết quả tốt nhất trong công tác thu hút đầu tư nước ngoài trong những năm gần đây, với 11 dự án có tổng vốn đầu tư hơn 130 nghìn tỷ được trao chứng nhận đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Trong đó, nổi bật nhất là tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) đã có bước đột phát trong kế hoạch đầu tư vào Hà Nội khi được cấp phép đầu tư dự án khu đô thị Thành phố thông minh có tổng vốn đầu tư 94.349 tỷ đồng.
Ngoài ra, tập đoàn Lotte (Hàn Quốc) cũng được cấp phép đầu tư dự án trung tâm thương mại Lotte Mall có tổng vốn đầu tư 13.407 tỷ đồng. Dự án trung tâm thương mại này nằm trong khu đô thị Ciputra và được Lotte mua lại sau khi chủ đầu tư cũ đã hoàn thành xây dựng phần hầm nhưng dừng lại và để “đắp chiếu” nhiều năm liền.
Ngoài ra, công ty Nidec Mô tơ Việt Nam đầu tư dự án nhà máy sản xuất mô tơ và thiết bị điện tử có tổng vốn đầu tư 4.550 tỷ đồng và nhà máy bia Heineken điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 4.800 tỷ đồng.
Hai dự án hiếm hoi liên quan đến môi trường cũng được chấp thuận chủ trương đầu tư là Dự án xử lý rác thu hồi điện Xuân Sơn do Công ty CP Tập đoàn T&T và Tập đoàn Hitachi Zosen Corp (Nhật Bản) đầu tư với số vốn 2.050 tỷ đồng; và dự án nhà máy xử lý rác thải đô thị thành năng lượng tại Khu xử lý rác thải Xuân Sơn do Công ty TNHH Indovin Power đầu tư với số vốn 1.366 tỷ đồng.
Các dự án được cấp phép hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư đợt này trải rộng trên nhiều lĩnh vực như giao thông, môi trường, công nghiệp - thương mại - dịch vụ - du lịch - vui chơi giải trí thể thao, nhà ở, khu đô thị và giáo dục đào tạo.
Tuy nhiên, bất động sản vẫn là lĩnh vực có sức hút lớn nhất. Theo thống kê sơ bộ của TheLEADER, có tới 350 nghìn tỷ đồng, tương đương với 90% trong tổng số 400 nghìn tỷ đồng được cấp phép hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư vào Hà Nội mới đây thuộc về lĩnh vực bất động sản.
Ngoài dự án của tập đoàn Sumitomo, còn có những dự án có vốn đầu tư khủng chưa từng có, như dự án khu đô thị Tây Mỗ - Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm do Công ty CP Đầu tư Kinh doanh Phát triển Đô thị Tây Hà Nội đầu tư với số vốn 80.000 tỷ đồng; dự án Khu đô thị Gia Lâm, huyện Gia Lâm do Công ty TNHH đầu tư và phát triển đô thị Gia Lâm đầu tư với số vốn 87.385 tỷ đồng.
Từ đây sẽ hình thành các siêu đô thị hiện đại quy mô lớn chưa từng có ở phía Bắc, phía Đông và phía Tây của Thủ đô.
Chỉ ít ngày trước khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư, Hà Nội đã phê duyệt quy hoạch chi tiết khu đô thị Gia Lâm có tổng diện tích 420ha tại các xã Dương Xá, Kiêu Kỵ, Đa Tốn, huyện Gia Lâm. Quy mô dân số của dự án lên đến 89.500 người.
Trong khi đó, khu đô thị Tây Mỗ - Đại Mỗ tại quận Nam Từ Liêm được phê duyệt quy hoạch chi tiết với tổng diện tích đất nghiên cứu lập điều chỉnh tổng thể quy hoạch chi tiết khoảng 280ha, dân số quy hoạch dự kiến khoảng 80.000 người.
Ngoài ra, những dự án đô thị lớn cũng đã bắt đầu khởi động dọc trục Nhật Tân – Nội Bài. Trong đó, đáng kể nhất là dự án Thành phố thông minh do tập đoàn BRG liên doanh với Sumitomo phát triển trên diện tích 271ha.
Gần sân bay Nội Bài còn có dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu công viên phần mềm tại xã Nguyên Khê, Tiên Dương và thị trấn Đông Anh do Tập đoàn Vingroup đầu tư với số vốn 7.873 tỷ đồng.
Theo quyết định điều chỉnh cục bộ quy hoạch hai bên tuyến đường Nhật Tân – Nội Bài mới được Hà Nội phê duyệt, khu công viên phần mềm có diện tích khoảng 79ha, dự kiến sau khi hoàn thành, sẽ có khoảng 19.557 cán bộ, chuyên gia làm việc tại đây.
Những dự án bất động sản nghìn tỷ vừa được cấp giấy chứng nhận đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư ở Hà Nội 1. Dự án Thành phố thông minh tại xã Hải Bối, Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh với vốn đầu tư là 94.349 tỷ đồng của Tập đoàn Sumimoto - Nhật Bản. 2. Dự án Trung tâm thương mại Lotte Mall do Tập đoàn Lotte đầu tư với số vốn 13.407 tỷ đồng. 3. Dự án Khu đô thị Tây Mỗ - Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm do Công ty CP Đầu tư Kinh doanh Phát triển Đô thị Tây Hà Nội đầu tư với số vốn 80.000 tỷ đồng. 4. Dự án Khu đô thị Gia Lâm, huyện Gia Lâm do Công ty TNHH đầu tư và phát triển đô thị Gia Lâm đầu tư với số vốn 87.385 tỷ đồng. 5. Dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu công viên phần mềm tại xã Nguyên Khê, Tiên Dương và thị trấn Đông Anh do Tập đoàn Vingroup - Công ty CP đầu tư với số vốn 7.873 tỷ đồng. 6. Dự án Khu phức hợp tại phường La Khê, quận Hà Đông do Liên danh: Công ty VMEP và Công ty CP Phát triển Nhà Daewon Thủ Đức đầu tư với số vốn 2.485 tỷ đồng. 7. Khu nhà ở xã hội, tái định cư và thương mại Him Lam Phúc Lợi, quận Long Biên do Công ty Cổ phần Him Lam đầu tư với kinh phí dự kiến là 7.002 tỷ đồng. 8. Khu đô thị hỗ trợ thuộc Khu công nghiệp Sài Đồng B, phường Thạch Bàn, quận Long Biên do Công ty CP Đầu tư Thạch Bàn với kinh phí dự kiến 5.272 tỷ đồng. 9. Khu đô thị Nhịp sống mới - NewStyle City trong Khu đô thị mới Tây Nam xã Tân Lập, huyện Đan Phượng do Công ty CP Đầu tư DIA đầu tư với kinh phí 4.332 tỷ đồng. 10. Khu nhà ở xã hội Bảo Ngọc, quận Long Biên do Công ty CP đầu tư Bảo Ngọc TTC đầu tư với kinh phí 1.138 tỷ đồng. 11. Khu nhà ở xã hội Thượng Thanh và đấu nối hạ tầng khu vực quận Long Biên do Liên danh Công ty CP Him Lam Thủ đô và Công ty CP BIC Việt Nam đầu tư với kinh phí 2.685 tỷ đồng. 12. Tòa nhà Techcombank tại 44 Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm do Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam với kinh phí là 2.359 tỷ đồng. 13. Tổ hợp thương mại, dịch vụ, căn hộ cao cấp và nhà ở thấp tầng (tại Khu đô thị An Hưng) do Công ty CP đầu tư Văn Phú – Invest đầu tư với kinh phí là 3.945 tỷ đồng. 14. Khu văn phòng giao dịch, nhà ở chung cư cao tầng, khu căn hộ khách sạn lưu trú, khu biệt thự và nhà vườn để bán và cho thuê ROSE TOWN tại Km9 đường Ngọc Hồi, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai do Công ty CP Sản xuất Bao bì và hàng xuất khẩu và Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Xuân Mai đầu tư với kinh phí là 3.100 tỷ đồng. 15. Tổ hợp công trình căn hộ, văn phòng và công cộng tại các ô đất A3-HH5-1, A3-HH5-2, A3-NO2-1, A3-NO2-2, A3-NO3-1, A3-NO4-1 thuộc Quy hoạch chi tiết Khu vực Bắc Cổ Nhuế - Chèm, phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm do Liên danh Công ty cổ phần bất động sản Vimedimex - Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Bạch Đằng TMC đầu tư với kinh phí 2.974 tỷ đồng. 16. Tổ hợp căn phòng, căn hộ và biệt thự tại 16 Láng Hạ, phường Thành Công, quận Ba Đình do Công ty TNHH đầu tư và phát triển Phương Đông đầu tư với kinh phí là 2.460 tỷ đồng. 17. Khu phức hợp trung tâm thương mại, văn phòng dịch vụ hội nghị và nhà ở để bán tại số 122-124 đường Xuân Thủy, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy do Công ty CP Thương mại và Dịch vụ Xuân Thủy đầu tư với kinh phí là 2.466 tỷ đồng.
Tổng số vốn đầu tư được UBND thành phố Hà Nội trao quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư tại "Hội nghị hợp tác đầu tư và phát triển Hà Nội 2018" lên tới gần 400.000 tỷ đồng (tương đương 17 tỷ USD).
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định, Hà Nội đang phải đối mặt nhiều khó khăn, thách thức đặc biệt là những yếu tố trực diện của môi trường đầu tư kinh doanh.
Theo GS. Đặng Hùng Võ, yếu tố "đặc khu" không ảnh hưởng tới sự đầu tư chính quy của thị trường bất động sản Phú Quốc, chỉ có đầu tư lướt sóng mới bị ảnh hưởng.
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.